5 tác hại của việc uống rượu, làm thay đổi ADN

Google News

Rượu là đồ uống quen thuộc của đấng mày râu nhưng khi lạm dụng rượu quá nhiều thì cơ thể sẽ bị tàn phá.

BSCK II Lê Huy Hòa – Thành viên của Hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ, cho biết uống rượu không chỉ có nguy cơ gây ngộ độc nếu uống phải rượu giả, rượu chứa cồn công nghiệp mà về lâu dài rượu còn tàn phá cơ thể của người uống. Dưới đây là 5 tác hại của việc uống rượu.

Thứ nhất, rượu làm thay đổi ADN, khiến bạn luôn thèm rượu

Theo bác sĩ Hòa, một người uống nhiều rượu được mô tả là hơn 4 hoặc 5 ly trong 2 giờ, còn nghiện rượu được định nghĩa là say trên 5 ngày trong một tháng.

Khi bạn nghiện rượu, uống đến say lúc thức dậy vào hôm sau vẫn còn nôn nao, khó chịu, hậu quả làm thay đổi ADN.

Nghiên cứu xác định hai gen gây ảnh hưởng, một gen ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học và một tác động tới hệ thống phản ứng căng thẳng.  

Thứ hai, uống rượu nhiều làm tăng nguy cơ ung thư

BS Hòa cho biết có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rượu là yếu tố thúc đẩy nguy cơ ung thư như ung thư gan, ung thư thực quản, ung thư vòm họng, ung thư dạ dày, ruột…

Công bố trên Tạp chí Ung thư Quốc tế, những người nghiện rượu nặng, nguy cơ mắc các loại ung thư nói trên tăng vọt. Ví dụ, nghiện rượu thì bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản cao gấp 5 lần so với những người không uống rượu. Ngay cả uống rượu vừa phải cũng làm tăng tỷ lệ ung thư miệng, cổ họng và vú. 

5 tac hai cua viec uong ruou, lam thay doi ADN

Ảnh minh họa. 

 Thứ ba, uống rượu nhiều làm thay đổi hệ sinh vật đường ruột

BS Hòa chia sẻ, bình thường cơ thể của con người có tới hàng chục nghìn tỷ vi sinh vật, chủ yếu là khuẩn tốt trú ngụ trong đường ruột để giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn và sản xuất vitamin.

Nhưng với người nghiện rượu, rượu sẽ can thiệp vào thành phần và chức năng của khuẩn, tạo ra sự phát triển quá mức, làm mất cân bằng khuẩn.

Hệ lụy, có thể dẫn đến một loạt các vấn đề tiêu hóa, như đau dạ dày, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy, viêm da mạn tính, thậm chí cả bệnh trứng cá mặt. Thứ tư, uống nhiều rượu ảnh hưởng đến trí và cấu trúc não

Nghiện rượu nặng có thể làm xói mòn mô não và làm tăng nguy cơ đột quỵ. Cụ thể, một đêm say rượu hoặc uống nhiều rượu có thể dẫn đến tình trạng mất trí nhớ tạm, không nhớ được các sự kiện và chi tiết quan trọng.

Những người uống nhiều rượu trong thời gian dài có nguy cơ thay đổi hệ thống dây thần kinh trong não, dẫn đến các vấn đề về nhận thức và để lại hậu quả lâu dài về cấu trúc não cũng như đẩy nhanh quá trình sa sút trí tuệ vì tuổi tác.

Thứ năm, uống rượu gây rối loạn nội tiết tố

Nghiện rượu mãn tính có thể tàn phá hệ thống nội tiết. Theo BS Hòa, bình thường trong cơ thể hoóc môn đảm nhận nhiều chức năng quan trọng, như duy trì tăng trưởng và phát triển, trao đổi chất cũng như kiểm soát tâm trạng con người.

Nhưng khi lạm dụng rượu dài kỳ sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng hoóc môn, làm gián đoạn giao tiếp giữa hệ thần kinh, hệ thống nội tiết và hệ miễn dịch; gây vô sinh, khuyết tật ở trẻ nhỏ, rối loạn chức năng miễn dịch và nhiều hệ lụy khó lường khác.

Trong trường hợp bạn sử dụng rượu, BS Hòa khuyến cáo, chỉ sử dụng rượu có nguồn gốc rõ ràng. Khi uống ượu chú ý không nên uống rượu với cái bụng rỗng, hay uống suông mà phải có đồ ăn, không sẽ nhanh say, hạ đường huyết khi vùi đầu ngủ sau bữa nhậu.

Có thể ăn trong và ngay sau uống, đặc biệt các thức ăn từ tinh bột (cơm, bún, mỳ…), hoặc thức ăn có nhiều đường sẽ hạn chế được nguy cơ này từ rượu.

Khi uống rượu, do có chất kích thích, nồng độ cồn, mạch giãn nên khiến cơ thể cảm thấy ấm hơn. Nhưng lúc này nếu cởi áo, gặp trời rét căm căm sẽ khiến mạch đột ngột co lại làm huyết áp tăng dễ gây tai biến, đột quỵ và dẫn đến tử vong.

Vì thế, khi uống rượu, tuy cơ thể phừng phừng cũng đừng bỏ nhiều quần áo để tránh nguy cơ cảm lạnh.

Để phù hợp với trọng lượng cỡ cơ thể, với nam giới không nên quá 20 gam/ngày, với nữ giới không nên quá 10 gam/ngày. Tuyệt đối không nên uống cấp tập mà nên uống lai rai, kết hợp ăn để giảm say.

 

Theo K.Chi/Infonet

>> xem thêm

Bình luận(0)