Theo nhóm nghiên cứu thiên văn đến từ Trung Quốc thì có thể ) - Vụ nổ siêu tân tinh G11.2-0.3 trong quá khứ đã được các nhà thiên văn học Trung Quốc nghiên cứu lại và đưa ra những quan điểm rất thú vị. G11.2-0.3 đã được phát hiện đầu tiên vào cỡ khoảng thế kỷ thứ 4, và trong khoảng 1.400 và 2.400 năm trước thì siêu tân tinh G11.2-0.3 đã phát nổ dữ dội và để lại nhiều tác động cực đoan nhất định trong vũ trụ.
Lần phát nổ này được đánh giá là lần phát nổ của siêu tân tinh trẻ tuổi nhất trong vũ trụ, có thể có một ngôi sao lớn nào đó nằm trong trung tâm tinh vân hoặc không loại trừ khả năng nguyên phần lõi G11.2-0.3 phát nổ dữ dội và để lại nhiều mãnh vỡ bụi vũ trụ, không gian, mảnh vỡ sao bắn phá, trôi dạt ra khu vực xung quanh, một số tro bụi tinh vân, đám mây khí khổng lồ bay ra khỏi vùng kiểm soát của tinh vân và bám vào vành đai hoạt động của nhiều ngôi sao khác hoạt động tự do trong không gian.
|
Nguồn ảnh: Space. |
Theo dõi tinh vân này ở các năm 2000, 2003 và 2013, đài quan sát Chandra cũng đưa ra kết luận, sau vụ nổ siêu tân tinh lịch sử hàng ngàn năm trước, giờ đây G11.2-0.3 có xu hướng mở rộng, phát triển hệ thống tinh vân. Ngoài ra, nhiều tàn tích bụi sao, tro siêu tân tinh cũng còn tồn đọng quanh khu vực tinh vân này.
Các chuyên gia cho rằng các dấu vết tàn tích tro bụi này có liên quan mật thiết tới vụ nổ siêu tân tinh G11.2-0.3 trong quá khứ.
Các nhà thiên văn học Trung Quốc nhận định, những tàn tích quanh khu vực siêu tân tinh G11.2-0.3 sẽ là những bằng chứng quan trọng để tiếp tục nghiên cứu cách mà các tinh vân hình thành, phát nổ và tiến hóa trong vũ trụ.
Xem thêm video: Siêu tân tinh sáng gấp 20 lần dải Ngân hà-(nguồn video:Neo News).