Hổ dữ tấn công người, chết đau đớn vì bị dân làng quây đánh

Google News

Trước những vết thương quá nặng, con hổ cái đã không thể qua khỏi và chết vài giờ sau đó khi bị dân làng quây đánh. 

>>> Mời quý độc giả xem video "Thế giới động vật". Nguồn Youtube:
 
Những hình ảnh về một con hổ 5 tuổi đau đớn bị đập chết bởi đám đông tức giận trong một ngôi làng vừa được chia sẻ khiến nhiều người chú ý.
Ho du tan cong nguoi, chet dau don vi bi dan lang quay danh
 Con hổ dữ bị dân làng vây bắt sau khi tấn công 9 người dân.
Trong những hình ảnh này, có ít nhất 40 người dân làng dùng những cây gậy lớn tấn công con hổ cái trong khi "chúa sơn lâm" chỉ có thể gầm gừ chịu trận và bất lực trước những sự tấn công.
Theo các nhân viên kiểm lâm, con hổ dữ đã làm 9 người dân làng bị thương và phải nhận sự trả thù của cả ngôi làng.
Ho du tan cong nguoi, chet dau don vi bi dan lang quay danh-Hinh-2
 Nó bất lực chịu đòn mà không thể phản kháng.
Khi tìm thấy con hổ, dân làng bao vây và đưa nó vào thế gọng kìm không một lối thoát. Những người đàn ông nhanh chóng tấn công kẻ thù bằng những cây tre lớn.
Trước những vết thương quá nặng, con hổ cái đã không thể qua khỏi và chết vài giờ sau đó.
Vụ việc xảy ra ngay gần hạt kiểm lâm tại làng Matiana thuộc quận Pillibhit ở Uttar Pradesh, Ấn Độ. 31 người trong số những người tham gia vụ tấn công đã được xác định danh tính trong khi còn 12 người khác vẫn đang trong quá trình xác minh.
Các bác sĩ thú y có mặt sau vụ tấn công và cho biết nó không thể qua khỏi vì những vết thương quá nặng. Dân làng không cho đưa con hổ tới bác sĩ thú y nếu không mọi chuyện có thể đã khác.
Ho du tan cong nguoi, chet dau don vi bi dan lang quay danh-Hinh-3
 Cái chết bi thảm của chúa sơn lâm sau đó vài giờ.
Kể từ năm 2012, khu vực Pilibhit và Khu bảo tồn hổ Pilibhit đã chứng kiến cái chết của 16 con hổ và 3 con báo trong rừng cũng như khu vực lân cận.
Chỉ riêng năm ngoái, số hổ ở Ấn Độ đã giảm đi hơn một trăm cá thể và riêng năm nay con số này đã là 52. Hổ là động vật đặc trưng của quốc gia này và hiện 70% số hổ trên thế giới là ở Ấn Độ.
Sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế dẫn đến môi trường sống bị thu hẹp cùng nạn săn trộm và những xung đột giữa người với loài động vật này khiến chúng đang bị đe dọa.
* Kiến Thức đã đặt lại tiêu đề bài viết.
Theo Anh Minh/ Báo Đất Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)