Trang web của Bộ Quốc phòng Đức đăng tải thông cáo về thỏa thuận này và khẳng định loại xe tăng và máy bay mới sẽ là một “thay đổi khái niệm công nghệ” về khí tài. Thông cáo cũng kêu gọi các doanh nghiệp hai nước tham gia thực hiện thỏa thuận này.
Đối thủ của tăng T-14 Nga?
Theo quân đội Đức, mục đích của Hệ thống chiến đấu mặt đất chủ lực (MGCS) là thay thế các xe chiến đấu Leopard 2 trong vai trò xe tăng chủ lực của châu Âu, trong đó sẽ áp dụng những ý tưởng và công nghệ “vượt ra ngoài khả năng cải tiến có thể có của những xe Leopard 2”.
|
Xe tăng hiện đại T-14 của Nga. Ảnh Internet |
Thông báo của quân đội Đức khẳng định: “Dự án MGCS sẽ là một hệ thống trung dung trực tiếp, cao cấp hơn và ổn định hơn so với bất kỳ hệ thống nào. Đây có thể là loại xe có người lái hoặc không người lái… Đức sẽ chủ trì dự án này cả về thiết kế và chế tạo”.
Xe tăng T-14 của Nga là chiếc xe chiến đấu đầu tiên tách rời khái niệm thông thường trong thiết kế các loại xe bọc thép hiện đại; cũng là loại chiến xa đầu tiên có hướng tới xe không người lái mà Nga đang triển khai giai đoạn thiết kế.
MGCS sẽ là “dự án lớn nhất của Đức trong lĩnh vực quốc phòng, báo hiệu một sự tái cấu trúc quốc phòng của Đức và các đồng minh".
Một F-35 của châu Âu
Ý tưởng về một dòng máy bay mới của châu Âu, Hệ thống chiến đấu trên không tương lai (Future Combat Air System - FCAS) đã được hãng Airbus giới thiệu nhằm thay thế máy bay tiêm kích Eurofighter.
Theo thông cáo của Quân đội Đức, tính năng của tiêm kích tương lai này gần giống với các ý tưởng của máy bay thế hệ 5: “Hợp nhất các hệ thống có người lái và không người lái trong một mạng lưới liên kết với nhau”. Tuy nhiên, dự án này chú tâm hơn đến các bản không người lái, coi đó như những yếu tố “quyết định tiềm năng của cả dự án”.
Việc phát triển máy bay FCAS do Pháp chủ trì và phía Đức tham gia với một đội ngũ kỹ sư. Dự kiến, đến cuối năm 2018 sẽ “chuẩn bị các điều kiện để nghiên cứu ý tưởng chung”.
Máy bay tương lai này, được coi là “dự án quân sự châu Âu quan trọng nhất xét về quy mô và trình độ công nghệ”, sẽ được đưa vào phục vụ từ năm 2040.
Một sự chia rẽ với Mỹ?
Thông cáo của quân đội Đức chỉ rõ: Những thỏa thuận được ký “đã chú ý đặc biệt đến châu Âu và cho thấy quyết tâm chính trị củng cố phòng thủ châu Âu”.
|
FCAS sẽ giảm lệ thuộc vào những chiếc F-35 này? |
Điều này là một sự “bẻ lái” khỏi sự phụ thuộc lâu nay của EU trong hợp tác quân sự với Mỹ, nước đang cung cấp một phần lớn thiết bị quân sự cho các đồng minh trong NATO.
Các dự án trên cũng cho thấy Đức và Pháp tiến hành những bước quyết định nhằm loại bỏ sự đa dạng quá lớn về chủng loại vũ khí của châu Âu và làm cho “sự đoàn kết giữa hai nước” trở thành một yếu tố chủ chốt để củng cố liên minh phòng thủ châu Âu.
Sputnik bình luận: Trong bối cảnh có những vấn đề trong việc cung cấp những thiết bị của Mỹ, như việc cấm bán máy bay Rafale của Pháp cho Ai Cập, những trở ngại của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc mua máy bay F-35A của Mỹ hay vụ “do thám số” trong những máy bay F-35A Na Uy mua của Mỹ, thì quyết định của Đức và Pháp, hai nước hùng mạnh nhất châu Âu, hình như có lý do thực tế. Đấy là chưa kể những mâu thuẫn chính trị đang nảy sinh giữa Mỹ và các đồng minh bên kia đại dương.