Chống dịch trước tiên phải dựa trên chuyên môn y học

Google News

GS Nguyễn Anh Trí cho rằng, phương án chống dịch cần chú trọng tới 4 nội dung cơ bản: dựa trên chuyên môn y học; tận dụng tối đa công nghệ; căn cứ vào tình hình thực tiễn và tận dụng nguồn lực tại chỗ, kể cả tư nhân.

Dựa vào chuyên môn của ngành y 

GS. ĐBQH Nguyễn Anh Trí, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học Trung ương đưa quan điểm cá nhân về xây dựng giải pháp chống dịch

Chong dich truoc tien phai dua tren chuyen mon y hoc

GS, AHLĐ, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Anh Trí

Theo GS Nguyễn Anh Trí, chúng ta đang chống lại một loại dịch bệnh mới, khó, ác liệt, lan nhanh, khó lường.

Như vậy, việc này thuộc về y khoa. Nếu chống dịch mà không dựa vào ý kiến chuyên môn  rất dễ bị thất bại hoặc không thành công như mong đợi, thậm chí bị lệch đi. 

Virus là phạm trù liên quan tới chuyên môn ngành y. Các vấn đề dịch tễ, đường truyền, cách phòng chống… đều liên quan tới chuyên môn. Cách tổ chức ngăn chặn nó cũng đều cần tới chuyên môn. Bên cạnh đó, cách phát hiện ra nó, thuốc men, hoá chất sinh phẩm, các kỹ thuật sử dụng…đều phải đặt chuyên môn lên số một. 

Chong dich truoc tien phai dua tren chuyen mon y hoc-Hinh-2

Tiêm vắc xin ngừa Covid-19 để tạo miễn dịch cộng động. Ảnh: Phạm Hải

Đặc biệt là vắc xin, sản xuất như thế nào, dùng loại gì, dùng bao lâu, dùng như thế nào, đạt đến đâu để có miễn dịch cộng đồng chủ động… Tất cả những vấn đề đó thuộc về chuyên môn y học, không thể chống dịch tách rời chuyên môn. 

“Ngay cả vấn đề vắc xin, có rất nhiều vấn đề mà các nhà khoa học phải tiếp tục nghiên cứu và trả lời cho các nhà quản lý biết được để điều hành. Những nguyên lý cơ bản nhất của miễn dịch đang bị đảo lộn. 

Tôi lấy ví dụ, ai tiêm vắc xin mũi 1 loại A, mũi thứ 2 phải tiêm đúng loại đó mới có tác dụng. Còn tiêm mũi 2 bằng loại khác cũng được, nhưng miễn dịch không tốt bằng chính một loại. 

Mũi 1 giống như mình cho một chất lạ để kháng nguyên của con virus mình định tiêu diệt vào trong cơ thể người, và các tế bào có thẩm quyền miễn dịch được hoạt hoá lên, nhưng quan trọng nhất là một “tế bào nhớ” ghi nhận tất cả những kháng nguyên ấy; một số sản xuất kháng thể nhưng một số tế bào nhớ ấy nó “ôm” cất vào trong người mình, và nó ít thôi. 

Chong dich truoc tien phai dua tren chuyen mon y hoc-Hinh-3

"5K + vắc xin" - một trong những nội dung quan trong trong phương án chống dịch. Ảnh: Phạm Hải

Khi tiêm mũi thứ 2, tất cả những cái đó nó bung ra, phát triển mạnh mẽ, phân chia ra và phát triển thành kháng thể. Do đó, nếu tiêm mũi 2 khác chủng loại thì câu chuyện lặp lại như tiêm mũi 1. Tất cả các vắc xin, nguyên lý của nó khác nhau, cơ sở để sản xuất mỗi loại vắc xin là khác nhau, thậm chí, nó còn là công nghệ bí mật không được công bố". 

Như vậy, từ những lý do trên, chống dịch cần phải dựa vào chuyên môn.

Ông đề xuất,  nên có một Ban của các nhà khoa học tồn tại song hành với Ban Chỉ đạo chống dịch. Ở dưới Ban ấy là các tiểu ban và những người trong Ban đó có thể điều hành cả một đội ngũ các nhà khoa học cụ thể. Làm như vậy sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

Chống dịch phải tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ 

Nếu chống dịch Covid, phòng lây lan, điều trị cho được những người nhiễm bệnh mà không sử dụng công nghệ thì việc chống dịch sẽ bất lực từ rất sớm. "Sử dụng tốt công nghệ chúng ta sẽ thành công"- GS Trí khẳng định. 

Chong dich truoc tien phai dua tren chuyen mon y hoc-Hinh-4

Ứng dụng công nghệ trong truy vết, khoanh vùng, dập dịch kết hợp quản lý dân cư.

Công thức đã có rồi nhưng cần bổ sung thêm, đó là: 5K + vắc xin + công nghệ.

Công nghệ là yếu tố tổng quan bao trùm việc quản lý xã hội. Sử dụng tốt công nghệ, công dân đi đâu là biết hết. 

Một người vào thang máy khạc nhổ mất vệ sinh, ngay lập tức truy xuất và tìm ra được. Cho nên, với việc một công dân di chuyển như thế, nào, qua công nghệ hoàn toàn truy xuất được.  

GS Nguyễn Anh Trí nói thêm, ngay cả việc xét nghiệm, chúng ta có máy móc, hoá chất sinh phẩm tốt rồi, nhưng nếu như yêu cầu 3 ngày xét nghiệm được 1 triệu người thì làm sao mà làm xuể. Máy móc có chính xác hay không cũng phụ thuộc vào việc nhập liệu. Chỉ cần sai một con số sẽ không cho kết quả đúng. Cho nên, phải ứng dụng công nghệ. 

