Cách đây không lâu, anh Ngô (Phúc Kiến, Trung Quốc) sốt cao kèm ho không rõ nguyên nhân. Uống thuốc hạ sốt liên tục 10 ngày song thân nhiệt chỉ ổn định thời gian ngắn lại lên tới 39°C. Thấy cơ thể bất thường, bệnh nhân đi khám mới biết “thủ phạm” là do ký sinh trùng gây bệnh sán lá gan. (Ảnh: Wonderful Materia Medica)Trường hợp của Lưu (Tứ Xuyên) cũng không khá hơn. Anh làm tại công trường xây dựng. Nhận lương tháng, anh cùng đồng nghiệp mua đồ về nấu lẩu. Ăn không được bao lâu, Lưu có cảm giác chóng mặt, đau đầu. Nửa đêm, Lưu bị co giật toàn thân, sùi bọt mép. Những người xung quanh vội đưa đến viện khám. (Ảnh: Wonderful Materia Medica)Hóa ra, bệnh nhân có ký sinh trùng trong đầu gây bệnh nang não. Bác sĩ phỏng đoán tình trạng bắt nguồn từ việc Lưu ăn lẩu chưa chín kỹ. Ảnh: FB.Nghiêm trọng hơn, sản phụ Lili từng bị đình chỉ thai vì ký sinh trùng nghiêm trọng. Thời điểm đó, bệnh nhân đi du lịch đến Vân Nam, rất thích món ốc ở địa phương. Sau dùng bữa, Lili sốt nhẹ, chân đau nhức song không chú ý nhiều. (Ảnh: Wonderful Materia Medica)Hai tuần sau, cô lên cơn sốt cao, không thể đứng vững. Bác sĩ chẩn đoán thai phụ nhiễm ký sinh trùng, buộc phải bỏ thai để điều trị. Ảnh: BS.Những câu chuyện đau lòng do ăn thực phẩm được ví “ổ” ký sinh trùng như trên không hiếm. Thực vậy, nhiều thực phẩm là nơi trú ẩn lý tưởng của ký sinh trùng. Ăn nhiều có thể khiến bạn đối diện rủi ro sức khỏe, đặc biệt là những thực phẩm dưới đây. (Ảnh: Wonderful Materia Medica)Lươn. Lươn được đánh giá là vật chủ trung gian của ít nhất 15 loại ký sinh trùng. Ăn thịt lươn chưa chín kỹ sẽ không tiêu diệt hết ký sinh trùng. Khi đi vào cơ thể, chúng gây hại nhiều cơ quan trong cơ thể như nội tạng, mắt và não. (Ảnh minh họa)Ốc. Ốc cũng được ví là “ổ” ký sinh trùng cần cảnh giác. Ước tính, một chú ốc trưởng thành trong môi trường tự nhiên có thể chứa tới 3.000 ấu trùng Angiostrongylus cantonensis. Nhiễm loại ký sinh này, người bệnh sẽ đau đầu, sốt, cứng cổ, khó chịu... Trường hợp nghiêm trọng có thể gây mất trí, tử vong. (Ảnh: Wonderful Materia Medica)Cá hồi sống. Sushi, sashimi cá hồi là món ăn được nhiều người yêu thích. Vậy nhưng, món này tiềm ẩn mối nguy nhiễm ký sinh trùng Schizophrenia lata. (Ảnh: Wonderful Materia Medica)Khi đi vào cơ thể, chúng phát triển thành giun ký sinh đường ruột, gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, tê bì chân tay, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe tổng thể. Ảnh: Boldsky.Tôm, cua, ghẹ. Ba hải sản này dễ chứa paragonimiasis, khi ăn, cần phải nấu chín kỹ. Nếu không, nhiễm paragonimiasis có thể gây ho, đau tức ngực, khó thở cùng nhiều triệu chứng khác. (Ảnh: Wonderful Materia Medica)Để ngăn ngừa nhiễm ký sinh trùng từ thực phẩm, chuyên gia sức khỏe khuyên nên mua thịt, thủy sản, rau củ tại các siêu thị hoặc chợ nông sản. Hàng ở đây thường được đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng. Thực phẩm cũng được bảo quản khá tốt, nguy cơ nhiễm ký sinh trùng sẽ thấp hơn. (Ảnh: Wonderful Materia Medica)Ngoài ra, thực phẩm nên được nấu chín kỹ, tuyệt đối không ăn sống. Các vật dụng hàng ngày như thớt, dao, bát... nên sử dụng riêng biệt cho từng loại thực phẩm sống, chín; tránh tình trạng ký sinh trùng lây lan. (Ảnh: Wonderful Materia Medica) Mời độc giả xem thêm video: Cứu bệnh nhân có nang ký sinh trùng trong não. (Nguồn video: THĐT)
Cách đây không lâu, anh Ngô (Phúc Kiến, Trung Quốc) sốt cao kèm ho không rõ nguyên nhân. Uống thuốc hạ sốt liên tục 10 ngày song thân nhiệt chỉ ổn định thời gian ngắn lại lên tới 39°C. Thấy cơ thể bất thường, bệnh nhân đi khám mới biết “thủ phạm” là do ký sinh trùng gây bệnh sán lá gan. (Ảnh: Wonderful Materia Medica)
Trường hợp của Lưu (Tứ Xuyên) cũng không khá hơn. Anh làm tại công trường xây dựng. Nhận lương tháng, anh cùng đồng nghiệp mua đồ về nấu lẩu. Ăn không được bao lâu, Lưu có cảm giác chóng mặt, đau đầu. Nửa đêm, Lưu bị co giật toàn thân, sùi bọt mép. Những người xung quanh vội đưa đến viện khám. (Ảnh: Wonderful Materia Medica)
Hóa ra, bệnh nhân có ký sinh trùng trong đầu gây bệnh nang não. Bác sĩ phỏng đoán tình trạng bắt nguồn từ việc Lưu ăn lẩu chưa chín kỹ. Ảnh: FB.
