Hãng thông tấn uy tín nước Nga RIA Novosti cũng phải “cay đắng” thừa nhận rằng chiếc Type 45 Daring của Hải quân Hoàng gia Anh xứng đáng với ngôi vị chiến hạm phòng không bảo vệ hạm đội tốt nhất ở châu Âu. Nguồn ảnh: Wikipedia.Dù xét tổng thể, nó không lớn hơn hay mang nhiều vũ khí hơn các tuần dương hạm Project 1164 Atlant hay Kirov. Tuy nhiên, nếu nói tới khía cạnh phòng không thì Type 45 “ăn đứt”mọi chiến hạm tốt nhất hiện đại nhất nước Nga hiện nay. Và nếu so sánh toàn cầu thì có lẽ Type 45 Daring chỉ đứng sau các tàu khu trục Aegis của Hải quân Mỹ về hệ thống phòng không – phòng thủ tên lửa bảo vệ hạm đội. Nguồn ảnh: WikipediaThứ vũ khí làm nên sức mạnh phòng không tốt nhất châu Âu cho Type 45 Daring là hệ thống phòng không Sea Viper - sản phẩm trí tuệ chung siêu việt của hàng trăm bộ óc tốt nhất Tây Âu tới từ Anh, Pháp, Italy – 3 cường quốc công nghệ quốc phòng NATO. Nguồn ảnh: WikipediaHệ thống phòng không Sea Viper được trang bị 3 thành tố chính gồm: hai hệ thống radar tối tân và hệ thống tên lửa đánh chặn chính xác cao với bệ phóng thẳng đứng VLS. Trong ảnh, trên đỉnh cột là nơi đặt anten hình cầu độc đáo của "thành tố đầu tiên" - radar mạng pha chủ động SAMPSON làm nhiệm vụ theo dõi các mục tiêu đường không. Nguồn ảnh: WikipediaSAMPSON có thể phát hiện mọi loại mục tiêu trên không (gồm cả máy bay tàng hình) trong phạm vi 400km, theo dõi cùng lúc hàng trăm mục tiêu. Nguồn ảnh: WikipediaThành tố thứ 2 là hệ thống radar cảnh giới đường không S1850M 3 tham số có thể phát hiện tới 1.000 mục tiêu ở tầm xa tới 400km. Đặc biệt, nó được tiết lộ là có thể phát hiện các máy bay tàng hình, các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn – tầm trung… Nguồn ảnh: WikipediaMột phần của hệ thống chỉ huy - kiểm soát trực quan, hiện đại hệ thống phòng không Sea Viper trên chiến hạm Type 45 HMS Daring. Nguồn ảnh: WikipediaTheo một số nguồn tin, các loại máy tính dùng cho hệ thống Sea Viper sử dụng phiên bản hệ điều hành "cũ rích" Windows 2000. Tuy nhiên, chúng được thiết kế lại để đảm bảo nhiệm vụ vận hành vũ khí và nhất là việc bảo mật. Nguồn ảnh: WikipediaThành tố thứ 3 là hệ thống phóng thẳng đứng Sylver kết hợp với các tên lửa đánh chặn Aster 15/30. Các chiến hạm Type 45 Daring trang bị phiên bản Sylver A50 có 48 ống phóng thẳng đứng VLS cho phép tích hợp hai loại đạn tên lửa phòng không. Nguồn ảnh: WikipediaCác tàu chiến Type 45 hiện nay đa phần sử dụng hai loại đạn tên lửa gồm: Aster 15 chuyên đánh chặn mục tiêu tầm ngắn, tầm trung phòng thủ "điểm" với cự ly tác chiến 1,7-30km; Aster 30 Block 0 chuyên phòng thủ cấp hạm đội với tầm bắn 3-120km. Nguồn ảnh: WikipediaDự kiến, trong tương lai, Hải quân Hoàng gia có thể tích hợp cho Type 45 Daring tên lửa đánh chặn Aster 30 Block 1NT có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài khả năng phòng không "khủng", trang bị vũ khí còn lại của Type 45 Daring là "hơi bị yếu" với các hệ thống pháo hạm, pháo phòng không. Thậm chí ban đầu, các tàu Type 45 còn thiếu cả tên lửa chống tàu mặt nước nhưng sau đó đã được trang bị. Nguồn ảnh: WikipediaHiện nay, các loại vũ khí phụ của Type 45 gồm: pháo hạm 127mm Mk45 Mod 4; hai pháo cao tốc 30mm DS-30B; hai bệ pháo cao tốc CIWS Phalanx 20mm; 2 khẩu súng máy 6 nòng 7,62mm và 6 khẩu súng máy đa công dụng FN MAG 7,62mm. Nguồn ảnh: WikipediaDo không có hệ thống vũ khí chống ngầm riêng nên trong hoạt động tác chiến săn ngầm, Type 45 Daring phải dựa vào các trực thăng Lynx hoặc AW159 Wildcat. Nguồn ảnh: WikipediaHiện nay, Hải quân Hoàng gia Anh có trong tay 6 chiếc tàu khu trục Type 45 Daring với đơn giá mỗi chiếc lên tới 1,4 tỷ USD. Đây là một cái giá khủng khiếp bởi nên nhớ rằng các tuần dương hạm Tyconderoga của Hải quân Mỹ cũng chỉ có giá khoảng 1 tỷ USD trong khi sở hữu sức mạnh vượt xa Type 45 Daring. Nguồn ảnh: WikipediaType 45 Daring có lượng giãn nước toàn tải khoảng 8.500 tấn, dài 152m, tốc độ hành trình 30 hải lý/h với dự trữ hành trình 13.000km, thủy thủ đoàn 191 người. Nguồn ảnh: WikipediaMời độc giả xem video: Cận cảnh kho vũ khí "khủng" trên chiến hạm lớn nhất nước Anh. (Nguồn British Defence News)
