Trong số đó có khoảng 100 ca diễn biến nặng, phải thường xuyên can thiệp vật lý hỗ trợ hô hấp và thực hiện oxy mask. Bác sĩ Phạm Đặng Trọng Tường - Giám đốc Bệnh viện dã chiến số 12, cho biết kể từ khi thành phố áp dụng điều trị F0 tại nhà, số lượng bệnh nhân chuyển đến bệnh viện có giảm, nhưng tỷ lệ người mắc diễn biến nặng lại tăng khá cao.Sau thời gian thở oxy mask nhưng không đáp ứng, SpO2 xuống thấp hơn 70%, các bác sĩ cho bệnh nhân N.H.K thở máy với oxy dòng cao (HFNC) không xấm lấn. Đây là giải pháp ưu tiên áp dụng cho những bệnh nhân nặng. Sau cấp cứu, bệnh nhân này đã qua cơn nguy kịch.Bệnh nhân P.V.T. dần hồi phục sau hơn 2 ngày trở nặng, hô hấp hạn chế. Trong quá trình cấp cứu, bệnh viện đã huy động hơn 10 bác sĩ, y sĩ, kỹ thuật viên chia ca trực 24/24. "Việc cho bệnh nhân thở máy oxy không xâm lấn và thực hiện hàng loạt các giải pháp lâm sàng đã cứu sống bệnh nhân P.V.T", bác sĩ Tường cho biết.Bệnh viện có khoảng 200 người khỏi bệnh và được xuất viện mỗi ngày, gần tương đương với số lượng ca mắc mới nhập viện. Nơi này tiếp nhận điều trị Covid-19 theo mô hình "tháp 4 tầng" giống nhiều bệnh viện điều trị F0 khác của thành phố. Tùy mức độ và diễn biến bệnh, người mắc Covid-19 sẽ được bố trí ở tầng 1, 2 hoặc các tầng cao hơn. Tầng 4 là nơi điều trị bệnh nhân nặng nhất.Hơn 60 y, bác sĩ và hàng chục nhân viên hậu cần, tình nguyện viên được bố trí kíp trực 24/24 tại bệnh viện để theo dõi, chăm sóc và điều trị bệnh nhân. Trong đó, lưc lượng nòng cốt đến từ Bệnh viện Da Liễu TP.HCM. Những ngày qua, có khá nhiều y, bác sĩ tình nguyện trong và ngoài thành phố cũng đã đến đây hỗ trợ.Tòa nhà Bệnh viện dã chiến số 12 trưng dụng là căn hộ chung cư. Hầu hết phòng bệnh đều là phòng ở, nên không đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ thuật trong công tác điều trị F0 nói chung. Đây được xác định là hạn chế mà tập thể y, bác sĩ phải chủ động khắc phục và vượt qua.Trước thực tế tỷ lệ người mắc Covid-19 diễn biến nặng tăng cao trong thời gian gần đây, Bệnh viện dã chiến số 12 thực hiện chuyển đổi mô hình tiếp cận bệnh nhân. Đó là can thiệp sớm và tích cực điều trị đối với các trường hợp diễn biến nhẹ, nỗ lực giảm thiểu tình trạng bệnh nặng lên.Ngoài can thiệp sâu, cấp cứu bệnh nhân, lực lượng y, bác sĩ thường xuyên đến các giường bệnh diễn biến nhẹ để tư vấn, hỗ trợ F0 tự chăm sóc và theo dõi sức khỏe. Qua đó kịp thời báo ngay cho nhân viên y tế nếu có tình huống xấu.Sau hơn 1 tuần điều trị, bệnh nhân Đỗ Đức Tuyên từ biểu hiện suy hô hấp, nguy kịch đã hồi phục tốt và có thể xuất viện trong một vài ngày tới. Theo nhiều bác sĩ, ngoài yếu tố y học, thì thể trạng và tinh thần của bệnh nhân rất quan trọng trong hành trình chiến thắng bệnh tật. Những người không có bệnh lý nền có tỷ lệ khỏi bệnh rất cao.Bệnh viện dã chiến số 12 đặt tại phường An Khánh, TP Thủ Đức, đã hoạt động hơn 1 tháng nay. Bệnh viện này được lập nên trên cơ sở trưng dụng khối chung cư R5 gồm 6 block, quy mô khoảng 4.000 giường bệnh. Nơi này đã điều trị khỏi bệnh cho hàng nghìn F0.
