Mời các bạn xem trailer của chương trình:
Với những sự kiện tương tự, ở Việt Nam, người ta giành giật đồ ăn, áo mưa miễn phí, giẫm đạp lên nhau để đổi mũ bảo hiểm...
|
Cảnh tượng chen lấn đến "xấu hổ tột cùng" khi đại sứ quán Hà Lan phát 3.000 áo mưa miễn phí cho người dân. |
Với đa phần người dân Việt Nam, những hình ảnh chen lấn đã trở nên quen thuộc. Bởi chẳng ai muốn phàn nàn, cũng không ai bắt ép chúng ta phải xếp hàng, để lấy một suất cháo miễn phí. Còn đối với những người bạn ngoại quốc, trong xu thế hội nhập, đến với Việt Nam, họ cũng im lặng như chính họ là một người đến từ thế giới khác theo đúng nghĩa đen của mình.
Đó chỉ là một bức tranh nhỏ trong một bức tranh rộng lớn hơn về sự thô lỗ của người Việt trong việc xếp hàng.
Chẳng ai có thể quên được cảnh tượng chen lấn để giành suất ăn sushi miễn phí tại Hà Nội. Hay cảnh giành giật áo mưa tại UBND quận Ba Đình, Hà Nội trong chương trình phát 3.000 áo mưa miễn phí do Đại sứ quán Hà Lan tài trợ. Vài phút sau khi chương trình bắt đầu, nhiều người tranh giành nhau để được một chiếc áo mưa miễn phí. Không khí bắt đầu trở nên hỗn loạn khi không ít người chạy lên sân khấu, giật áo mưa từ tay các nhân viên Đại sứ quán và tình nguyện viên. Nhiều người trong số đó tay cầm một lúc 3-4 chiếc áo mưa, hoan hỉ mang “chiến lợi phẩm” ra về.
Và có lẽ hình ảnh xấu xí nhất về ứng xử của người Việt đối với văn hóa xếp hàng chính là việc cả ngàn người chen lấn, thậm chí giẫm đạp lên nhau, trèo tường rào để được vào công viên nước Hồ Tây tắm miễn phí. Và “phép thử” công viên nước Hồ Tây mở cửa miễn phí một lần nữa báo động về văn hóa ứng xử của người Việt.
|
...và đây là cảnh tượng chen lấn "kinh hoàng" tại một điểm đổi mũ bảo hiểm. |
Liệu có còn văn hóa xếp hàng ở người Việt không? Ông Trịnh Hòa Bình – Phó TTK Hội Xã hội học Việt Nam cho biết: “Văn hóa xếp hàng bây giờ có không, tôi nghĩ có. Bởi việc xếp hàng chờ đợi một dịch vụ, một cơ hội chắc chắn phải hàm nghĩa một trật tự nhất định được xã hội thừa nhận và diều đó cho thấy hình ảnhmột xã hội được tổ chức tốt và yên ổn. Nhưng đáng buồn là văn hóa xếp hàng đó chẳng ra đâu vào đâu cả”.
Trở về quá khứ, trước năm 1965, mặc dù hàng hóa phân phối theo tem phiếu, nhưng lúc đó dân thưa, tiền ít, nên việc xếp hàng cũng không có vấn đề gì lớn. Sau hòa bình từ 1954 - 1965, mọi người dân đều cố gắng giữ nếp sống văn minh thanh lịch, ai nấy đều coi chủ nghĩa xã hội như là thiên đường, cho nên không có chuyện chen hàng, xô đẩy nhau.
|
Liệu người Việt có còn văn hóa xếp hàng như người Nhật thế này không? |
Khi đất nước đổi mới, kinh tế phát triển, chuyện xếp hàng thời bao cấp lùi vào quá khứ. Việc xếp hàng bây giờ không phải vì thiếu, vì nghèo như xưa mà do đám đông cùng có nhu cầu trong thời điểm nhất định. Lúc đó phải xếp hàng thì mới giải quyết công bằng và hợp lý mọi việc. Bằng không sẽ ùn tắc, hỗn loạn và phát sinh nhiều vấn nạn.
Nhìn nhận khách quan thì chuyện xếp hàng là thước đo ý thức công dân và văn hóa ứng xử của các nước. Bàn về văn hóa xếp hàng, nhiều người thường đổ lỗi do dân trí và ý thức cá nhân. Nhưng có lẽ phần quan trọng nhất còn là trách nhiệm của các nhà quản lý. Văn hóa xếp hàng là ISO để đánh giá chỉ số năng lực quản lý xã hội. Không thể kết luận người nước ngoài tốt hơn nên họ trật tự hơn. Cái chính là xã hội thông qua quản lý các cấp tạo điều kiện cho người dân xếp hàng và buộc họ phải tuân theo.
Mời quý vị và các bạn cùng đón xem chương trình 8 giờ 15 phút tối với chủ đề “Văn hóa xếp hàng” trên kênh An ninh Thế giới (ANTG) – Truyền hình An Viên:
- Phát sóng chính thức: 20h15 Chủ nhật (14/6/2015)
- Phát lại: 9h00 thứ Hai (15/6/2015) & 15h00 thứ Ba (16/6/2015)