Nổi tiếng là con dao hai lưỡi

Google News

Những nỗi đau khổ mà người bình thường phải chịu đựng sau khi thành danh vẫn sẽ phải chịu, thậm chí có khi còn lớn hơn, lúc lựa chọn còn có nhiều điều phải e dè.

Tại sao lại thế? Rõ ràng là vì những lợi ích và cảm giác mà nó mang lại, chúng quyến rũ đến mức khiến người ta dám coi nhẹ mọi nguy cơ. Nhưng danh lợi thường đi kèm với tham vọng và lòng tham, cho dù thông minh đến đâu, chuẩn bị tốt đến thế nào, đều rất có khả năng chẳng có tác dụng gì.
Biện pháp ứng phó duy nhất chính là trước tiên cần phải tìm ra vấn đề, sau đó từ từ điều chỉnh. Tôi từng rất ngưỡng mộ các tác giả có sách bán chạy, cũng từng khao khát mình có thể trở thành một tác giả có sách bán chạy, bởi vì ngoài kia có rất nhiều ví dụ đang không ngừng nói cho tôi biết rằng đó đều là những tấm gương kinh điển: Ký tặng sách mất 3, 4 tiếng đồng hồ, cả nghìn người đứng xếp hàng, cứ làm sự kiện là náo loạn cả trung tâm thương mại, tất cả góc máy chụp được đều là sách của người này…
Lòng ngưỡng mộ của tôi nảy sinh phần nhiều là do những gì các tác giả có sách bán chạy thể hiện ra. Họ cho tôi nhìn thấy phong thái của người thành công. Sau này nghĩ lại, chẳng lẽ đây chính là phương thức và giới hạn duy nhất của thành công hay sao?
Trước kia tôi từng viết một câu thế này: Có được là để buông bỏ. Bởi vì theo tôi thấy, đặt ra một mục tiêu, sau đó cố gắng để hoàn thành được mục tiêu ấy, thực ra, những gì bạn cảm nhận được trong quá trình thực hiện mục tiêu còn có ý nghĩa hơn cả việc hoàn thành mục tiêu đó.
Noi tieng la con dao hai luoi
 
