Thứ nhất: Nga giành chiến thắng, khi kiểm soát nhiều lãnh thổ ở Ukraine hơn
Kể từ khi Tổng thống Nga Putin ra lệnh cho một chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào ngày 24/2, Quân đội Nga đã giành được quyền kiểm soát đối với các khu vực Kherson, Mariupol, Zaporozhye và Sieverodonetsk ở Ukraine;
Mặc dù chưa đạt được một số mục tiêu quan trọng trong chiến dịch quân sự đặc biệt, nhưng Quân đội Nga đã giáng một đòn mạnh vào Ukraine, đặc biệt là lực lượng phòng không, không quân và lục quân.
Sự kiểm soát của Nga đối với Đông Ukraine đang được mở rộng. Mục đích của Moscow là giành hoàn toàn kiểm soát toàn bộ khu vực Donbass (gồm hai tỉnh Lugansk và Donetsk), Kherson và các khu vực khác.
Với việc chiếm các khu vực trên, Nga đã mở ra toàn bộ Hành lang Đông Ukraine, kiểm soát tất cả các cảng ở Biển Azov và hoàn thành việc kiểm soát thành phố công nghiệp ở miền đông Ukraine và Azov.
Đồng thời kế hoạch của Nga làm tan vỡ ảo tưởng quân sự hóa Biển Azov của NATO, có từ trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra; NATO cũng đã cố gắng điều tàu chiến vào quân cảng Ukraine ở Biển Azov.
Việc Nga kiểm soát Kherson, đã hoàn toàn giải quyết được vấn đề nguồn nước ngọt ở Crimea, và với sự giúp đỡ của Kherson, việc phong tỏa biển Nikolayev, một thị trấn lớn của Ukraine, có thể đạt được.
Việc phong tỏa toàn bộ nền kinh tế hàng hải và thương mại của Ukraine, là chiến lược tốt nhất của Nga, để Nga kiềm chế phương Tây và Ukraine.
Vì châu Âu và Mỹ muốn dùng cuộc chiến ở Ukraine để kéo Nga vào vũng lầy, từ đó làm suy kiệt sức mạnh quốc gia của Nga. Mặt đối lập, Nga cũng kiềm chế phương Tây bằng cách ngăn chặn hoạt động ngoại thương của Ukraine.
Do Ukraine không thể xuất khẩu dầu ăn, lương thực và ngũ cốc, nên nền kinh tế của nước này sẽ bị ảnh hưởng rất lớn; nếu Ukraine muốn duy trì hoạt động bình thường thì phải dựa vào sự hỗ trợ kinh tế từ phương Tây.
Đó là lý do tại sao Mỹ đã viện trợ hàng chục tỷ USD, và nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài, cuộc chiến của Quân đội Ukraine có thể đã sớm kết thúc.
Thứ hai: Nga hòa trong đối đầu với các biện pháp trừng phạt và phản trừng phạt của phương Tây
Sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga liên quan đến tất cả các mặt, từ kinh tế, tiền tệ, khoa học và công nghệ, thể thao, giáo dục, chăm sóc y tế, ngoại giao, quân sự….
Đồng Rúp của Nga giảm mạnh trong một thời gian, do các lệnh trừng phạt tập thể do châu Âu và Mỹ áp đặt; nhưng khi chính quyền Matxcơva gắn đồng rúp với khí đốt tự nhiên và vàng, đồng rúp bắt đầu tăng giá mạnh, về cơ bản vẫn duy trì mức trước xung đột.
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với nền kinh tế, sẽ không làm “lung lay” vị thế cường quốc năng lượng của Nga.
Do nhiều quốc gia ở Tây Âu quá phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên và dầu mỏ của Nga, nên dù EU đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với dầu mỏ của Nga, nhưng nhiều nước đã xin được miễn trừ;
Điều này đồng nghĩa với việc một số nước thành viên EU, đã không tham gia cấm vận dầu mỏ của Nga, gây sự rạn nứt và nghi ngờ trong khối.
Ngoài ra, mặc dù phương Tây đã cố gắng hết sức để kêu gọi Ấn Độ, Indonesia, Ả Rập Xê-út và Thổ Nhĩ Kỳ trừng phạt Nga, nhưng các nước này không đồng ý đứng về phía phương Tây, vì lợi ích riêng của họ.
Có thể nói, Moscow về cơ bản ngang ngửa với phương Tây về các biện pháp trừng phạt, tất nhiên điều này chỉ có thể thực hiện được nhờ lợi thế về năng lượng và lương thực; nếu Nga không phải là một cường quốc về năng lượng, thì tác động đến kinh tế Nga sẽ rất lớn, thậm chí là sụp đổ.
