|
Bệnh nhân ung thư béo phì thường có tỷ lệ sống sót thấp hơn do "điều trị non" (hóa trị chưa đủ liều lượng).
|
Các bác sĩ thường rút ngắn liều lượng hóa trị liệu đối với bệnh nhân ung thư béo phì mà không dựa trên căn cứ liều lượng/trọng lượng. Họ thường dùng trọng lượng lý tưởng để quy chụp liều lượng thuốc cho bệnh nhân, thậm chí, họ còn lo sợ bệnh nhân béo phì không thể chịu đựng được. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy người có trọng lượng nặng hơn xử lý hóa trị liệu tốt hơn so với những người nhỏ nhẹ hơn.
Nghiên cứu còn cho thấy, có đến 40 % bệnh nhân ung thư béo phì chỉ nhận được liều hóa trị dưới 85 % yêu cầu (tương ứng với trọng lượng của họ).
Hiện, các bác sĩ điều trị ung thư tại các bệnh viện ở Mỹ đang cố gắng để thay đổi sai lầm này. Nhóm bác sĩ đã đưa ra một hướng dẫn kêu gọi các bệnh viện hãy áp dụng liều lượng điều trị đúng theo cân nặng cho những người béo phì.
Ông Gary Lyman, bác sĩ chuyên khoa Đại học Duke (Mỹ) cho biết: “Có chút nghi ngờ rằng việc điều trị không đủ liều lượng đã góp phần khiến tỷ lệ tử vong và tỷ lệ tái phát cao hơn ở bệnh nhân béo phì".
Cục Trưởng Cục Quản lý dược và thực phẩm điều trị ung thư, bác sĩ Richard Pazdur, cũng đồng ý với quan điểm trên. "Bằng cách giảm liều lượng, hoặc quy chụp liều lượng dựa trên trọng lượng lý tưởng cho bệnh nhân, chúng ta vô tình đã điều trị non cho bệnh nhân", ông nói .
Vấn đề về sử dụng thiếu liều lượng thuốc được phát hiện ở tất cả các loại ung thư được điều trị bằng hóa trị - ung thư vú, ruột kết, phổi, buồng trứng và thậm chí, cả các bệnh về máu như bệnh bạch cầu.