Ở chiến trường Donbass, Quân đội Nga đã tăng dần hỏa lực pháo binh từ ba lần, bốn lần, năm lần cho đến bảy lần, tám lần; thậm chí là 10 lần và 20 lần so với Quân đội Ukraine tại các khu vực trọng yếu.Quân đội Nga mới chỉ đạt được quyền kiểm soát tuyệt đối chiến trường, mặc dù Quân đội Ukraine vẫn có thể tiến hành các cuộc phản công hạn chế, nhưng về cơ bản, Quân đội Nga đã giành thế chủ động tuyệt đối; đẩy Quân đội Ukraine vào thế phòng ngự bị động.Trong các trận chiến đấu, chỉ cần quân ta có lợi thế gấp ba lần đối phương là có thể giành chiến thắng. Tuy nhiên, tại sao pháo binh Ukraine yếu như vậy, Quân đội Nga không thể chế áp hỏa lực gấp 3, 5 lần pháo binh mà phải tăng lên gấp 10 lần ưu thế, mới có thể làm chủ tuyệt đối?Trong chương trình truyền hình Nga "60 Minutes", cựu đại tá Khodalyonok, thuộc Văn phòng Tác chiến của Bộ Tổng tham mưu Nga, đã nêu hai lý do chính khiến pháo binh Ukraine tương đối mạnh.Trước tiên, ông Khodalyonok cho biết, sở dĩ pháo binh Ukraine có chất lượng kỹ, chiến thuật tương đối cao, là do trong thời kỳ Liên Xô, Quân đội Liên Xô đã thành lập 6 trường huấn luyện pháo binh tiên tiến trên toàn lãnh thổ Liên Xô, trong đó có 3 trường chỉ huy pháo binh tiên tiến ở Ukraine, 2 trường ở Nga và 1 ở Gruzia.Trong số các trường pháo binh ở Ukraine, có Trường cao đẳng chỉ huy pháo phản lực Odessa, Trường sĩ quan chỉ huy pháo tự hành Sumy và Trường sĩ quan chỉ huy pháo chiến dịch Khmelnitsky. Như vậy, dưới thời Liên Xô, trên lãnh thổ Ukraine có nhiều trường chỉ huy pháo binh tiên tiến hơn của Nga. Khi đó Nga chỉ có 2 trường sĩ quan chỉ huy pháo binh tiên tiến và Gruzia cũng có 1 trường chỉ huy pháo binh tiên tiến. Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine vẫn giữ lại giáo viên trường pháo binh và tài liệu giảng dạy, để tiếp tục đào tạo sĩ quan và hạ sĩ quan pháo binh của họ. Vì vậy, có nhiều chỉ huy trung đội trưởng, đại đội trưởng và trinh sát viên pháo binh có trình độ cao trong Quân đội Ukraine.Do đó, sau khi Quân đội Ukraine được viện trợ những khẩu pháo hiện đại của phương Tây, pháo binh Ukraine sẽ có thể giành lại ưu thế hoàn toàn trong vòng ba tuần pháo binh Nga. Nguyên nhân chính, là họ có nguồn nhân lực đã được đào tạo chính quy về pháo binh nhiều năm và có kinh nghiệm chiến đấu thực tế. Một loại pháo mới ra mắt, người lính có thể sử dụng thành thạo sau 3 tuần làm quen với các chức năng cơ bản. Điều này tương tự như một sinh viên tốt nghiệp trường công nghiệp ô tô hoặc đã nhiều năm làm trong ngành công nghiệp ô tô; chỉ cần đưa cho họ một chiếc xe nhập khẩu, và trong ba tuần, họ có thể hoàn toàn quen thuộc với hoạt động của chiếc xe nhập khẩu.Do đó, trong xung đột Nga-Ukraine, Quân đội Ukraine thường trực tiếp sử dụng UAV để thực hiện các cuộc tấn công chính xác tầm xa nhằm vào xe tăng và xe bọc thép đang di chuyển. Hơn 45% tổn thất về xe tăng và xe bọc thép của Quân đội Nga trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, là do pháo binh Ukraine gây ra.Trên thực tế, pháo binh bắn ngắm gián tiếp rất khó tiêu diệt xe tăng, thiết giáp; xét cho cùng, hầu hết các xe tăng và xe bọc thép đều đang di chuyển, và rất khó nắm bắt được vị trí đạn pháo rơi. Ngay cả khi quả đạn pháo bắn trượt qua xe tăng từ 1-2 mét, thì cũng không gây ra thiệt hại gì đáng