Ông Đỗ Thắng Hải từng bị phạt tù treo: Có bất thường?

Google News

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải từng bị tuyên phạt 3 năm tù cho hưởng án treo về tội "Đầu cơ". Cựu Vụ phó Nguyễn Lộc An cũng từng bị phạt tù về tội "Trốn thuế".

Trong vụ án Xuyên Việt Oil, ông Đỗ Thắng Hải, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) về tội “Nhận hối lộ”. Ông Hải bị cáo buộc giúp Công ty Xuyên Việt Oil được cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu và nhận hối lộ từ bị can Mai Thị Hồng Hạnh, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil 50.000 USD.
Đáng chú ý, trong lý lịch tư pháp, ông Hải từng bị phạt 3 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 4 năm về tội “Đầu cơ”. Theo đó, năm 1988, bị can Đỗ Thắng Hải bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt 3 năm tù cho hưởng treo, thời gian thử thách 4 năm về tội “Đầu cơ” theo Điều 165 BLHS năm 1985, hiện đã được xóa án tích.
Ong Do Thang Hai tung bi phat tu treo: Co bat thuong?
 Ông Đỗ Thắng Hải.
Trong vụ án này, thuộc cấp của ông Hải là Nguyễn Lộc An, cựu Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cũng bị truy tố về tội “Nhận hối lộ”. Ông Lộc An bị cáo buộc nhận hối lộ 400 triệu đồng cùng một đồng hồ Petak Philippe trị giá 23.000 USD.
Năm 2002, ông Nguyễn Lộc An đã bị TAND tỉnh Lạng Sơn tuyên phạt phạt 3 năm tù cho hưởng án treo về tội “Trốn thuế”. Bản án phúc thẩm sau đó giữ nguyên hình phạt này và hiện ông An cũng đã được xóa án tích.
Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, pháp luật Việt Nam quy định người đã được xóa án tích thì coi như chưa từng phạm tội. Họ được tái hòa nhập cộng đồng, tạo cơ hội việc làm và được đối xử bình đẳng.
Do đó, những người đã từng phạm tội, sau đó cố gắng phấn đấu trở thành người tốt, sống có ích cho xã hội rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, với những người đã từng phạm tội, sau đó tiếp tục phạm tội với lỗi cố mà lại là người có chức vụ quyền hạn điều này rất đáng trách và có vẻ bất thường.
Quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, ngoài việc thu thập các tài liệu chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội, chứng minh các dấu hiệu cấu thành tội phạm làm căn cứ buộc tội đối với người phạm tội, cơ quan tiến hành tố tụng còn phải thu thập các tài liệu chứng cứ để chứng minh các yếu tố quyết định đến hình phạt trong đó có yếu tố nhân thân.
Với những người có tiền án (từng bị kết án mà chưa xóa án tích) sẽ được xác định là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm. Với những người phạm tội đã từng bị kết án nhưng đã được xóa án tích mà tiếp tục phạm tội sẽ được xác định là nhân thân xấu, người có nhân thân xấu, mức hình phạt sẽ nghiêm khắc hơn đối với người có nhân thân tốt.
Bởi vậy, thu thập lý lịch tư pháp của bị can, làm rõ nhân thân của bị can là một trong những nhiệm vụ của cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Trong xã hội không ít những người đã từng bị kết án sau đó trở về với đời sống xã hội họ trở thành doanh nhân, thành những tấm gương điển hình làm kinh tế không ít, đó là những người đáng được ngợi ca, được tôn vinh. 
Tuy nhiên, với những người cán bộ, đảng viên, những người có chức vụ quyền hạn thường sẽ phải là những người có lý lịch trong sạch. Những người có nhân thân xấu, lý lịch không trong sạch rất ít cơ hội được tuyển dụng, bổ nhiệm vào những chức vụ quan trọng trong cơ quan nhà nước. Quá trình bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, bổ nhiệm cán bộ cũng xem xét đến yếu tố nhân thân, quá trình công tác và những đóng góp của cán bộ đó. Vì vậy, trong vụ án này, nhiều người khá bất ngờ khi có một số bị can có chức vụ quyền hạn cao mà lại có nhân thân xấu.
