Theo trang tin quân sự Army Recognition, Bộ Tư lệnh Lục quân Mỹ đang đẩy nhanh quá trình triển khai trở lại các hệ thống tên lửa phòng không tầm gần AN/TWQ-1 “Avenger” ở châu Âu, lực lượng vốn vắng mặt lâu nay trong khu vực này. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.Trước đây dù rút hết các hệ thống phòng không Avenger về nước nhưng Quân đội Mỹ vẫn để lại một tiểu đoàn Avenger ở lại châu Âu làm nhiệm vụ phòng vệ ở một số địa điểm quan trọng. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.Số Avenger sắp được Mỹ chuyển đến châu Âu lần này gồm 36 đơn vị được tân trang lại. Theo kế hoạch, Lục quân Mỹ sẽ sớm triển khai đầy đủ ít nhất 72 đơn vị Avenger ở châu Âu trong tương lai gần nhằm đáp ứng các yêu cầu hỗ trợ từ Bộ chỉ huy các lực lượng Mỹ ở châu Âu (EUCOM). Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.Bên cạnh quá trình tái triển khai, quân đội Mỹ còn tiến hành đào tạo 208 binh sĩ vận hành các hệ thống Avenger trong tương lai gần, cho phép EUCOM có thể triển khai đồng thời 104 đơn vị Avenger trong trường hợp cần thiết. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.Sự xuất hiện trở lại của Avenger tại châu Âu khiến dấy lên nhiều đồn đoán cho rằng Mỹ sẽ tăng cường các hoạt động quân sự nhắm vào Nga trong khu vực, và họ cần chuẩn bị sẵn sàng cho một hành động đáp trả nào đó từ Moscow. Bản thân Quân đội Mỹ tại châu Âu không thiếu các hệ thống phòng không hiện đại nhưng đa số chúng đều là tầm trung và tầm xa. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.Do đó các hệ thống Avenger sẽ giúp Mỹ tăng cường khả năng phòng không tầm gần trước các đợt tấn công bằng các loại vũ khí công nghệ cao từ đối phương, hay đơn giản hơn là bảo vệ các cơ sở trọng yếu nằm sâu bên trong lãnh thổ châu Âu. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ. AN/TWQ-1 Avenger là hệ thống phòng không tầm gần di động đang được Quân đội Mỹ và nhiều quốc gia đồng minh sử dụng. Avenger là nền tảng phòng không được thiết kế và sản xuất bởi Tập đoàn Boeing dựa trên các yêu cầu của Quân đội Mỹ trong những năm 1980 và Boeing chỉ mất 10 tháng để tạo nên hệ thống phòng không này. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.Vai trò của Avenger trong hệ thống phòng không đa tầng của Quân đội Mỹ là tìm kiếm, xác định, theo dõi và phá hủy các mục tiêu tầm thấp như trực thăng hay máy bay cánh cố định, ngoài ra nó cũng có thể tham gia đánh chặn các loại vũ khí công nghệ cao như tên lửa dẫn đường, tên lửa hành trình. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.Được điều khiển hoàn toàn tự động, hệ thống phòng không Avenger là vũ khí phòng không có khả năng cơ động tốt nhất của Quân đội Mỹ, bởi trọng lượng nhẹ, dễ triển khai và có năng lực tác chiến vượt trội. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.Hệ thống vũ khí trên AN/TWQ-1 Avenger là một cụm vũ khí tích gồm các ống phóng tên lửa đất đối không FIM-92 Stinger và súng máy hạng nặng 12/7mm M2 Browning. Trong đó FIM-92 Stinger đóng vai trò then chốt cho toàn hệ thống. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.Mỗi hệ thống Avenger được trang bị 8 tên lửa FIM-92 Stinger chia đều cho 2 cụm phóng, các tên lửa Stinger có tầm bắn hiệu quả lên đến gần 8.000 mét với các mục tiêu bay ở độ cao dưới 4.000 mét. Khi được triển khai tên lửa sẽ phóng đi với vận tốc Mach 2,54 (750m/s) đánh chặn mục tiêu bằng một đầu đạn nổ cực mạnh nặng 30kg. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.Quá trình tái nạp đạn tên lửa cho Avenger cũng khá đơn giản khi kíp chiến đấu chỉ cần thay các ống phóng tên lửa Stinger được đặt bên trong các cụm phóng, quá trình này chỉ mất từ 5-10 phút cho mỗi cụm phóng. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.Sau khi được bắn đi tên lửa Stinger sẽ được dẫn đường bằng cụm hồng ngoại được tích hợp sẵn trên Avenger và nó hoạt động theo cơ chế “bắn và quên”. Toàn bộ cụm chiến đấu của Avenger được đặt trên khung gầm xe bọc thép Humvee tiêu chuẩn với trọng lượng chiến đấu chỉ dưới 4 tấn. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.Một đơn vị chiến đấu Avenger của Lục quân Mỹ với hai hệ thống phóng cùng một xe chỉ huy. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.Mời độc giả xem video: Lục quân Mỹ diễn tập bắn đạn thật với hệ thống phòng không Avenger. (Nguồn Gung Ho Vids)
Theo trang tin quân sự Army Recognition, Bộ Tư lệnh Lục quân Mỹ đang đẩy nhanh quá trình triển khai trở lại các hệ thống tên lửa phòng không tầm gần AN/TWQ-1 “Avenger” ở châu Âu, lực lượng vốn vắng mặt lâu nay trong khu vực này. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.
