Theo VnExpress, những người yêu thiên văn sắp sửa được chiêm ngưỡng hiện tượng lạ "trăng xanh" đầu tiên sau gần hai năm, tức trăng tròn lần thứ hai trong một tháng. Theo UPI, tháng 7 này sẽ có hai lần trăng tròn, lần đầu hôm 2/7, còn lần thứ hai sẽ xuất hiện vào ngày cuối tháng 31/7.
"Blue moon" (trăng xanh) là thuật ngữ tiếng Anh dùng để gọi hiện tượng trăng tròn hai lần trong tháng, không có nghĩa mặt trăng phát ra ánh sáng màu xanh. Một số tài liệu ghi nhận trăng có màu xanh dương vào năm 1980 và 1991 do ô nhiễm không khí (các hạt bụi làm phân tán tia sáng xanh khiến chúng ta thấy mặt trăng có màu xanh).
Lần gần nhất "trăng xanh" xuất hiện vào cuối tháng 8/2012. Dự đoán, phải đến ba năm nữa, vào tháng 1/2015, những người yêu thiên văn trên thế giới mới được chiêm ngưỡng hiện tượng này lần nữa.
|
Hiện tượng trăng xanh sẽ xuất hiện vào cuối tháng 7 này. |
"Trăng xanh” tồn tại do tháng trong Công lịch không trùng khớp với tháng theo chu kỳ trăng. Thông thường mỗi năm có 12 kỳ trăng tròn tương ứng với 12 tháng. Nhưng do Mặt trăng quay quanh Trái đất trong 29,5 ngày; còn các tháng trong dương lịch có 30 hoặc 31 ngày nên mỗi năm dương lịch có nhiều hơn 11 ngày so với năm âm lịch. Vì thế sau khoảng 2-3 năm sẽ có một năm âm lịch với 13 tháng, tương ứng với 13 lần trăng tròn.
Mới đây, Trái đất cũng xảy ra hiện tượng có thêm 1 giây nhuận vào hôm nay 30/6. Theo đó, tất cả các đồng hồ trên thế giới sẽ được chèn thêm một giây vào phút cuối cùng của ngày này. Nguyên nhân là do trung bình thời gian để Trái đất thực hiện xong một vòng quay quanh Mặt trời là 86.400,002 giây trong khi theo phép nhân số học thì mỗi ngày có 86.400 giây.
Sự chậm trễ hai phần nghìn giây (0,002 giây) này là do lực phanh từ sức hút tương đối giữa Mặt trời, Mặt trăng, Trái đất và được bù một “giây nhuận” vào ngày 30/6/2015 (thời điểm giữa năm), ghi nhận trên VTC.