Hãng thông tấn uy tín nước Nga RIA Novosti cũng phải “cay đắng” thừa nhận rằng chiếc Type 45 Daring của Hải quân Hoàng gia Anh xứng đáng với ngôi vị chiến hạm phòng không bảo vệ hạm đội tốt nhất ở châu Âu. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Dù xét tổng thể, nó không lớn hơn hay mang nhiều vũ khí hơn các tuần dương hạm Project 1164 Atlant hay Kirov. Tuy nhiên, nếu nói tới khía cạnh phòng không thì Type 45 “ăn đứt”mọi chiến hạm tốt nhất hiện đại nhất nước Nga hiện nay. Và nếu so sánh toàn cầu thì có lẽ Type 45 Daring chỉ đứng sau các tàu khu trục Aegis của Hải quân Mỹ về hệ thống phòng không – phòng thủ tên lửa bảo vệ hạm đội. Nguồn ảnh: Wikipedia
Thứ vũ khí làm nên sức mạnh phòng không tốt nhất châu Âu cho Type 45 Daring là hệ thống phòng không Sea Viper - sản phẩm trí tuệ chung siêu việt của hàng trăm bộ óc tốt nhất Tây Âu tới từ Anh, Pháp, Italy – 3 cường quốc công nghệ quốc phòng NATO. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hệ thống phòng không Sea Viper được trang bị 3 thành tố chính gồm: hai hệ thống radar tối tân và hệ thống tên lửa đánh chặn chính xác cao với bệ phóng thẳng đứng VLS. Trong ảnh, trên đỉnh cột là nơi đặt anten hình cầu độc đáo của "thành tố đầu tiên" - radar mạng pha chủ động SAMPSON làm nhiệm vụ theo dõi các mục tiêu đường không. Nguồn ảnh: Wikipedia
SAMPSON có thể phát hiện mọi loại mục tiêu trên không (gồm cả máy bay tàng hình) trong phạm vi 400km, theo dõi cùng lúc hàng trăm mục tiêu. Nguồn ảnh: Wikipedia
Thành tố thứ 2 là hệ thống radar cảnh giới đường không S1850M 3 tham số có thể phát hiện tới 1.000 mục tiêu ở tầm xa tới 400km. Đặc biệt, nó được tiết lộ là có thể phát hiện các máy bay tàng hình, các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn – tầm trung… Nguồn ảnh: Wikipedia
Một phần của hệ thống chỉ huy - kiểm soát trực quan, hiện đại hệ thống phòng không Sea Viper trên chiến hạm Type 45 HMS Daring. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo một số nguồn tin, các loại máy tính dùng cho hệ thống Sea Viper sử dụng phiên bản hệ điều hành "cũ rích" Windows 2000. Tuy nhiên, chúng được thiết kế lại để đảm bảo nhiệm vụ vận hành vũ khí và nhất là việc bảo mật. Nguồn ảnh: Wikipedia
Thành tố thứ 3 là hệ thống phóng thẳng đứng Sylver kết hợp với các tên lửa đánh chặn Aster 15/30. Các chiến hạm Type 45 Daring trang bị phiên bản Sylver A50 có 48 ống phóng thẳng đứng VLS cho phép tích hợp hai loại đạn tên lửa phòng không. Nguồn ảnh: Wikipedia
Các tàu chiến Type 45 hiện nay đa phần sử dụng hai loại đạn tên lửa gồm: Aster 15 chuyên đánh chặn mục tiêu tầm ngắn, tầm trung phòng thủ "điểm" với cự ly tác chiến 1,7-30km; Aster 30 Block 0 chuyên phòng thủ cấp hạm đội với tầm bắn 3-120km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Dự kiến, trong tương lai, Hải quân Hoàng gia có thể tích hợp cho Type 45 Daring tên lửa đánh chặn Aster 30 Block 1NT có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài khả năng phòng không "khủng", trang bị vũ khí còn lại của Type 45 Daring là "hơi bị yếu" với các hệ thống pháo hạm, pháo phòng không. Thậm chí ban đầu, các tàu Type 45 còn thiếu cả tên lửa chống tàu mặt nước nhưng sau đó đã được trang bị. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hiện nay, các loại vũ khí phụ của Type 45 gồm: pháo hạm 127mm Mk45 Mod 4; hai pháo cao tốc 30mm DS-30B; hai bệ pháo cao tốc CIWS Phalanx 20mm; 2 khẩu súng máy 6 nòng 7,62mm và 6 khẩu súng máy đa công dụng FN MAG 7,62mm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Do không có hệ thống vũ khí chống ngầm riêng nên trong hoạt động tác chiến săn ngầm, Type 45 Daring phải dựa vào các trực thăng Lynx hoặc AW159 Wildcat. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hiện nay, Hải quân Hoàng gia Anh có trong tay 6 chiếc tàu khu trục Type 45 Daring với đơn giá mỗi chiếc lên tới 1,4 tỷ USD. Đây là một cái giá khủng khiếp bởi nên nhớ rằng các tuần dương hạm Tyconderoga của Hải quân Mỹ cũng chỉ có giá khoảng 1 tỷ USD trong khi sở hữu sức mạnh vượt xa Type 45 Daring. Nguồn ảnh: Wikipedia
Type 45 Daring có lượng giãn nước toàn tải khoảng 8.500 tấn, dài 152m, tốc độ hành trình 30 hải lý/h với dự trữ hành trình 13.000km, thủy thủ đoàn 191 người. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mời độc giả xem video: Cận cảnh kho vũ khí "khủng" trên chiến hạm lớn nhất nước Anh. (Nguồn British Defence News)