Hiện Quân đội Ukraine được Mỹ và các quốc gia đồng minh của Mỹ viện trợ một số lượng lớn lựu pháo M777. Loại pháo cỡ nòng 155mm này, có khả năng bắn đạn pháo dẫn đường chính xác, hiện là loại pháo chủ lực của quân đội Ukraine. Nhờ sử dụng hệ thống định vị GPS, nên lựu pháo M777 có thể tấn công chính xác các mục tiêu bằng đạn có điều khiển. Ngoài ra, quân đội Ukraine đã có hệ thống tên lửa cơ động cao M142 HIMARS, vừa có thể phóng đạn không điều khiển, vừa phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật.Hệ thống phóng tên lửa đa năng M142, nếu bắn đạn không điều khiển có tầm bắn 42 km; nếu sử dụng tên lửa chiến thuật, nó có khả năng bắn trúng mục tiêu cách xa 300 km.Sau khi phương Tây cung cấp lựu pháo M777 cho Ukraine, Mỹ bắt đầu cung cấp hệ thống tên lửa cơ động cao M142 HIMARS và Anh cung cấp pháo phản lực phóng loạt M270, qua đó nâng cao khả năng tấn công chính xác tầm xa cho quân đội Ukraine. Vào sáng sớm ngày 27/6, một kho đạn của quân đội Nga đã phát nổ, theo thông tin tổng hợp nhận định, đó là do quân đội Ukraine sử dụng hệ thống tên lửa M142 bắn trúng.Theo hình ảnh chụp vệ tinh do European Sentinel công bố, sau khi kho đạn bị bắn trúng, có một đám cháy gây ra bởi một vụ nổ thứ cấp trong phạm vi 10 km. Như vậy quân đội Nga đã chịu tổn thất. Quân đội Nga tuyên bố sẽ theo dõi sát sao sự di chuyển của các hệ thống HIMARS, nhưng đến thời điểm hiện tại, họ chưa thực hiện cuộc tấn công nào đối với bệ phóng tên lửa cơ động cao M142 do quân đội Ukraine sở hữu.Rõ ràng là Quân đội Nga vẫn chưa loại bỏ hết các các điểm hỏa lực trong phạm vi 40 km ngoài tầm kiểm soát, nên kho đạn ở Luhansk đã bị hệ thống tên lửa tấn công tầm xa HIMARS này phá hủy.Nga có ưu thế về không quân, vệ tinh và máy bay không người lái để có thể theo dõi và giám sát hoạt động của quân đội Ukraine. Đối với mối đe dọa của các bệ phóng tên lửa di động như M142 được đánh giá là "nguy hiểm"; nhưng do các hệ thống phóng tên lửa này có khả năng cơ động cao, điều này làm tăng độ khó cho việc theo dõi của Nga.Trên thực tế, Nga hoàn toàn có khả năng phá hủy những bệ phóng tên lửa cơ động cao M142, do số vũ khí này được vận chuyển tới miền đông Ukraine thông qua hệ thống đường sắt; nhưng Nga “vẫn cho” quân đội Ukraine cơ hội để lọt vũ khí vào nội địa.Việc vệ tinh Sentinel ở châu Âu lần đầu tiên chụp được ảnh vụ nổ kho đạn Lugansk cho thấy, NATO đã đâm một nhát dao sau lưng Nga. Để nắm được vị trí kho đạn của quân đội Nga, quân đội Ukraine cần sử dụng ảnh vệ tinh để định vị chính xác.Khi có tọa độ mục tiêu chính xác, họ dùng tên lửa dẫn đường, được phóng từ hệ thống HIMARS M142 và có sử dụng hệ thống định vị vệ tinh GPS để điều chỉnh đường bay của tên lửa.Sự tham gia của NATO trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, từ lâu không chỉ là cung cấp vũ khí, đạn dược mà còn hỗ trợ trong lĩnh vực tình báo. Gần đây máy bay chiến đấu tàng hình F-35A Lightning II đã tiếp cận không phận Ba Lan, và có khả năng vào cả khu vực vùng trời do Ukraine kiểm soát.Đánh giá về cuộc tấn công chính xác của Quân đội Ukraine vào kho đạn của quân đội Nga ở Luhansk, nếu Nga không tấn công phá hủy các trang thiết bị của quân đội Ukraine từ gốc, thì sẽ bị tổn thất lớn trong tương lai, vì sự trợ giúp quân sự của phương Tây cho Ukraine sẽ không dừng lại.Tại hội nghị thượng đỉnh "G7" diễn ra ngày 26/6, các nước phương Tây một lần nữa tuyên bố sẽ ủng hộ Ukraine, đồng thời "G7" vẫn đang gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Nga, mới nhất là cấm nhập khẩu vàng từ Nga.Đằng sau cuộc xung đột Nga-Ukraine là cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa Nga và các nước phương Tây; vì vậy, khi phương Tây tăng viện trợ quân sự cho Ukraine, thì Nga phải có biện pháp ngăn chặn dòng chảy của vũ khí phương Tây vào biên giới giữa Ukraine và NATO, để tránh những đòn hiểm trên chiến trường.