Tôi coi việc thành danh giống như một quá trình tu hành. Nguồn: aimedia.
Thế cho nên, có những thứ bạn vừa mới có được, chẳng bao lâu sau đã buông bỏ nó. Có điều, tôi chưa nói nốt đoạn sau của câu nói này. Một phần nguyên nhân lựa chọn buông bỏ là do bạn cảm thấy khô khan, nhạt nhẽo, giống như tôi lúc mới được ra sách coi tiền bạc và lượng tiêu thụ là mục tiêu.
Sau khi đạt được rồi thực ra tôi lại chẳng vui mừng lắm, ngược lại tính toán xem trong quá trình làm ra cuốn sách ấy tôi đã phải bỏ ra bao nhiêu thời gian và tiền bạc. […]
Tại sao rõ ràng chúng ta đã có được rồi, đạt được mục tiêu rồi, nhưng ngược lại càng thấy không vui, càng lo âu chán nản hơn? Bởi vì, con người quá khó thỏa mãn. Tôi coi việc thành danh giống như một quá trình tu hành.
Nổi tiếng sẽ mang đến danh và lợi, người bình thường khi đối mặt với việc này, thứ đầu tiên khiến người ta rung động không phải là kiếm được bao nhiêu tiền, mà là được khẳng định: “Hóa ra còn có bao nhiêu người yêu thích mình như thế”.
Lòng tự tin mà cảm giác được khẳng định này mang lại còn hấp dẫn hơn cả tiền bạc. Sau đó là khát vọng được sản sinh ra khi đối mặt với tiền bạc và cám dỗ, một phần khát vọng ấy sẽ đi theo lợi ích. Nếu bạn từng nghèo khó, bạn sẽ có chấp niệm với tiền bạc, hơn nữa, ở một mức độ nào đó, tiền bạc sẽ mang lại cảm giác an toàn cho con người. Còn một phần khát vọng chính là tham vọng.
Một người tràn đầy tự tin là chuyện tốt, nhưng nếu tự tin thái quá sẽ không còn biết chừng mực nữa. Nhất là sau khi liên tiếp đạt được thành công sẽ đi tìm kiếm cái mà mình cho là cách thức để thành công, sau đó đứng trước đủ loại cơ hội, liền cảm thấy mình không gì là không làm được, thành ra muốn có được tất cả.
Sau đó sẽ lại vấp váp, nếm mùi thất bại, tự xem xét lại chính mình, rốt cuộc làm gì mới phù hợp, sở trường của mình là ở đâu? Nên tiến về phía mục tiêu này, hay trở về phát triển lĩnh vực sở trường của mình? Thành danh cũng không giải quyết được nỗi khổ sở khi phải suy xét, đương nhiên cũng không thể giải quyết được những do dự khi phải đưa ra lựa chọn.
Những nỗi đau khổ mà người bình thường phải chịu đựng sau khi thành danh vẫn sẽ phải chịu, thậm chí có khi còn lớn hơn, lúc lựa chọn còn có nhiều điều phải e dè. Nhưng trong đa số trường hợp việc thành danh đều sẽ khiến cho người nổi tiếng trở nên tốt hơn. Thí dụ, người viết sách truyền cảm hứng sẽ trở thành “người truyền cảm hứng”, mà một khi đã khởi đầu như thế rồi, mục tiêu là gì sẽ trở nên rất quan trọng.
Được mọi người yêu mến đúng là sẽ sản sinh ra rất nhiều động lực, việc tự tổng kết và nhìn nhận lại cũng sẽ giúp tìm ra nhiều phương pháp, hướng đi hơn. Mà những phương pháp này, nếu có thể kết hợp với hình thức diễn đạt phù hợp sẽ trở thành giáo trình hoặc chương trình đào tạo có giá trị thương nghiệp lớn hơn, biến thành công cụ tiếp theo để tạo ra tiền tài.
Song, càng như thế, những thứ mà bản thân cần duy trì, phát triển sẽ nhiều hơn, những thứ cần thay đổi cũng nhiều hơn, đồng thời, có lẽ cũng sẽ đánh mất đi nhiều thứ hơn. Bởi vì, chuyện gì cũng có giới hạn của nó, có giới hạn mới càng đáng quý hơn.
Thời gian có hạn, nếu đem tất cả dồn hết cho công việc, vậy thì phải giảm bớt thời gian dành cho người thân và bạn bè. Sức lực và tinh thần có hạn, nếu dồn hết cho những thứ bạn yêu thích, quá tải rồi, cơ thể chắc chắn sẽ phản kháng lại.
Cơ hội có hạn, cơ hội hợp tác bày ra trước mặt bạn, nếu bạn đón nhận nó sẽ phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức. Tôi là người trần mắt thịt, không thể chống lại được cám dỗ, vốn dĩ cũng không phải là người biết từ chối.
Con người tôi mặc dù luôn tự ti, cũng từng thử coi sự tự ti ấy là khiêm nhường, nhưng sau khi có được chút danh tiếng, cũng đi đường vòng, nảy sinh nhiều tham vọng, tự tin một cách mù quáng, sẽ chẳng coi ai ra gì. Tôi từng rất coi thường bản thân mình như thế, thậm chí còn hay nghĩ, chi bằng cứ quay trở về như trước kia.
Dĩ nhiên, ý niệm này chỉ tồn tại trong đầu mà thôi, có những việc không thể nào quay lại được nữa. Hơn nữa, quá khứ không hề tốt đẹp như ta nghĩ, muốn quay trở lại, chẳng qua là tham lam thứ cảm giác an toàn quen thuộc mà thôi.


Theo ZingNews

>> xem thêm

Bình luận(0)