Sự phá huỷ tàn khốc của tế bào ung thư

Google News

Mô hình bệnh tật ở nước ta đã và đang thay đổi, các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, rối loạn nội tiết, bệnh tâm thần.. ngày càng tăng cao, đặc biệt là ung thư.

Vì sao ung thư gây chết người?
Đối với bệnh ung thư, mỗi năm nước ta có đến hơn 150 nghìn người mắc mới. Ung thư xuất hiện ở mọi nơi, từ thành thị tới nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược.
Ung thư là bệnh ác tính của tế bào. Có rất nhiều loại ung thư. Ung thư có thể phát triển trên bất cứ bộ phận nào của cơ thể từ phổi đến vú, máu, đại trực tràng, da, móng…. Bệnh xuất phát từ đâu sẽ được lấy bộ phận đó đặt tên cho bệnh.
Theo PGS Phạm Duy Hiển, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện K trung ương, ở cơ thể bình thường, tế bào phát triển, phân chia và chết đi theo một chu trình định sẵn.
Khi còn trẻ, tế bào phân chia nhanh hơn khi ở tuổi trường thành và người ở tuổi trường thành, cao tuổi, phần lớn các tế bào chỉ phân chia để thay tế bào già, tế bào bị chết hoặc để hàn gắn các vết thương.
Các tế bào ung thư chúng phân chia và chết không theo chương trình định sẵn nữa và cơ thể không kiểm soát nổi. Chúng lấn át các tế bào bình thường, việc này sẽ huỷ hoại các bộ phận của cơ thể, nơi mà ung thư xuất hiện.
Các tế bào lành không thể và không bao giờ dịch chuyển khỏi cơ quan của mình hoặc theo đường máu, đường bạch huyết hoặc theo đường kế cận hay nhảy dù để đến một vị trí khác tạo ra một cơ quan mới hay khối u nhưng các tế bào ung thư thì có khả năng đó. Tách khỏi khối u nguyên sinh phát chui vào đường máu của hệ tuần hoàn, hệ bạch huyết xâm lấn cơ quan kế cận hoặc nhảy dù đến vị trí cơ quan khác để phát triển tạo nên khối u hay còn gọi là di căn.
Một số loại bệnh ung thư có xu hướng phát triển và di căn rất nhanh chóng. Với một số loại khác quá trình này diễn ra chậm hơn. Mỗi loại sẽ đáp dứng với điều trị theo các cách khác nhau.
Vì sao các tế bào ung thư có những khả năng đó? Nếu ta hạn chế hoặc triệt tiêu các khả năng đó của tế bào ung thư, ta hoàn toàn có thể điều trị được bệnh ung thư. Đó là hướng mà các nhà ung thư đang nghiên cứu trên toàn thế giới. Nhưng các nghiên cứu về ung thư thường tốn kém và cần rất nhiều thời gian.
Ví dụ, chỉ để nghiên cứu ung thư dạ dày mà cơ quan NCI (National Cancer Instutiter) của Mỹ đã phải chi 8,2 triệu USD Mỹ vào năm 1998 và tăng lên 13,4 triệu USD vào năm 2003. Đây chỉ là 1 nghiên cứu riêng lẻ về ung thư dạ dày của một viện nghiên cứu ung thư. Điều này để thấy nghiên cứu ung thư tốn kém như thế nào?
Su pha huy tan khoc cua te bao ung thu
 Tế bào ung thư.
Ai dễ mắc ung thư?
Ung thư là bệnh phổ biến ở hầu hết các nước phát triển trên thế giới. Khi tuổi thọ tăng thì bệnh ung thư cũng có xu hướng tăng. Tại Việt Nam ước tính có 150 nghìn người mắc mới mỗi năm, trong đó 57 % là nam giới, 43 % là nữ giới.
Ung thư có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. 10 loại ung thư phổ biến nhất nam giới tại Việt Nam đó là ung thư phổi, dạ dày, gan, đại – trực tràng, thực quản, vòm họng, hạch, máu, tuyến tiền liệt, khoang miệng. Ở nữ, 10 bệnh đó là ung thư vú, đại trực tràng, phế quản – phổi, cổ tử cung, dạ dày, giáp trạng, gan, buồng trứng, hạch, máu.
Theo bác sĩ Lê Hoàng Minh, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP HCM, ung thư phổi và đại trực tràng là những ung thư đứng trong top 5 ở cả nam và nữ. Ung thư phổi là bệnh lý ác tính nhất và nguyên nhân tử vong hàng đầu.
Những dấu hiệu sớm có thể giúp bệnh nhân ung thư phổi giảm tử vong đến 50%: thở nặng nhọc hay đột nhiên thở khò khè mà trước đây bạn chưa từng bị, có thể bạn đang bị một khối u ở phổi; ho dai dẳng, kéo dài vài tuần không khỏi đến khàn giọng; hoặc ho ra máu; đau tức ngực, đau vai hay đau ở các đầu ngón tay; thường xuyên bị nhiễm trùng như: viêm phế quản hay viêm phổi kéo dài tái đi tái lại.
Ung thư đại trực tràng thường tăng nhanh ở cả nam lẫn nữ trong độ tuổi 50 - 54. Ung thư đại trực tràng liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn. Tại các nước phương Tây, chế độ ăn thường giàu chất béo, ít chất xơ và rau. Chế độ ăn ở Việt Nam có lẽ nhiều rau và chất xơ hơn, nên tỉ lệ mắc mới của ung thư đại trực tràng còn thấp so với các nước phát triển.
Dinh dưỡng và vận động giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Giảm cân nếu bị thừa cân béo phì, nhưng không được bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Ăn nhiều chất xơ từ trái cây, rau củ, ngũ cốc… giúp bạn tống thải chất độc hại, chất béo ra khỏi cơ thể.
Tế bào ung thư.
Theo Infonet

Bình luận(0)