Trước đây dù rút hết các hệ thống phòng không Avenger về nước nhưng Quân đội Mỹ vẫn để lại một tiểu đoàn Avenger ở lại châu Âu làm nhiệm vụ phòng vệ ở một số địa điểm quan trọng. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.
Số Avenger sắp được Mỹ chuyển đến châu Âu lần này gồm 36 đơn vị được tân trang lại. Theo kế hoạch, Lục quân Mỹ sẽ sớm triển khai đầy đủ ít nhất 72 đơn vị Avenger ở châu Âu trong tương lai gần nhằm đáp ứng các yêu cầu hỗ trợ từ Bộ chỉ huy các lực lượng Mỹ ở châu Âu (EUCOM). Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.
Bên cạnh quá trình tái triển khai, quân đội Mỹ còn tiến hành đào tạo 208 binh sĩ vận hành các hệ thống Avenger trong tương lai gần, cho phép EUCOM có thể triển khai đồng thời 104 đơn vị Avenger trong trường hợp cần thiết. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.
Sự xuất hiện trở lại của Avenger tại châu Âu khiến dấy lên nhiều đồn đoán cho rằng Mỹ sẽ tăng cường các hoạt động quân sự nhắm vào Nga trong khu vực, và họ cần chuẩn bị sẵn sàng cho một hành động đáp trả nào đó từ Moscow. Bản thân Quân đội Mỹ tại châu Âu không thiếu các hệ thống phòng không hiện đại nhưng đa số chúng đều là tầm trung và tầm xa. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.
Do đó các hệ thống Avenger sẽ giúp Mỹ tăng cường khả năng phòng không tầm gần trước các đợt tấn công bằng các loại vũ khí công nghệ cao từ đối phương, hay đơn giản hơn là bảo vệ các cơ sở trọng yếu nằm sâu bên trong lãnh thổ châu Âu. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.
AN/TWQ-1 Avenger là hệ thống phòng không tầm gần di động đang được Quân đội Mỹ và nhiều quốc gia đồng minh sử dụng. Avenger là nền tảng phòng không được thiết kế và sản xuất bởi Tập đoàn Boeing dựa trên các yêu cầu của Quân đội Mỹ trong những năm 1980 và Boeing chỉ mất 10 tháng để tạo nên hệ thống phòng không này. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.
Vai trò của Avenger trong hệ thống phòng không đa tầng của Quân đội Mỹ là tìm kiếm, xác định, theo dõi và phá hủy các mục tiêu tầm thấp như trực thăng hay máy bay cánh cố định, ngoài ra nó cũng có thể tham gia đánh chặn các loại vũ khí công nghệ cao như tên lửa dẫn đường, tên lửa hành trình. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.
Được điều khiển hoàn toàn tự động, hệ thống phòng không Avenger là vũ khí phòng không có khả năng cơ động tốt nhất của Quân đội Mỹ, bởi trọng lượng nhẹ, dễ triển khai và có năng lực tác chiến vượt trội. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.
Hệ thống vũ khí trên AN/TWQ-1 Avenger là một cụm vũ khí tích gồm các ống phóng tên lửa đất đối không FIM-92 Stinger và súng máy hạng nặng 12/7mm M2 Browning. Trong đó FIM-92 Stinger đóng vai trò then chốt cho toàn hệ thống. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.
Mỗi hệ thống Avenger được trang bị 8 tên lửa FIM-92 Stinger chia đều cho 2 cụm phóng, các tên lửa Stinger có tầm bắn hiệu quả lên đến gần 8.000 mét với các mục tiêu bay ở độ cao dưới 4.000 mét. Khi được triển khai tên lửa sẽ phóng đi với vận tốc Mach 2,54 (750m/s) đánh chặn mục tiêu bằng một đầu đạn nổ cực mạnh nặng 30kg. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.
Quá trình tái nạp đạn tên lửa cho Avenger cũng khá đơn giản khi kíp chiến đấu chỉ cần thay các ống phóng tên lửa Stinger được đặt bên trong các cụm phóng, quá trình này chỉ mất từ 5-10 phút cho mỗi cụm phóng. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.
Sau khi được bắn đi tên lửa Stinger sẽ được dẫn đường bằng cụm hồng ngoại được tích hợp sẵn trên Avenger và nó hoạt động theo cơ chế “bắn và quên”. Toàn bộ cụm chiến đấu của Avenger được đặt trên khung gầm xe bọc thép Humvee tiêu chuẩn với trọng lượng chiến đấu chỉ dưới 4 tấn. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.
Một đơn vị chiến đấu Avenger của Lục quân Mỹ với hai hệ thống phóng cùng một xe chỉ huy. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.
Mời độc giả xem video: Lục quân Mỹ diễn tập bắn đạn thật với hệ thống phòng không Avenger. (Nguồn Gung Ho Vids)