kể cho xe tăng.Lựu pháo 152mm-155mm nếu bắn trúng xe tăng và xe bọc thép ở khoảng cách xa, phải bắn trúng trực diện, độ lệch mục tiêu không được lớn hơn nửa mét. Điều này là để kiểm tra các kỹ năng cơ bản và sức mạnh tổng hợp của mỗi đơn vị.Ngoài ra, ông Khodalyonok cho biết, tầm bắn của pháo tự hành 2S5 Giatsint-S 152mm của Nga là 28 km, mặc dù một lữ đoàn pháo có 72 khẩu pháo tự hành 2S5 Giatsint-S152mm, nhưng nó sẽ bị tiêu diệt bởi một số ít khẩu đội pháo Caesar 155mm của Ukraine. Lý do pháo tự hành bánh hơi Caesar của Ukraine có tầm bắn 40 km đối với đạn pháo tăng tầm thông thường và tầm bắn 50 km đối với đạn pháo tăng tầm có dẫn đường. Đồng thời, hiệu suất thông tin hóa và độ chính xác của pháo Caesar, cũng vượt xa pháo tự hành 2S5 Giatsint-S, được sản xuất vào cuối những năm 1970.Cuối cùng, Khodalyonok tin rằng, từ những năm 1960 và 1970, lãnh đạo Quân đội Liên Xô đã trở nên rất “cuồng tín” về sức mạnh của vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo, và đã từ bỏ đầu tư vào nghiên cứu và phát triển pháo binh. Do vậy trong nhiều thập kỷ, việc coi thường sự phát triển của pháo binh của các nhà lãnh đạo Quân đội Liên Xô, đã dẫn đến việc nhiều cơ quan nghiên cứu pháo binh và nhiều mô hình thử nghiệm rất tiên tiến của pháo binh bị bỏ rơi.Do đó, lực lượng chủ lực của pháo binh Nga, chỉ có thể dựa vào số pháo cũ từ những năm 1960-1980, tuy số lượng có nhiều, nhưng hiệu suất không cao. Tất nhiên, nguyên nhân chính là do chi tiêu quân sự của Nga eo hẹp, không dư dả để đầu tư chế tạo vũ khí pháo binh; mặc dù Nga hoàn toàn thừa năng lực để phát triển.
Ở chiến trường Donbass, Quân đội Nga đã tăng dần hỏa lực pháo binh từ ba lần, bốn lần, năm lần cho đến bảy lần, tám lần; thậm chí là 10 lần và 20 lần so với Quân đội Ukraine tại các khu vực trọng yếu.
Quân đội Nga mới chỉ đạt được quyền kiểm soát tuyệt đối chiến trường, mặc dù Quân đội Ukraine vẫn có thể tiến hành các cuộc phản công hạn chế, nhưng về cơ bản, Quân đội Nga đã giành thế chủ động tuyệt đối; đẩy Quân đội Ukraine vào thế phòng ngự bị động.
Trong các trận chiến đấu, chỉ cần quân ta có lợi thế gấp ba lần đối phương là có thể giành chiến thắng. Tuy nhiên, tại sao pháo binh Ukraine yếu như vậy, Quân đội Nga không thể chế áp hỏa lực gấp 3, 5 lần pháo binh mà phải tăng lên gấp 10 lần ưu thế, mới có thể làm chủ tuyệt đối?
Trong chương trình truyền hình Nga "60 Minutes", cựu đại tá Khodalyonok, thuộc Văn phòng Tác chiến của Bộ Tổng tham mưu Nga, đã nêu hai lý do chính khiến pháo binh Ukraine tương đối mạnh.
Trước tiên, ông Khodalyonok cho biết, sở dĩ pháo binh Ukraine có chất lượng kỹ, chiến thuật tương đối cao, là do trong thời kỳ Liên Xô, Quân đội Liên Xô đã thành lập 6 trường huấn luyện pháo binh tiên tiến trên toàn lãnh thổ Liên Xô, trong đó có 3 trường chỉ huy pháo binh tiên tiến ở Ukraine, 2 trường ở Nga và 1 ở Gruzia.
Trong số các trường pháo binh ở Ukraine, có Trường cao đẳng chỉ huy pháo phản lực Odessa, Trường sĩ quan chỉ huy pháo tự hành Sumy và Trường sĩ quan chỉ huy pháo chiến dịch Khmelnitsky.
Như vậy, dưới thời Liên Xô, trên lãnh thổ Ukraine có nhiều trường chỉ huy pháo binh tiên tiến hơn của Nga. Khi đó Nga chỉ có 2 trường sĩ quan chỉ huy pháo binh tiên tiến và Gruzia cũng có 1 trường chỉ huy pháo binh tiên tiến.
Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine vẫn giữ lại giáo viên trường pháo binh và tài liệu giảng dạy, để tiếp tục đào tạo sĩ quan và hạ sĩ quan pháo binh của họ. Vì vậy, có nhiều chỉ huy trung đội trưởng, đại đội trưởng và trinh sát viên pháo binh có trình độ cao trong Quân đội Ukraine.
Do đó, sau khi Quân đội Ukraine được viện trợ những khẩu pháo hiện đại của phương Tây, pháo binh Ukraine sẽ có thể giành lại ưu thế hoàn toàn trong vòng ba tuần pháo binh Nga.
Nguyên nhân chính, là họ có nguồn nhân lực đã được đào tạo chính quy về pháo binh nhiều năm và có kinh nghiệm chiến đấu thực tế. Một loại pháo mới ra mắt, người lính có thể sử dụng thành thạo sau 3 tuần làm quen với các chức năng cơ bản.
Điều này tương tự như một sinh viên tốt nghiệp trường công nghiệp ô tô hoặc đã nhiều năm làm trong ngành công nghiệp ô tô; chỉ cần đưa cho họ một chiếc xe nhập khẩu, và trong ba tuần, họ có thể hoàn toàn quen thuộc với hoạt động của chiếc xe nhập khẩu.
Do đó, trong xung đột Nga-Ukraine, Quân đội Ukraine thường trực tiếp sử dụng UAV để thực hiện các cuộc tấn công chính xác tầm xa nhằm vào xe tăng và xe bọc thép đang di chuyển. Hơn 45% tổn thất về xe tăng và xe bọc thép của Quân đội Nga trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, là do pháo binh Ukraine gây ra.
Trên thực tế, pháo binh bắn ngắm gián tiếp rất khó tiêu diệt xe tăng, thiết giáp; xét cho cùng, hầu hết các xe tăng và xe bọc thép đều đang di chuyển, và rất khó nắm bắt được vị trí đạn pháo rơi. Ngay cả khi quả đạn pháo bắn trượt qua xe tăng từ 1-2 mét, thì cũng không gây ra thiệt hại gì đáng kể cho xe tăng.
Lựu pháo 152mm-155mm nếu bắn trúng xe tăng và xe bọc thép ở khoảng cách xa, phải bắn trúng trực diện, độ lệch mục tiêu không được lớn hơn nửa mét. Điều này là để kiểm tra các kỹ năng cơ bản và sức mạnh tổng hợp của mỗi đơn vị.
Ngoài ra, ông Khodalyonok cho biết, tầm bắn của pháo tự hành 2S5 Giatsint-S 152mm của Nga là 28 km, mặc dù một lữ đoàn pháo có 72 khẩu pháo tự hành 2S5 Giatsint-S152mm, nhưng nó sẽ bị tiêu diệt bởi một số ít khẩu đội pháo Caesar 155mm của Ukraine.
Lý do pháo tự hành bánh hơi Caesar của Ukraine có tầm bắn 40 km đối với đạn pháo tăng tầm thông thường và tầm bắn 50 km đối với đạn pháo tăng tầm có dẫn đường. Đồng thời, hiệu suất thông tin hóa và độ chính xác của pháo Caesar, cũng vượt xa pháo tự hành 2S5 Giatsint-S, được sản xuất vào cuối những năm 1970.
Cuối cùng, Khodalyonok tin rằng, từ những năm 1960 và 1970, lãnh đạo Quân đội Liên Xô đã trở nên rất “cuồng tín” về sức mạnh của vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo, và đã từ bỏ đầu tư vào nghiên cứu và phát triển pháo binh.
Do vậy trong nhiều thập kỷ, việc coi thường sự phát triển của pháo binh của các nhà lãnh đạo Quân đội Liên Xô, đã dẫn đến việc nhiều cơ quan nghiên cứu pháo binh và nhiều mô hình thử nghiệm rất tiên tiến của pháo binh bị bỏ rơi.
Do đó, lực lượng chủ lực của pháo binh Nga, chỉ có thể dựa vào số pháo cũ từ những năm 1960-1980, tuy số lượng có nhiều, nhưng hiệu suất không cao. Tất nhiên, nguyên nhân chính là do chi tiêu quân sự của Nga eo hẹp, không dư dả để đầu tư chế tạo vũ khí pháo binh; mặc dù Nga hoàn toàn thừa năng lực để phát triển.