Lỗ đen khổng lồ "ngủ quên" hàng chục năm thức giấc

Google News

Lỗ đen khổng lồ có kích thước lớn gấp 12 lần Mặt trời và cách Trái đất khoảng 8.000 năm ánh sáng.

Lỗ đen khổng lồ đã “ngủ yên” trong suốt 26 năm nhưng ngày 15/6 vừa qua, các nhà du hành vũ trụ đã phát hiện dấu hiệu dường như cho thấy lỗ đen đã “thức giấc”, theo tin tức từ Business Insider.
Ngày nay, các nhà khoa học khắp thế giới thường sử dụng các thiết bị tinh vi để tìm hiểu kỹ về lỗ đen bí ẩn này trước khi nó lại trở về trạng thái tĩnh.
Lo den khong lo
 Lỗ đen là một vùng trong không-thời gian mà trường hấp dẫn ngăn cản mọi thứ, bao gồm cả ánh sáng cũng không thể thoát ra.
Cụ thể, ngày 15/6, một trong số các vệ tinh của cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã thu được một dòng tia X do lỗ đen phát ra.
“Tương đương với tuổi thọ của các đài thiên văn vũ trụ, những lần phun trào của lỗ đen hiếm khi xảy ra”, Neil Gehrels, chuyên gia điều tra về Swift, một vệ tinh của NASA đầu tiên xác định hiện tượng lỗ đen phun trào.
“Do vậy, khi chúng tôi nhìn thấy một trong các lỗ đen phun trào, chúng tôi thử ném tất cả mọi thứ vào nó, theo dõi qua quang phổ, từ sóng radio tới các tia gamma”, Neil cho biết.
Lo den khong lo
 
Được biết, lỗ đen phun trào lần này là một phần của lỗ đen có tên gọi V404 Cygni. "Bạn đồng hành" của nó là một ngôi sao nhỏ hơn Mặt trời.

Trước đó, lỗ đen của V404 Cygni từng phun trào. Tuy nhiên, khi các nhà du hành vũ trụ chứng kiến lỗ đen phun trào cách đây hơn 77 năm, vào năm 1938, họ không có nhiều thiết bị như bây giờ. Lỗ đen phun trào trở lại vào năm 1956 và lần tiếp theo diễn ra vào năm 1989.
Mặc dù vào năm 1989, thời điểm lỗ đen V404 Cygni phun trào đã có nhiều thiết bị nhưng nó lại không được nghiên cứu kỹ như sự kiện diễn ra trong năm nay.
Những vụ phun trào như thế này thường chỉ kéo dài vài tuần cho đến vài tháng, do vậy, các nhà du hành vũ trụ đã sử dụng tổng cộng 9 thiết bị trên vũ trụ và mặt đất để nghiên cứu lỗ đen về độ dài sóng, từ năng lượng rất thấp như sóng radio đến năng lượng cao như tia gamma, trước khi hết thời gian.
Một số thiết bị mà họ sử dụng bao gồm Đài quan sát tia X Chandra, vệ tinh INTEGRAL của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, kính thiên văn quang học Gran Telescope Canarias,…
“Đây thực sự là một cơ hội hiếm có trong đời”, Erik Kuulkers, nhà khoa học của dự án INTEGRAL cho biết.
Theo Người Đưa Tin

Bình luận(0)