Cũng theo Sina, trung tuần tháng 6 vừa qua một tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Soryu mang số hiệu “SS-501” đã có chuyến thăm chính thức đảo Guam, đây cũng là một trong những lần hiếm hoi tàu ngầm Nhật Bản ghé thăm Guam kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Sina.Theo giới phân tích, việc tàu “SS-501” ghé thăm Guam không đơn thuần chỉ là một hoạt động ngoại giao hải quân thông thường mà nó còn mang ý nghĩa thể hiện sự quyết tâm của Tokyo và Washington trong việc kiềm chế Hải quân Trung Quốc ở Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Sina.Chuyến thăm trên còn gián tiếp thể hiện năng lực tác chiến của tàu ngầm Nhật Bản trong bối cảnh nước này chưa có một lực lượng hải quân theo đúng nghĩa và bị giới hạn trong phạm vi lực lượng phòng vệ. Và từ căn cứ hải quân gần nhất của Nhật Bản tại quần đảo Ryukyu tới đảo Guam cũng hơn 2.000km. Nguồn ảnh: Sina.Tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Soryu do hai tập đoàn công nghiệp hạng nặng Kawasaki và Mitsubishi hợp tác chế tạo, đây cũng là lớp tàu ngầm tấn công tiên tiến nhất của lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản hiện tại. Nguồn ảnh: Sina.Hiện tại, Nhật Bản có trong biên chế 9 tàu Soryu được đóng mới từ năm 2005 cho tới nay và quá trình này vẫn đang được tiếp tục. Nhật Bản có kế hoạch đưa vào trang bị ít nhất 14 chiếc Soryu từ nay cho đến năm 2023. Nguồn ảnh: Sina.Các tàu ngầm Soryu có lượng giãn nước khi nổi là 2.900 tấn và khi lặn là 4.200 tấn, tàu có chiều dài dài 84m, rộng 9.1m, cao 10.3m. Souryu được trang bị hai động cơ diesel-điện Kawasaki 2V-25/25SB và 4 động cơ Stirling sử dụng công nghệ tuần hoàn không khí độc lập (AIP). Nguồn ảnh: Sina.Tàu ngầm Soryu có khả năng di chuyển với tốc độ hơn 20 hải lý/giờ khi lặn và 13 hải lý/giờ khi nổi, phạm vi hoạt động trên 10.000km với độ lặn sâu tối đa lên đến 500m. Nguồn ảnh: Sina.Dù không hề sử dụng công nghệ hạt nhân, nhưng nhờ trang bị hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập AIP giúp tăng 45% thời gian hoạt động dưới đáy biển nên tàu ngầm Soryu có thể ở dưới nước lâu hơn các tàu ngầm diesel-điện khác. Nguồn ảnh: Sina.Không những được trang bị các công nghệ hàng hải tiên tiến nhất, tàu Soryu còn được trang bị kho vũ khí khá “khủng” gồm ngư lôi hạng nặng 533mm, tên lửa chống hạm UGM-84L Harpoon với cơ số đạn có thể mang theo lên đến 30 đơn vị. Nguồn ảnh: Sina.Mời độc giả xem video: Tàu ngầm Soryu của Nhật Bản trong một cuộc tập trận trên biển.
Cũng theo Sina, trung tuần tháng 6 vừa qua một tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Soryu mang số hiệu “SS-501” đã có chuyến thăm chính thức đảo Guam, đây cũng là một trong những lần hiếm hoi tàu ngầm Nhật Bản ghé thăm Guam kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Sina.
Theo giới phân tích, việc tàu “SS-501” ghé thăm Guam không đơn thuần chỉ là một hoạt động ngoại giao hải quân thông thường mà nó còn mang ý nghĩa thể hiện sự quyết tâm của Tokyo và Washington trong việc kiềm chế Hải quân Trung Quốc ở Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Sina.
Chuyến thăm trên còn gián tiếp thể hiện năng lực tác chiến của tàu ngầm Nhật Bản trong bối cảnh nước này chưa có một lực lượng hải quân theo đúng nghĩa và bị giới hạn trong phạm vi lực lượng phòng vệ. Và từ căn cứ hải quân gần nhất của Nhật Bản tại quần đảo Ryukyu tới đảo Guam cũng hơn 2.000km. Nguồn ảnh: Sina.
Tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Soryu do hai tập đoàn công nghiệp hạng nặng Kawasaki và Mitsubishi hợp tác chế tạo, đây cũng là lớp tàu ngầm tấn công tiên tiến nhất của lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản hiện tại. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện tại, Nhật Bản có trong biên chế 9 tàu Soryu được đóng mới từ năm 2005 cho tới nay và quá trình này vẫn đang được tiếp tục. Nhật Bản có kế hoạch đưa vào trang bị ít nhất 14 chiếc Soryu từ nay cho đến năm 2023. Nguồn ảnh: Sina.
Các tàu ngầm Soryu có lượng giãn nước khi nổi là 2.900 tấn và khi lặn là 4.200 tấn, tàu có chiều dài dài 84m, rộng 9.1m, cao 10.3m. Souryu được trang bị hai động cơ diesel-điện Kawasaki 2V-25/25SB và 4 động cơ Stirling sử dụng công nghệ tuần hoàn không khí độc lập (AIP). Nguồn ảnh: Sina.
Tàu ngầm Soryu có khả năng di chuyển với tốc độ hơn 20 hải lý/giờ khi lặn và 13 hải lý/giờ khi nổi, phạm vi hoạt động trên 10.000km với độ lặn sâu tối đa lên đến 500m. Nguồn ảnh: Sina.
Dù không hề sử dụng công nghệ hạt nhân, nhưng nhờ trang bị hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập AIP giúp tăng 45% thời gian hoạt động dưới đáy biển nên tàu ngầm Soryu có thể ở dưới nước lâu hơn các tàu ngầm diesel-điện khác. Nguồn ảnh: Sina.
Không những được trang bị các công nghệ hàng hải tiên tiến nhất, tàu Soryu còn được trang bị kho vũ khí khá “khủng” gồm ngư lôi hạng nặng 533mm, tên lửa chống hạm UGM-84L Harpoon với cơ số đạn có thể mang theo lên đến 30 đơn vị. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem video: Tàu ngầm Soryu của Nhật Bản trong một cuộc tập trận trên biển.