Lỗ đen khủng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của các ngôi sao trong các thiên hà. Thậm chí, nhiều nhà khoa học còn cho rằng lỗ đen có thể điều tiết sự vận động và hình thành của chính các thiên hà. Trong lịch sử nghiên cứu vũ trụ, nhiều lỗ đen đáng sợ đã được ghi nhận. Lỗ đen càng nặng, thì sức hủy diệt của nó càng tàn khốc và vùng ảnh hưởng càng rộng lớn. Những lỗ đen khủng nhất thiên hà có lẽ phải kể đến hai lỗ đen do McConnell và cộng sự phát hiện năm 2011. Hai lỗ đen lớn nằm ở hai thiên hà: thiên hà NGC3842 và thiên hà NGC4889. Thiên hà NGC 3842 chứa lỗ đen lớn có khối lượng gấp 9,7 tỉ lần khối lượng Mặt trời. NGC 4889 - thiên hà sáng nhất trong cụm thiên hà Coma, cách Trái đất 335 triệu năm ánh sáng chứa một lỗ đen có khối lượng xấp xỉ lỗ đen trong thiên hà NGC 3842. Các lỗ đen hấp thụ khí và “xơi tái” các vì sao của các thiên hà lân cận, và trở nên cực nặng. Lỗ đen ULAS J1120+0641, được sinh ra từ 770 triệu năm sau khi vụ nổ Big Bang xảy ra cách đây 13,7 tỷ năm tạo ra dải thiên hà. Nó có khối lượng gấp 2 tỉ lần Mặt trời. Hai lỗ đen nằm ở trung tâm thiên hà NGC 3393, trong đó một lỗ đen lớn gấp 30 khối lượng Mặt trời và lỗ đen còn lại có khối lượng ít nhất là lớn gấp 1 triệu lần khối lượng Mặt trời. Hai lỗ đen nằm gần trung tâm của thiên hà xoắn ốc NGC 3393 chỉ nằm cách nhau 490 năm ánh sáng và nhiều khả năng chúng là những gì còn lại của một vụ hợp nhất giữa hai thiên hà có khối lượng không đồng đều cách đây 1 hoặc hơn 1 tỷ năm. Lỗ đen SBH, được đặt tên NGC 1365, có vận tốc quay tối đa đạt tới 84% tốc độ quay tốc độ ánh sáng. Nó được cho là một trong những lỗ đen có kích thước lớn nhất trong vũ trụ, với khối lượng gấp hàng triệu thậm chí là hàng tỷ lần khối lượng của Mặt trời. Lỗ đen "siêu khổng lồ" nằm trong dải thiên hà M60-UCD1 cách Trái đất khoảng 50 triệu năm ánh sáng. Lỗ đen chiếm diện tích 15% dải thiên hà và có trọng lượng tương đương với 20 triệu Mặt trời và nặng gấp 5 lần so với hố đen ở trung tâm của dải Ngân hà Milky Way. Hệ đôi lỗ đen tên là GRS 1915+105 là một trong số các lỗ đen khổng lồ trong thiên hà của chúng ta. Nó nặng gấp 14 lần Mặt trời và cách Trái đất 35.000 năm ánh sáng. Quay quanh nó là một ngôi sao duy nhất. Sgr A* - siêu hố đen của dải Ngân hà, được ước tính có khối lượng bằng 4 triệu ngôi sao.
Lỗ đen khủng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của các ngôi sao trong các thiên hà. Thậm chí, nhiều nhà khoa học còn cho rằng lỗ đen có thể điều tiết sự vận động và hình thành của chính các thiên hà. Trong lịch sử nghiên cứu vũ trụ, nhiều lỗ đen đáng sợ đã được ghi nhận.
Lỗ đen càng nặng, thì sức hủy diệt của nó càng tàn khốc và vùng ảnh hưởng càng rộng lớn. Những lỗ đen khủng nhất thiên hà có lẽ phải kể đến hai lỗ đen do McConnell và cộng sự phát hiện năm 2011.
Hai lỗ đen lớn nằm ở hai thiên hà: thiên hà NGC3842 và thiên hà NGC4889. Thiên hà NGC 3842 chứa lỗ đen lớn có khối lượng gấp 9,7 tỉ lần khối lượng Mặt trời.
NGC 4889 - thiên hà sáng nhất trong cụm thiên hà Coma, cách Trái đất 335 triệu năm ánh sáng chứa một lỗ đen có khối lượng xấp xỉ lỗ đen trong thiên hà NGC 3842. Các lỗ đen hấp thụ khí và “xơi tái” các vì sao của các thiên hà lân cận, và trở nên cực nặng.
Lỗ đen ULAS J1120+0641, được sinh ra từ 770 triệu năm sau khi vụ nổ Big Bang xảy ra cách đây 13,7 tỷ năm tạo ra dải thiên hà. Nó có khối lượng gấp 2 tỉ lần Mặt trời.
Hai lỗ đen nằm ở trung tâm thiên hà NGC 3393, trong đó một lỗ đen lớn gấp 30 khối lượng Mặt trời và lỗ đen còn lại có khối lượng ít nhất là lớn gấp 1 triệu lần khối lượng Mặt trời.
Hai lỗ đen nằm gần trung tâm của thiên hà xoắn ốc NGC 3393 chỉ nằm cách nhau 490 năm ánh sáng và nhiều khả năng chúng là những gì còn lại của một vụ hợp nhất giữa hai thiên hà có khối lượng không đồng đều cách đây 1 hoặc hơn 1 tỷ năm.
Lỗ đen SBH, được đặt tên NGC 1365, có vận tốc quay tối đa đạt tới 84% tốc độ quay tốc độ ánh sáng. Nó được cho là một trong những lỗ đen có kích thước lớn nhất trong vũ trụ, với khối lượng gấp hàng triệu thậm chí là hàng tỷ lần khối lượng của Mặt trời.
Lỗ đen "siêu khổng lồ" nằm trong dải thiên hà M60-UCD1 cách Trái đất khoảng 50 triệu năm ánh sáng. Lỗ đen chiếm diện tích 15% dải thiên hà và có trọng lượng tương đương với 20 triệu Mặt trời và nặng gấp 5 lần so với hố đen ở trung tâm của dải Ngân hà Milky Way.
Hệ đôi lỗ đen tên là GRS 1915+105 là một trong số các lỗ đen khổng lồ trong thiên hà của chúng ta. Nó nặng gấp 14 lần Mặt trời và cách Trái đất 35.000 năm ánh sáng. Quay quanh nó là một ngôi sao duy nhất.
Sgr A* - siêu hố đen của dải Ngân hà, được ước tính có khối lượng bằng 4 triệu ngôi sao.