Theo thống kê, trung bình 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hằng ngày về vitamin A, B6, C, các chất vi lượng như canxi, sắt, kali, phospho, các axid oxalic... Do đó, chúng rất thích hợp để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Chính nhờ các yếu tố ấy mà cà chua được xem là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Song khi ăn cà chua, bạn tuyệt đối tránh những lưu ý dưới đây:
Ăn quá nhiều: Cà chua là thực phẩm dễ kết hợp với nhiều món ăn. Bởi thế nhiều bà nội trợ thường lạm dụng cho cà chua vào tất thảy món ăn hàng ngày. Nhưng điều này không nên. Lý do vì cà chua là một trong những thực phẩm giàu axit oxalic. Những axit này không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng việc hấp thụ thường xuyên axit oxalic vào cơ thể có thể gây nên bệnh sỏi thận.
Không ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc: Để trang trí món ăn, nhiều người thường kết hợp cà chua và dưa chuột. Nhưng điều này cũng không nên. Bởi vì dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác. Trong khi đó, cà chua là một loại rau có chứa một số lượng lớn vitamin C. Kết hợp 2 thực phẩm với nhau, những vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic trong dưa leo sẽ làm giảm tác dụng của cà chua đối với sức khỏe.
Không nên ăn cà chua khi đói: Những lúc đói bụng, bạn không nên ăn cà chua. Vì trong cà chua có chứa một lượng lớn các chất làm se da hòa tan, sẽ phản ứng với axit dạ dày và đông vào cục u không hòa tan. Những khối u này có thể ngăn chặn các môn vị của dạ dày, dẫn đến đau bụng và khó chịu. Bên cạnh đó, 1 lượng lớn pectin và nhựa phenolic có thể dễ dàng phản ứng với axit, hình thành các cục không hòa tan, gây ảnh hưởng đến dạ dày. Điều này có thể gây ra đau bụng, nôn mửa và thậm chí là sốc.
Không ăn cà chua trước bữa ăn: Do chứa một lượng lớn axit oxalic, cà chua được ăn trước bữa ăn có thể làm tăng axit dạ dày, và sẽ gây ra chứng ợ nóng, đau bụng và khó chịu. Bạn chỉ nên ăn cà chua sau bữa ăn. Khi ấy các acid trong dạ dày đã được pha trộn với thức ăn sẽ giúp bạn tránh được những triệu chứng này.
Không ăn cà chua xanh: Khi ăn cà chua bạn cũng không nên ăn sống hoặc ăn cà chua xanh, chưa chín hẳn. Bởi vì các chất độc hại có tên là alkaloid chứa một lượng lớn nhưng sẽ giảm dần và biến mất trong cà chua chín đỏ. Khi tiêu thụ nhiều cà chua xanh, sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn.