Phát hiện hóa thạch vi khuẩn cổ đại biết “trốn nắng“

Google News

(Kiến Thức) - Hóa thạch vi khuẩn 3,2 tỷ năm tuổi vừa được phát hiện núp mình trong các lớp trầm tích để tránh tia bức xạ mãnh liệt từ Mặt trời.

Cụ thể, hóa thạch vi khuẩn 3,2 tỷ năm tuổi này được tìm thấy tại vành đai địa chất Barberton ở Nam Phi, chúng được đánh giá là lớp sinh vật đầu tiên, cổ xưa nhất trên Trái đất biết cách "trốn" khỏi các tia bức xạ Mặt trời khốc liệt. Hành vi này của vi khuẩn cổ đại được đánh giá giống như con người, khi nắng sẽ biết kiếm chỗ mát, miễn sao có thể an toàn sinh tồn là được.
Phat hien hoa thach vi khuan co dai biet “tron nang“
 
Thời kỳ vi khuẩn 3,2 tỷ năm tuổi này sinh sống thuộc vào kỷ Aeon Archae. Lúc này, Trái đất chưa có tầng ozon bao phủ, tia bức xạ Mặt trời chiếu thẳng xuống bề mặt Trái đất với sức công phá khắc nghiệt hơn so với thời bây giờ.
Các nhà khoa học tin rằng loài vi khuẩn này là dạng sống cổ đầu tiên ý thức được tác hại của tia UV nên đã ẩn mình trong những bọt khí nhỏ li ti trên bề mặt đá trầm tích có niên đại 3,2 tỷ năm tuổi.
Phat hien hoa thach vi khuan co dai biet “tron nang“-Hinh-2
 

Phat hien hoa thach vi khuan co dai biet “tron nang“-Hinh-3
 
Qua khảo sát, đo đạc hóa thạch cùng với biểu đồ photomicrographs và bản đồ nhiệt Raman. Kết quả cho thấy hóa thạch vi khuẩn độc đáo này có dạng hình que, cấu trúc cơ thể hình thảm lượn.
Hình dạng một số hóa thạch khác của loài vi khuẩn này được xác định là khá đồng nhất, đồng thời, vi chất hóa thạch được tìm thấy gồm các hệ thống DNA, protein, chất béo, hydrogen cyanide, hydrogen sulphide …- Alessandro Airo, thuộc trường Đại học Freedom Berlin, Đức nói.
Hóa thạch vi khuẩn hình que này có xu hướng sống cộng sinh và kết thành một chuỗi dài trong các bọt khí trầm tích. Hiện các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu về sự liên kết cộng sinh kỳ diệu, bí ẩn của loài vi khuẩn 3,2 tỷ năm này.
Huỳnh Dũng (theo DM)

Bình luận(0)