Lõi từ tính bí ẩn của Mặt trăng. Mới đây, các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng mới cho thấy Mặt trăng từng có một vùng lõi giúp nó tạo ra từ trường mạnh hơn Trái đất hiện nay. Từ tính trong lõi của Mặt trăng đã làm nóng chảy và “khuấy nhão” vùng trung tâm. Các nhà khoa học phải đau đầu tìm lời lý giải xem hiện tượng đó xảy ra khi nào và kết thúc ra sao.
Thời gian vừa qua, các nhà thiên văn thuộc Đại học Arizona, Mỹ phát hiện một thiên hà mới cách Trái đất khoảng 13 tỷ năm ánh sáng. Đây là một trong 10 thiên hà xa và lớn nhất mà con người phát hiện được. Tất cả những kiến thức của các nhà nghiên cứu về thiên hà này vẫn còn mơ hồ.
Sự xuất hiện bí ẩn của "hòn đảo ma thuật" trên sao Thổ. Hình ảnh về "hòn đảo ma thuật" xuất hiện bí ẩn trong những bức hình radar ghi lại tại vùng hồ lớn trên Titan - Mặt trăng khổng lồ của sao Thổ, khiến các nhà khoa học phải tranh luận khá gay gắt tìm lời giải.
Vòng tròn lớn bao quanh tiểu hành tinh Chariklo. Chariklo hiện là vật thể không phải hành tinh đầu tiên thuộc hệ Mặt Trời có hệ thống vành đai riêng. Nguồn gốc của vành đai đôi hiện vẫn còn là một bí ẩn bởi các nhà nghiên cứu vốn không nghĩ rằng những vật thể nhỏ như Chariklo lại có vành đai bao quanh.
Các nhà thiên văn không thể lý giải được quá trình tạo ra tia UV và buộc phải thừa nhận rằng nó còn ẩn chứa rất nhiều bí ẩn.
Bí ẩn về thiên thạch có đuôi. Đó là một thiên thạch có 6 đuôi, được hình thành thành các vật chất và bụi, nằm trong vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc, được quan sát bằng kính thiên văn không gian Hubble. Các nhà nghiên cứu rất bất ngờ khi quan sát thấy thiên thạch và đang đau đầu khám phá.
HD 106906 b, hành tinh kỳ lạ nhất vũ trụ. Hành tinh này có khối lượng gấp 11 lần sao Mộc, mới chỉ tồn tại 13 triệu năm, một khoảng thời gian rất ngắn ngủi trong lĩnh vực thiên văn. Khoảng cách của nó với ngôi sao riêng bằng 650 lần khoảng cách trung bình giữa Trái đất và Mặt trời. Với khoảng cách lớn như thế, nó không phù hợp với bất kỳ học thuyết nào về sự hình thành của hành tinh.
Thời tiết thay đổi bất thường ở sao Thiên Vương. Theo các nghiên cứu trước đó, sao Thiên Vương vốn được xem là hành tinh có thời tiết khá bình lặng, nhưng vì một số lý do nào đó, hành tinh này hiện đang ngập trong các cơn bão điên cuồng.
KIC 2856960, bộ ba sao tiêu tốn thời gian suốt 4 năm theo dõi của các nhà nghiên cứu. Đó là một cấu trúc gồm 3 sao chạy song song, gồm 2 sao lùn xoay quanh 1 ngôi sao chính. Bộ ba ngôi sao này khiến nhà thiên văn học bối rối khi tìm ra câu trả lời hợp lý nhất.
Lõi từ tính bí ẩn của Mặt trăng. Mới đây, các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng mới cho thấy Mặt trăng từng có một vùng lõi giúp nó tạo ra từ trường mạnh hơn Trái đất hiện nay. Từ tính trong lõi của Mặt trăng đã làm nóng chảy và “khuấy nhão” vùng trung tâm. Các nhà khoa học phải đau đầu tìm lời lý giải xem hiện tượng đó xảy ra khi nào và kết thúc ra sao.
Thời gian vừa qua, các nhà thiên văn thuộc Đại học Arizona, Mỹ phát hiện một thiên hà mới cách Trái đất khoảng 13 tỷ năm ánh sáng. Đây là một trong 10 thiên hà xa và lớn nhất mà con người phát hiện được. Tất cả những kiến thức của các nhà nghiên cứu về thiên hà này vẫn còn mơ hồ.
Sự xuất hiện bí ẩn của "hòn đảo ma thuật" trên sao Thổ. Hình ảnh về "hòn đảo ma thuật" xuất hiện bí ẩn trong những bức hình radar ghi lại tại vùng hồ lớn trên Titan - Mặt trăng khổng lồ của sao Thổ, khiến các nhà khoa học phải tranh luận khá gay gắt tìm lời giải.
Vòng tròn lớn bao quanh tiểu hành tinh Chariklo. Chariklo hiện là vật thể không phải hành tinh đầu tiên thuộc hệ Mặt Trời có hệ thống vành đai riêng. Nguồn gốc của vành đai đôi hiện vẫn còn là một bí ẩn bởi các nhà nghiên cứu vốn không nghĩ rằng những vật thể nhỏ như Chariklo lại có vành đai bao quanh.
Các nhà thiên văn không thể lý giải được quá trình tạo ra tia UV và buộc phải thừa nhận rằng nó còn ẩn chứa rất nhiều bí ẩn.
Bí ẩn về thiên thạch có đuôi. Đó là một thiên thạch có 6 đuôi, được hình thành thành các vật chất và bụi, nằm trong vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc, được quan sát bằng kính thiên văn không gian Hubble. Các nhà nghiên cứu rất bất ngờ khi quan sát thấy thiên thạch và đang đau đầu khám phá.
HD 106906 b, hành tinh kỳ lạ nhất vũ trụ. Hành tinh này có khối lượng gấp 11 lần sao Mộc, mới chỉ tồn tại 13 triệu năm, một khoảng thời gian rất ngắn ngủi trong lĩnh vực thiên văn. Khoảng cách của nó với ngôi sao riêng bằng 650 lần khoảng cách trung bình giữa Trái đất và Mặt trời. Với khoảng cách lớn như thế, nó không phù hợp với bất kỳ học thuyết nào về sự hình thành của hành tinh.
Thời tiết thay đổi bất thường ở sao Thiên Vương. Theo các nghiên cứu trước đó, sao Thiên Vương vốn được xem là hành tinh có thời tiết khá bình lặng, nhưng vì một số lý do nào đó, hành tinh này hiện đang ngập trong các cơn bão điên cuồng.
KIC 2856960, bộ ba sao tiêu tốn thời gian suốt 4 năm theo dõi của các nhà nghiên cứu. Đó là một cấu trúc gồm 3 sao chạy song song, gồm 2 sao lùn xoay quanh 1 ngôi sao chính. Bộ ba ngôi sao này khiến nhà thiên văn học bối rối khi tìm ra câu trả lời hợp lý nhất.