Chống dịch căn cứ vào thực tiễn 

Theo GS Trí, Việt Nam đã làm tốt việc này, tức là căn cứ vào thực tiễn để vận dụng các phương án cho phù hợp. Nếu không linh hoạt, chắc chắn chúng ta sẽ thất bại. 

Chong dich truoc tien phai dua tren chuyen mon y hoc-Hinh-5

Bài học chống dịch linh hoạt ở Bắc Giang: khoanh vùng, truy vết, dập dịch và mau chóng ổn định sản xuất bắt nguồn từ thực tiễn

Thực tiễn này, trước tiên là căn cứ vào thực tiễn diễn biến dịch bệnh. Từ ngày phát dịch cho tới khi thành công, nếu quan sát thì có thể thấy có 3 nhịp bùng phát, có thể thấy đợt 1, đợt 2, đợt 3 tương tự như nhau, nhưng đợt 4 khác hẳn.  

Căn cứ vào năng lực của từng địa phương, đặc điểm của từng vùng dịch, đặc điểm của từng loại nguyên nhân và mức độ số lượng người được tiêm vắc xin trong cộng đồng của từng vùng dịch.  "Các yếu tố này cần hết sức mềm dẻo và linh hoạt"- GS Trí nhìn nhận. 

Lấy ví dụ, giai đoạn chống bùng phát lần 1, 2,3 khác với lần thứ 4 này. Chống dịch ở Hà Nội giai đoạn 4 khác hẳn chống dịch ở TP.HCM.

TP HCM bây giờ không phải chỉ dừng lại ở việc xét nghiệm, truy vết khẩn cấp nữa. Vấn đề bây giờ là làm sao hạn chế những người bệnh nặng trở thành rất nặng. Mục đích cuối cùng là hạn chế tử vong. 

Chong dich truoc tien phai dua tren chuyen mon y hoc-Hinh-6

Ông nhận định, phương án chống dịch của Hà Nội vừa mềm dẻo, linh hoạt và cực kỳ hiệu quả

Ở Hà Nội, số lượng người bị nhiễm bệnh phải nằm viện và diễn biến nặng trên lâm sàng chưa nhiều. Cách làm của Hà Nội là phải truy vết ngay, khoanh vùng để dập dịch,  không cho lây nhiễm cộng đồng. 

Chiến lược tiêm vắc xin cũng phải căn cứ vào thực tiễn của nhiễm bệnh, nhưng căn cứ vào nguy cơ bùng phát bệnh quan trọng hơn. Khi đã bùng phát rồi mới tiêm vắc xin theo kiểu chạy đuổi thì hiệu quả không cao. Bởi lý do, mũi thứ 2 phải có thời gian mới phát huy tác dụng. Bây giờ, dịch đã đuổi đến tận nơi, đã nhiễm rồi mới đưa đi tiêm vắc xin, bản thân người mắc đã có vắc xin (tự nhiên) rồi thì tiêm cũng không có nhiều ý nghĩa. 

Phải tìm những nơi có nhiều nguy cơ bùng phát dịch để tiêm vắc xin cho cộng đồng. Những địa phương mà tiếp cận nhiều với người dân rời từ vùng dịch TP.HCM về quê, cần phải ưu tiên tiêm vắc xin cho những tỉnh đó. 

Chong dich truoc tien phai dua tren chuyen mon y hoc-Hinh-7

Chống dịch ở TP.HCM

Ở Việt Nam đang thực hiện một điều rất tốt, đó là chống dịch rất linh hoạt. Thủ đô Hà Nội thời điểm vừa qua rất nhanh, rất linh hoạt. Công điện 15, 16 và 17 của Hà Nội ban hành rất kịp thời, đúng lúc. Quyết định giãn cách theo Chỉ thị 16 của Hà Nội là chuẩn xác. Nếu không có các chỉ thị đó, sẽ rất gay go. Tiếp theo, Hà Nội có chủ trương truy vết tích cực ở các nhóm nguy cơ là rất sáng suốt. Nó thể hiện tính linh hoạt, mềm dẻo và rất đúng đắn. 

Chống dịch cần tận dụng các nguồn lực tại chỗ 

“Tận dụng y tế tại chỗ của TP.HCM thời gian vừa qua là chưa tốt. Đến khi Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn và mọi người kêu gọi các y bác sỹ về hưu, các em sinh viên trường y cùng tham gia chống dịch thì tình hình tốt lên. 

Chong dich truoc tien phai dua tren chuyen mon y hoc-Hinh-8

Việt Nam luôn sử dụng phương án giãn cách, khoanh vùng từ đó truy vết và dập dịch

"Khi nặng lên rồi, Bộ trưởng Bộ Y tế mới có chủ trương điều động 10.000 y bác sỹ vào TP.HCM… Tất cả những cái đó tôi đánh giá rất cao. Tuy nhiên, theo tôi nếu không tận nguồn lực y tế địa phương tại chỗ là một điều khiếm khuyết. Người ở địa phương bao giờ cũng tốt hơn, bởi họ thông thổ, họ hiểu được văn hoá, con người bản địa hơn” – GS Nguyễn Anh Trí nói. 

Ông phân tích, lượng giường bệnh của bệnh viện tư tại TP.HCM rất nhiều. Y tế tư nhân  tại đó rất mạnh và họ cũng rất sẵn sàng tham gia chống dịch. Tại sao không trưng dụng những cơ sở đó để chống dịch ngay từ đầu? Nếu ngay từ đầu, TP.HCM tận dụng được hạ tầng tại chỗ này thì sẽ rất hiệu quả. 

Theo Kiên Trung/Vietnamnet

>> xem thêm

Bình luận(0)