Khi bước vào mùa thu và mùa đông, EU sẽ ngày càng có ít lệnh trừng phạt hơn đối với Nga, và Nga sẽ giành được thế chủ động, nếu giá khí đốt tự nhiên của EU tăng cao, sẽ tác động tiêu cực lớn đến lạm phát ở châu Âu và Mỹ.
Việc tăng giá năng lượng ở EU cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Mỹ ở một mức độ nhất định, vì sự giao lưu kinh tế giữa Châu Âu và Mỹ rất gần gũi, tác động này gần như là trực tiếp.
Hiện nay Nga đang giảm cung cấp khí đốt tự nhiên cho EU, không cần biết lý do là gì, thì thực tế là đã hình thành việc lưu trữ khí đốt của EU; nếu EU không có đủ dự trữ khí đốt tự nhiên vào mùa thu đông, thì họ phải gõ cửa Moscow, bất chấp lệnh cấm vận mà họ đặt ra.
Thứ ba: Nga thua khi không ngăn được sự bành trướng về phía đông của NATO
Lý do khiến Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt chống lại Ukraine, ngoài mục đích "giải phóng" Donbass và bảo vệ người Nga, còn nhằm ngăn Ukraine gia nhập NATO và ngăn chặn sự bành trướng về phía đông của NATO.
Vấn đề bây giờ là Ukraine khó có thể gia nhập NATO, nhưng Phần Lan và Thụy Điển thì có.
Chưa nói đến Thụy Điển, chỉ cần nói Phần Lan; Phần Lan và Nga có đường biên giới rất dài, Phần Lan gia nhập NATO, đồng nghĩa với việc vùng đệm chiến lược giữa NATO và Nga không còn, như vậy NATO một lần nữa đạt được lợi thế, khi hoàn thành việc mở rộng về phía đông.
Hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ không còn phủ quyết Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO, sau khi đạt được những lợi ích mà nước này mong muốn; trong bối cảnh đó, Mỹ chắc chắn sẽ đẩy nhanh việc thúc đẩy Phần Lan gia nhập NATO.
Một khi Phần Lan gia nhập NATO, đồng nghĩa với việc Nga đang ở trong thế bao vây của NATO, ít nhất là ở khu vực biên giới phía Tây.
Hơn nữa, Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO đang khiến Nga lúng túng. Ukraine mới chỉ có “nguyện vọng” gia nhập NATO nhưng phản ứng của Nga đã là cực kỳ gay gắt; nhưng Phần Lan gia nhập NATO, thì Nga chỉ biết “quan ngại”?
Ảnh hưởng của việc NATO mở rộng về phía đông đối với Nga dường như không lớn đến thế và Nga vẫn chưa từ bỏ các mục tiêu đã thiết lập ở Ukraine. Nhưng dưới góc độ địa chính trị, có thể giải thích như sau:
Thứ nhất, mối quan hệ giữa Nga và Ukraine rất khác so với Phần Lan, ở khu vực miền Đông Ukraine, có nhiều khu vực nói tiếng Nga; Moscow không thể làm ngơ trước những đòi hỏi của người Nga ở những nơi này.
Trong khi đó, mong muốn của Kiev là ngả về phương Tây, đây là nguyện vọng trái ngược với mong muốn của dân miền Đông Ukraine; cộng với việc dân Nga ở Donbass bị lực lượng cực hữu của Tiểu đoàn Azov đàn áp lâu dài, Nga không thể chịu đựng nổi.
Thứ hai, Nga duy trì ảnh hưởng ở Biển Đen là chưa đủ; kiểm soát Crimea là chưa đủ, bởi vì chỉ một Crimea, rơi vào thế bị cô lập.
Do vậy chỉ bằng cách giành quyền kiểm soát Kherson và Donbass; nối liền các khu vực này thành Hành lang Đông-Ukraine, thì mới có thể phát triển được Crimea.
Có thể nói, động thái của Nga là một kế hoạch đã được xây dựng rất tỉ mỉ, trừ khi Ukraine có được sự hỗ trợ quân sự mạnh mẽ trong tương lai, nếu không, Kiev khó có thể lật ngược được thế sự đã đành.
Thứ ba, ngay cả khi Nga muốn ngừng bắn, phương Tây cũng không thể đồng ý, việc phương Tây liên tục đưa vũ khí vào Ukraine, đồng nghĩa với việc Quân đội Ukraine có thể phát động phản công bất cứ lúc nào, đặc biệt là Mỹ và Anh đã viện trợ cho Ukraine nhiều bệ phóng và tên lửa có tầm bắn hơn 50 km, có thể tấn công trực tiếp vào sâu bên trong lãnh thổ Nga.