Lạ lùng tinh tinh lùn cũng bị cận thị và viễn thị như người

Google News

Các nhà khoa học ở Đại học Kyoto, Nhật Bản đã xác định được rằng loài tinh tinh lùn bonobo (Pan paniscus) khi về già cũng mắc chứng viễn thị.

Các nhà nghiên cứu khi quan sát bonobo chăm sóc, chải chuốt lông cho nhau (như dân gian thường nói là chúng bắt chấy rận cho nhau) đã đưa ra kết luận trên. Khi con bonobo già chăm sóc con khác thường với tay ra xa và chỉ khi tìm thấy cái gì đó trên người bạn của mình mới tiến đến gần. Để theo dõi và biết rõ hơn về hiện tượng này, các nhà sinh học đã nghiên cứu các bức ảnh chụp trong thời gian chăm sóc nhau của 14 con tinh tinh lùn ở độ tuổi 11-45 ở cả 2 giới.
Các nhà sinh học đã phân tích mối liên hệ giữa khoảng cách các con tinh tinh với nhau, tuổi, giới tính và so sánh các dữ liệu đó với khoảng cách tiêu cự của mắt ở người. Kết quả, khoảng cách giữa các con tinh tinh vẫn chăm sóc nhau tăng lên theo năm tháng.
La lung tinh tinh lun cung bi can thi va vien thi nhu nguoi
Ảnh minh họa. 
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng cũng như người, tinh tinh lùn cũng bắt đầu bị cận thị ở độ tuổi chừng 40. Các nhà sinh học nêu giả thiết rằng cận thị theo tuổi ở người không phải do lối sống, chẳng hạn như đọc sách chữ nhỏ mà là một đặc điểm di truyền từ tổ tiên chung của người và vượn người.
Một thí dụ rõ nét nhất là con tinh tinh lùn có tên Ki. Khi so sánh những băng video trước đây quay con này với những băng video mới, các nhà khoa học đã nhận thấy rõ thị lực của nó kém đi theo thời gian.
Các nhà sinh học ghi nhận rằng chính do viễn thị mà tinh tinh lùn sống khép mình về mặt xã hội, vì thị lực kém mà chúng ít khi được chọn làm bạn. Hơn nữa vì thị giác kém nên chúng rất hay gặp nguy hiểm khi sống trong rừng nhiệt đới thiếu ánh sáng và khi hầu như không nhìn thấy gì trong bóng đêm.
Mời quý độc giả xem video Trâu điên tấn công người (nguồn VTV):
Theo Vũ Trung Hương/Một Thế Giới

Bình luận(0)