Nghiêm trọng hơn, sản phụ Lili từng bị đình chỉ thai vì ký sinh trùng nghiêm trọng. Thời điểm đó, bệnh nhân đi du lịch đến Vân Nam, rất thích món ốc ở địa phương. Sau dùng bữa, Lili sốt nhẹ, chân đau nhức song không chú ý nhiều. (Ảnh: Wonderful Materia Medica)
Hai tuần sau, cô lên cơn sốt cao, không thể đứng vững. Bác sĩ chẩn đoán thai phụ nhiễm ký sinh trùng, buộc phải bỏ thai để điều trị. Ảnh: BS.
Những câu chuyện đau lòng do ăn thực phẩm được ví “ổ” ký sinh trùng như trên không hiếm. Thực vậy, nhiều thực phẩm là nơi trú ẩn lý tưởng của ký sinh trùng. Ăn nhiều có thể khiến bạn đối diện rủi ro sức khỏe, đặc biệt là những thực phẩm dưới đây. (Ảnh: Wonderful Materia Medica)
Lươn. Lươn được đánh giá là vật chủ trung gian của ít nhất 15 loại ký sinh trùng. Ăn thịt lươn chưa chín kỹ sẽ không tiêu diệt hết ký sinh trùng. Khi đi vào cơ thể, chúng gây hại nhiều cơ quan trong cơ thể như nội tạng, mắt và não. (Ảnh minh họa)
Ốc. Ốc cũng được ví là “ổ” ký sinh trùng cần cảnh giác. Ước tính, một chú ốc trưởng thành trong môi trường tự nhiên có thể chứa tới 3.000 ấu trùng Angiostrongylus cantonensis. Nhiễm loại ký sinh này, người bệnh sẽ đau đầu, sốt, cứng cổ, khó chịu... Trường hợp nghiêm trọng có thể gây mất trí, tử vong. (Ảnh: Wonderful Materia Medica)
Cá hồi sống. Sushi, sashimi cá hồi là món ăn được nhiều người yêu thích. Vậy nhưng, món này tiềm ẩn mối nguy nhiễm ký sinh trùng Schizophrenia lata. (Ảnh: Wonderful Materia Medica)
Khi đi vào cơ thể, chúng phát triển thành giun ký sinh đường ruột, gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, tê bì chân tay, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe tổng thể. Ảnh: Boldsky.
Tôm, cua, ghẹ. Ba hải sản này dễ chứa paragonimiasis, khi ăn, cần phải nấu chín kỹ. Nếu không, nhiễm paragonimiasis có thể gây ho, đau tức ngực, khó thở cùng nhiều triệu chứng khác. (Ảnh: Wonderful Materia Medica)
Để ngăn ngừa nhiễm ký sinh trùng từ thực phẩm, chuyên gia sức khỏe khuyên nên mua thịt, thủy sản, rau củ tại các siêu thị hoặc chợ nông sản. Hàng ở đây thường được đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng. Thực phẩm cũng được bảo quản khá tốt, nguy cơ nhiễm ký sinh trùng sẽ thấp hơn. (Ảnh: Wonderful Materia Medica)
Ngoài ra, thực phẩm nên được nấu chín kỹ, tuyệt đối không ăn sống. Các vật dụng hàng ngày như thớt, dao, bát... nên sử dụng riêng biệt cho từng loại thực phẩm sống, chín; tránh tình trạng ký sinh trùng lây lan. (Ảnh: Wonderful Materia Medica)
Mời độc giả xem thêm video: Cứu bệnh nhân có nang ký sinh trùng trong não. (Nguồn video: THĐT)