Lin phải vật lộn suốt 40 phút mới kéo được " quái ngư" này vào bờ. Theo giám đốc Viện nghiên cứu Thủy sản Đài Loan, đây là lần đầu tiên nghe về việc người câu được cá mái chèo. Điều hiếm gặp khi chúng trôi dạt vào bờ, thường là khi chúng bị thương hoặc bệnh.Loài cá mái chèo hay còn được gọi là cá Oarfish, sống ở độ sâu khoảng 1.000 m dưới lòng đại dương và rất hiếm bắt gặp.Cá Oarfish còn có nhiều biệt danh như "rồng biển", "cá đai vua", "cá ngày tận thế" do được xem là điềm xấu trên đại dương.Mặc dù người Nhật tin rằng việc xác cá Oarfish trôi vào bờ biển là điềm báo sắp có động đất, nhưng việc này vẫn chưa được khoa học chứng minh. Các chuyên gia cũng cho rằng, do sống gần đáy biển, cá Oarfish có thể nhạy cảm hơn với các chuyển động đất, nhưng hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được khả năng này.Cá mái chèo có tên khoa học là Regalecus glesne, là loài sống lâu đời nhất được biết đến trong các loài cá có xương và cũng là loài cá có xương dài nhất thế giới.Cơ thể mỏng, có vây đỏ. Màu sắc của cá thường là màu bạc với những mảng đen và vây màu đỏ.Cá mái chèo không có răng và điều đặc biệt là chúng bắt mồi bằng mang. Thức ăn yêu thích của nó là các loài nhuyễn thể hoặc giáp xác nhỏ như cá nhỏ hay mực ống. Có ngoại hình khổng lồ nhưng loài cá này không gây nguy hiểm cho con người.Cá mái chèo là loài cá không có vảy. Thay vào đó, chúng có rất nhiều mấu nhỏ và một lớp áo khoác màu bạc được hình thành từ chất guanin.Mời quý độc giả xem thêm video: Giải mã bí ẩn khu rừng “quái vật tuyết” ở Nhật Bản.
Lin phải vật lộn suốt 40 phút mới kéo được " quái ngư" này vào bờ. Theo giám đốc Viện nghiên cứu Thủy sản Đài Loan, đây là lần đầu tiên nghe về việc người câu được cá mái chèo. Điều hiếm gặp khi chúng trôi dạt vào bờ, thường là khi chúng bị thương hoặc bệnh.
Loài cá mái chèo hay còn được gọi là cá Oarfish, sống ở độ sâu khoảng 1.000 m dưới lòng đại dương và rất hiếm bắt gặp.
Cá Oarfish còn có nhiều biệt danh như "rồng biển", "cá đai vua", "cá ngày tận thế" do được xem là điềm xấu trên đại dương.
Mặc dù người Nhật tin rằng việc xác cá Oarfish trôi vào bờ biển là điềm báo sắp có động đất, nhưng việc này vẫn chưa được khoa học chứng minh. Các chuyên gia cũng cho rằng, do sống gần đáy biển, cá Oarfish có thể nhạy cảm hơn với các chuyển động đất, nhưng hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được khả năng này.
Cá mái chèo có tên khoa học là Regalecus glesne, là loài sống lâu đời nhất được biết đến trong các loài cá có xương và cũng là loài cá có xương dài nhất thế giới.
Cơ thể mỏng, có vây đỏ. Màu sắc của cá thường là màu bạc với những mảng đen và vây màu đỏ.
Cá mái chèo không có răng và điều đặc biệt là chúng bắt mồi bằng mang. Thức ăn yêu thích của nó là các loài nhuyễn thể hoặc giáp xác nhỏ như cá nhỏ hay mực ống. Có ngoại hình khổng lồ nhưng loài cá này không gây nguy hiểm cho con người.
Cá mái chèo là loài cá không có vảy. Thay vào đó, chúng có rất nhiều mấu nhỏ và một lớp áo khoác màu bạc được hình thành từ chất guanin.
Mời quý độc giả xem thêm video: Giải mã bí ẩn khu rừng “quái vật tuyết” ở Nhật Bản.