Đầu tiên là khoang lái của xe tăng T-90 - "con quái vật bọc thép" được coi là mạnh bậc nhất thế giới hiện nay. Về cơ bản thì T-90 vẫn sử dụng hai cần lái giống với thiết kế từ thời... T-34. Nguồn ảnh: Pinterest.Xe tăng chủ lực T-72 cũng có thiết kế khoang lái tương tự. Cần phải lưu ý là cả T-90 và T-72 đều sử dụng hộp số tự động nhưng người lái vẫn có bàn đạp ly hợp bên cạnh chân phanh và chân ga. Nguồn ảnh: Pinterest.Khoang lái của xe tăng Leopard lại hiện đại hơn nhiều với hệ thống lái tự động kèm theo vô lăng điều khiển đơn giản giống như trên xe hơi - giúp tài xế dễ dàng tiếp cận hơn khi huấn luyện. Nguồn ảnh: Pinterest.Phiên bản Leopard 2A4 cũng có thiết kế vị trí khoang lái tương tự với vô lăng kiểu xe hơi, cần số tự động hoàn toàn bên phải và hệ thống điều khiển điện tử bên tay trái tài xế. Nguồn ảnh: Pinterest.Thiết kế này cũng được Trung Quốc mang lên xe tăng MBT2000. Trong trường hợp cần đào tạo tài xế xe tăng cấp tốc, kiểu thiết kế này sẽ tỏ ra lợi hại hơn nhiều thiết kế kiểu cũ của xe tăng Nga. Nguồn ảnh: Pinterest.Mỹ lại có cách thiết kế khác, thay vì thiết kế khoang lái giống xe hơi thì xe tăng Abrams của Mỹ lại có hệ thống điều khiển giống với... xe máy. Nguồn ảnh: Pinterest.Cụ thể, cần lái trên xe tăng Abrams của Mỹ có thiết kế hai tay cầm giống với xe máy và lái xe cũng sẽ thực hiện động tác vặn ga để xe di chuyển, bẻ lái trái phải giống hệt khi lái xe máy. Nguồn ảnh: Pinterest.Về cơ bản thì vị trí lái của lái xe Abrams sẽ như thế này, chỉ duy nhất có một chân phanh, còn lại mọi điều khiển đều dùng tay. Nguồn ảnh: Pinterest.Góc nhìn từ bên trong xe tăng thực tế không hề hẹp mà còn khá rộng so với khe ngắm bé nhỏ mà lái xe có được. Nguồn ảnh: Pinterest.Khoang lái của xe tăng Tiger huyền thoại thời Chiến tranh Thế giới thứ hai, có thể thấy Đức đã có kiểu thiết kế vô-lăng lái xe tăng từ Chiến tranh Thế giới thứ hai cho tới tận mẫu Leopard 2 sau này. Nguồn ảnh: Pinterest.Mỹ cũng đã từng thiết kế M48 Patton với kiểu vô lăng để điều khiển xe. Nguồn ảnh: Pinterest.Khoang lái thô sơ đến giật mình của xe tăng chủ lực chiến trường Chieftain - dòng xe tăng chủ lực được Anh sử dụng trong Chiến tranh Lạnh. Điểm đặc biệt đó là do thói quen của binh lính, các xe tăng Anh cũng đặt vị trí lái ở bên phải xe - thay vì bên trái - giống với xe hơi ở Anh. Nguồn ảnh: Pinterest.Lão làng T-34 với vị trí lái và hai cần điều khiển trái phải với cách thức điều khiển tương tự như T-72 và T-90 sau này. Nguồn ảnh: Pinterest. Mời độc giả xem Video: Lái thử xe tăng FV17 - loại xe tăng ra đời từ... Chiến tranh Thế giới thứ nhất.
Đầu tiên là khoang lái của xe tăng T-90 - "con quái vật bọc thép" được coi là mạnh bậc nhất thế giới hiện nay. Về cơ bản thì T-90 vẫn sử dụng hai cần lái giống với thiết kế từ thời... T-34. Nguồn ảnh: Pinterest.
Xe tăng chủ lực T-72 cũng có thiết kế khoang lái tương tự. Cần phải lưu ý là cả T-90 và T-72 đều sử dụng hộp số tự động nhưng người lái vẫn có bàn đạp ly hợp bên cạnh chân phanh và chân ga. Nguồn ảnh: Pinterest.
Khoang lái của xe tăng Leopard lại hiện đại hơn nhiều với hệ thống lái tự động kèm theo vô lăng điều khiển đơn giản giống như trên xe hơi - giúp tài xế dễ dàng tiếp cận hơn khi huấn luyện. Nguồn ảnh: Pinterest.
Phiên bản Leopard 2A4 cũng có thiết kế vị trí khoang lái tương tự với vô lăng kiểu xe hơi, cần số tự động hoàn toàn bên phải và hệ thống điều khiển điện tử bên tay trái tài xế. Nguồn ảnh: Pinterest.
Thiết kế này cũng được Trung Quốc mang lên xe tăng MBT2000. Trong trường hợp cần đào tạo tài xế xe tăng cấp tốc, kiểu thiết kế này sẽ tỏ ra lợi hại hơn nhiều thiết kế kiểu cũ của xe tăng Nga. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mỹ lại có cách thiết kế khác, thay vì thiết kế khoang lái giống xe hơi thì xe tăng Abrams của Mỹ lại có hệ thống điều khiển giống với... xe máy. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cụ thể, cần lái trên xe tăng Abrams của Mỹ có thiết kế hai tay cầm giống với xe máy và lái xe cũng sẽ thực hiện động tác vặn ga để xe di chuyển, bẻ lái trái phải giống hệt khi lái xe máy. Nguồn ảnh: Pinterest.
Về cơ bản thì vị trí lái của lái xe Abrams sẽ như thế này, chỉ duy nhất có một chân phanh, còn lại mọi điều khiển đều dùng tay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Góc nhìn từ bên trong xe tăng thực tế không hề hẹp mà còn khá rộng so với khe ngắm bé nhỏ mà lái xe có được. Nguồn ảnh: Pinterest.
Khoang lái của xe tăng Tiger huyền thoại thời Chiến tranh Thế giới thứ hai, có thể thấy Đức đã có kiểu thiết kế vô-lăng lái xe tăng từ Chiến tranh Thế giới thứ hai cho tới tận mẫu Leopard 2 sau này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mỹ cũng đã từng thiết kế M48 Patton với kiểu vô lăng để điều khiển xe. Nguồn ảnh: Pinterest.
Khoang lái thô sơ đến giật mình của xe tăng chủ lực chiến trường Chieftain - dòng xe tăng chủ lực được Anh sử dụng trong Chiến tranh Lạnh. Điểm đặc biệt đó là do thói quen của binh lính, các xe tăng Anh cũng đặt vị trí lái ở bên phải xe - thay vì bên trái - giống với xe hơi ở Anh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Lão làng T-34 với vị trí lái và hai cần điều khiển trái phải với cách thức điều khiển tương tự như T-72 và T-90 sau này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Lái thử xe tăng FV17 - loại xe tăng ra đời từ... Chiến tranh Thế giới thứ nhất.