Vì sao tiêm phòng HPV vẫn bị ung thư cổ tử cung?

Google News

Tiêm phòng là một cách hiệu quả để ngăn ngừa lây nhiễm HPV song không thể phòng ngừa tất cả các virus HPV nguy cơ cao, và cũng không ngăn được ung thư cổ tử cung không liên quan đến virus này.

Cô Lý, người Hồ Bắc, Trung Quốc, được phát hiện mắc bệnh ung thư cổ tử cung trong lần khám sức khỏe mới đây. Đáng nói, cô Lý từng tiêm phòng HPV (virus u nhú ở người), hơn nữa xét nghiệm HPV cũng là âm tính, vì sao cô vẫn bị ung thư cổ tử cung?
Theo bác sĩ điều trị cho cô Lý, ung thư cổ tử cung là khối u ác tính phổ biến nhất của hệ sinh sản nữ, bệnh đe dọa nghiêm trọng đến an toàn tính mạng của bệnh nhân.
Mặc dù hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung đều có liên quan đến nhiễm HPV, nhưng một số ít bệnh nhân ung thư cổ tử cung vẫn được phát hiện không bị nhiễm HPV và kết quả xét nghiệm HPV của họ là âm tính. Loại ung thư này được gọi là ung thư cổ tử cung không liên quan đến HPV.
Vi sao tiem phong HPV van bi ung thu co tu cung?
 Tiêm phòng HPV vẫn bị ung thư cổ tử cung, tại sao? - Ảnh minh hoạ.
Với việc phổ biến tiêm phòng HPV và tầm soát ung thư cổ tử cung, tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung không liên quan đến HPV sẽ dần tăng lên. Ung thư biểu mô tuyến là loại ung thư cổ tử cung không liên quan đến HPV phổ biến nhất. Vì vậy, những phụ nữ âm tính với HPV vẫn nên đi tầm soát ung thư cổ tử cung thường xuyên.
Thực tế, nhiễm HPV nguy cơ cao dai dẳng là nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung. Tiêm phòng HPV là một cách hiệu quả để ngăn ngừa lây nhiễm HPV. Nên tiêm phòng HPV ngay cả khi đã có tiền sử nhiễm HPV và tiền sử tổn thương cổ tử cung mức độ cao. Nên chủng ngừa phù hợp với lứa tuổi, tiêm phòng càng sớm thì hiệu quả càng tốt.
Thế nhưng, nhiều người cũng đặt câu hỏi vắc xin HPV thực sự có thể phòng bệnh một lần và mãi mãi không? Thật ra là không.
Mặc dù thuốc chủng ngừa ung thư cổ tử cung có thể bảo vệ cổ tử cung một cách mạnh mẽ, nhưng nó không bao gồm tất cả các loại HPV nguy cơ cao. Việc tầm soát ung thư cổ tử cung thường xuyên vẫn được khuyến khích cho những phụ nữ đã được tiêm phòng HPV, để đạt được hiệu quả phát hiện và điều trị sớm.
Ngoài ra, ung thư cổ tử cung không liên quan đến HPV cũng không thể phòng ngừa bằng vắc xin. Vì vậy, đối với phụ nữ ở độ tuổi thích hợp, nên tầm soát ung thư cổ tử cung thường xuyên ngay cả khi họ đã được tiêm phòng HPV hoặc âm tính với HPV.
Bênh cạnh đó, ung thư cổ tử cung xảy ra thông qua quá trình tổn thương tiền ung thư cổ tử cung. Đối với những bệnh nhân này, cần tầm soát các tổn thương ở cổ tử cung và điều trị kịp thời.
Bác sĩ nhấn mạnh rằng vắc xin HPV không thể phòng ngừa tất cả các virus HPV nguy cơ cao, cũng không ngăn được ung thư cổ tử cung không liên quan đến HPV. Ngay cả khi bạn tránh được HPV, vẫn có thể mắc ung thư cổ tử cung. Vì vậy, sau khi chủng ngừa HPV, vẫn cần kiểm tra ung thư cổ tử cung thường xuyên.

Mời quý độc giả xem thêm video: Liệu pháp miễn dịch tự thân: Hy vọng mới trong điều trị ung thư. Nguồn video: VTV1

Kiều Dụ (Theo SH)

>> xem thêm

Bình luận(0)