Trong số đó có khoảng 100 ca diễn biến nặng, phải thường xuyên can thiệp vật lý hỗ trợ hô hấp và thực hiện oxy mask. Bác sĩ Phạm Đặng Trọng Tường - Giám đốc Bệnh viện dã chiến số 12, cho biết kể từ khi thành phố áp dụng điều trị F0 tại nhà, số lượng bệnh nhân chuyển đến bệnh viện có giảm, nhưng tỷ lệ người mắc diễn biến nặng lại tăng khá cao.
Sau thời gian thở oxy mask nhưng không đáp ứng, SpO2 xuống thấp hơn 70%, các bác sĩ cho bệnh nhân N.H.K thở máy với oxy dòng cao (HFNC) không xấm lấn. Đây là giải pháp ưu tiên áp dụng cho những bệnh nhân nặng. Sau cấp cứu, bệnh nhân này đã qua cơn nguy kịch.
Bệnh nhân P.V.T. dần hồi phục sau hơn 2 ngày trở nặng, hô hấp hạn chế. Trong quá trình cấp cứu, bệnh viện đã huy động hơn 10 bác sĩ, y sĩ, kỹ thuật viên chia ca trực 24/24. "Việc cho bệnh nhân thở máy oxy không xâm lấn và thực hiện hàng loạt các giải pháp lâm sàng đã cứu sống bệnh nhân P.V.T", bác sĩ Tường cho biết.
Bệnh viện có khoảng 200 người khỏi bệnh và được xuất viện mỗi ngày, gần tương đương với số lượng ca mắc mới nhập viện. Nơi này tiếp nhận điều trị Covid-19 theo mô hình "tháp 4 tầng" giống nhiều bệnh viện điều trị F0 khác của thành phố. Tùy mức độ và diễn biến bệnh, người mắc Covid-19 sẽ được bố trí ở tầng 1, 2 hoặc các tầng cao hơn. Tầng 4 là nơi điều trị bệnh nhân nặng nhất.
Hơn 60 y, bác sĩ và hàng chục nhân viên hậu cần, tình nguyện viên được bố trí kíp trực 24/24 tại bệnh viện để theo dõi, chăm sóc và điều trị bệnh nhân. Trong đó, lưc lượng nòng cốt đến từ Bệnh viện Da Liễu TP.HCM. Những ngày qua, có khá nhiều y, bác sĩ tình nguyện trong và ngoài thành phố cũng đã đến đây hỗ trợ.
Tòa nhà Bệnh viện dã chiến số 12 trưng dụng là căn hộ chung cư. Hầu hết phòng bệnh đều là phòng ở, nên không đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ thuật trong công tác điều trị F0 nói chung. Đây được xác định là hạn chế mà tập thể y, bác sĩ phải chủ động khắc phục và vượt qua.
Trước thực tế tỷ lệ người mắc Covid-19 diễn biến nặng tăng cao trong thời gian gần đây, Bệnh viện dã chiến số 12 thực hiện chuyển đổi mô hình tiếp cận bệnh nhân. Đó là can thiệp sớm và tích cực điều trị đối với các trường hợp diễn biến nhẹ, nỗ lực giảm thiểu tình trạng bệnh nặng lên.
Ngoài can thiệp sâu, cấp cứu bệnh nhân, lực lượng y, bác sĩ thường xuyên đến các giường bệnh diễn biến nhẹ để tư vấn, hỗ trợ F0 tự chăm sóc và theo dõi sức khỏe. Qua đó kịp thời báo ngay cho nhân viên y tế nếu có tình huống xấu.
Sau hơn 1 tuần điều trị, bệnh nhân Đỗ Đức Tuyên từ biểu hiện suy hô hấp, nguy kịch đã hồi phục tốt và có thể xuất viện trong một vài ngày tới. Theo nhiều bác sĩ, ngoài yếu tố y học, thì thể trạng và tinh thần của bệnh nhân rất quan trọng trong hành trình chiến thắng bệnh tật. Những người không có bệnh lý nền có tỷ lệ khỏi bệnh rất cao.
Bệnh viện dã chiến số 12 đặt tại phường An Khánh, TP Thủ Đức, đã hoạt động hơn 1 tháng nay. Bệnh viện này được lập nên trên cơ sở trưng dụng khối chung cư R5 gồm 6 block, quy mô khoảng 4.000 giường bệnh. Nơi này đã điều trị khỏi bệnh cho hàng nghìn F0.