Theo cáo trạng, hai bị can Đỗ Thắng Hải và Nguyễn Lộc An đều từng có nhân thân xấu và chắc chắn khi lượng hình, các bị can, bị cáo này sẽ phải chịu mức hình phạt nghiêm khắc hơn đối với những người có nhân thân tốt nếu có cùng hành vi phạm tội, cùng tính chất của hành vi.
Qua vụ việc này, ngoài việc xác định tội danh và mức hình phạt để giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng cũng sẽ làm rõ nguyên nhân điều kiện phạm tội, làm rõ quá trình tuyển dụng, bổ nhiệm, giao những nhiệm vụ trọng trách quan trọng khiến cho các bị can, bị cáo này phạm tội.
Với nhân thân xấu như vậy thì chắc chắn là khi lượng hình, các bị can, bị cáo này sẽ phải chịu mức hình phạt nghiêm khắc hơn đối với những người có nhân thân tốt nếu có cùng hành vi phạm tội, cùng tính chất của hành vi.
Qua vụ việc này, ngoài việc xác định tội danh và mức hình phạt để giải quyết vụ án hình sự thì các cơ quan tiến hành tố tụng cũng sẽ làm rõ nguyên nhân điều kiện phạm tội, làm rõ quá trình tuyển dụng, bổ nhiệm, giao những nhiệm vụ trọng trách quan trọng khiến cho các bị can, bị cáo này phạm tội.
Đồng thời, làm rõ trong quá trình tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ này để tìm ra kẽ hở, lỗ hổng trong công tác cán bộ. Cần làm rõ, tại thời điểm tuyển dụng bổ nhiệm đối với các cán bộ có nhân thân xấu, cơ quan chức năng còn phát hiện ra các cán bộ này đã từng phạm tội hay không, tại thời điểm đó các cán bộ này đã được xóa án tích hay chưa. Điều kiện tiêu chí tuyển dụng thời điểm đó được quy định như thế nào, ai là người có trách nhiệm trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ?
Ngoài ra cũng làm rõ quá trình lựa chọn nhân sự, xây dựng cán bộ nguồn vào những chức vụ quan trọng như vậy có sự tham gia của các tổ chức, cá nhân nào? Vì sao lại để lọt những cán bộ không đủ năng lực phẩm chất, lý lịch không trong sáng vào những vị trí quan trọng?
Nếu phát hiện lỗ hổng trong công tác tổ chức cán bộ, cần phải bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời bịt các lỗ hổng về công tác cán bộ, không bỏ lọt những cán bộ không đủ năng lực phẩm chất vào các vị trí lãnh đạo.
Đối với những cán bộ có nhân thân xấu, từng bị kết án mà phấn đấu cũng cần theo dõi sát sao, cần có những đánh giá thận trọng để xác định những người này thực sự đã hoàn lương hay chưa, có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất, đạo đức để đạt được những vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước hay không?
Nếu qua việc giải quyết vụ án hình sự mà phát hiện có sai phạm trong công tác cán bộ, bỏ lọt các cán bộ không đủ năng lực phẩm chất đạo đức vào những vị trí lãnh đạo chủ chốt dẫn đến gây thiệt hại cho Nhà nước và xã hội, cần phải xem xét trách nhiệm đối với các tổ chức cá nhân về công tác cán bộ.
Trong xã hội văn minh, những thành kiến, định kiến cần bị loại bỏ. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người phạm tội thực hiện nhất thời và một thời điểm bối cảnh nhất định. Người phạm tội không đồng nghĩa với đó là người xấu mà chỉ là người có hành vi xấu ở một thời điểm nào đó, khi họ đã cải tạo, giáo dục, trở về với đời sống xã hội cần phải được tạo điều kiện để tái hòa nhập cộng đồng, cần được đối xử bình đẳng để họ có cơ hội phấn đấu.
Tuy nhiên, về công tác cán bộ cần phải thận trọng trong việc lựa chọn, đánh giá để chọn ra cán bộ nào có năng lực trình độ phẩm chất đạo đức tốt hơn khi đề bạt, bổ nhiệm.
 
Hải Ninh

>> xem thêm

Bình luận(0)