Hiện Quân đội Ukraine được Mỹ và các quốc gia đồng minh của Mỹ viện trợ một số lượng lớn lựu pháo M777. Loại pháo cỡ nòng 155mm này, có khả năng bắn đạn pháo dẫn đường chính xác, hiện là loại pháo chủ lực của quân đội Ukraine.
Nhờ sử dụng hệ thống định vị GPS, nên lựu pháo M777 có thể tấn công chính xác các mục tiêu bằng đạn có điều khiển. Ngoài ra, quân đội Ukraine đã có hệ thống tên lửa cơ động cao M142 HIMARS, vừa có thể phóng đạn không điều khiển, vừa phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật.
Hệ thống phóng tên lửa đa năng M142, nếu bắn đạn không điều khiển có tầm bắn 42 km; nếu sử dụng tên lửa chiến thuật, nó có khả năng bắn trúng mục tiêu cách xa 300 km.
Sau khi phương Tây cung cấp lựu pháo M777 cho Ukraine, Mỹ bắt đầu cung cấp hệ thống tên lửa cơ động cao M142 HIMARS và Anh cung cấp pháo phản lực phóng loạt M270, qua đó nâng cao khả năng tấn công chính xác tầm xa cho quân đội Ukraine.
Vào sáng sớm ngày 27/6, một kho đạn của quân đội Nga đã phát nổ, theo thông tin tổng hợp nhận định, đó là do quân đội Ukraine sử dụng hệ thống tên lửa M142 bắn trúng.
Theo hình ảnh chụp vệ tinh do European Sentinel công bố, sau khi kho đạn bị bắn trúng, có một đám cháy gây ra bởi một vụ nổ thứ cấp trong phạm vi 10 km. Như vậy quân đội Nga đã chịu tổn thất.
Quân đội Nga tuyên bố sẽ theo dõi sát sao sự di chuyển của các hệ thống HIMARS, nhưng đến thời điểm hiện tại, họ chưa thực hiện cuộc tấn công nào đối với bệ phóng tên lửa cơ động cao M142 do quân đội Ukraine sở hữu.
Rõ ràng là Quân đội Nga vẫn chưa loại bỏ hết các các điểm hỏa lực trong phạm vi 40 km ngoài tầm kiểm soát, nên kho đạn ở Luhansk đã bị hệ thống tên lửa tấn công tầm xa HIMARS này phá hủy.
Nga có ưu thế về không quân, vệ tinh và máy bay không người lái để có thể theo dõi và giám sát hoạt động của quân đội Ukraine. Đối với mối đe dọa của các bệ phóng tên lửa di động như M142 được đánh giá là "nguy hiểm"; nhưng do các hệ thống phóng tên lửa này có khả năng cơ động cao, điều này làm tăng độ khó cho việc theo dõi của Nga.
Trên thực tế, Nga hoàn toàn có khả năng phá hủy những bệ phóng tên lửa cơ động cao M142, do số vũ khí này được vận chuyển tới miền đông Ukraine thông qua hệ thống đường sắt; nhưng Nga “vẫn cho” quân đội Ukraine cơ hội để lọt vũ khí vào nội địa.
Việc vệ tinh Sentinel ở châu Âu lần đầu tiên chụp được ảnh vụ nổ kho đạn Lugansk cho thấy, NATO đã đâm một nhát dao sau lưng Nga. Để nắm được vị trí kho đạn của quân đội Nga, quân đội Ukraine cần sử dụng ảnh vệ tinh để định vị chính xác.
Khi có tọa độ mục tiêu chính xác, họ dùng tên lửa dẫn đường, được phóng từ hệ thống HIMARS M142 và có sử dụng hệ thống định vị vệ tinh GPS để điều chỉnh đường bay của tên lửa.
Sự tham gia của NATO trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, từ lâu không chỉ là cung cấp vũ khí, đạn dược mà còn hỗ trợ trong lĩnh vực tình báo. Gần đây máy bay chiến đấu tàng hình F-35A Lightning II đã tiếp cận không phận Ba Lan, và có khả năng vào cả khu vực vùng trời do Ukraine kiểm soát.
Đánh giá về cuộc tấn công chính xác của Quân đội Ukraine vào kho đạn của quân đội Nga ở Luhansk, nếu Nga không tấn công phá hủy các trang thiết bị của quân đội Ukraine từ gốc, thì sẽ bị tổn thất lớn trong tương lai, vì sự trợ giúp quân sự của phương Tây cho Ukraine sẽ không dừng lại.
Tại hội nghị thượng đỉnh "G7" diễn ra ngày 26/6, các nước phương Tây một lần nữa tuyên bố sẽ ủng hộ Ukraine, đồng thời "G7" vẫn đang gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Nga, mới nhất là cấm nhập khẩu vàng từ Nga.
Đằng sau cuộc xung đột Nga-Ukraine là cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa Nga và các nước phương Tây; vì vậy, khi phương Tây tăng viện trợ quân sự cho Ukraine, thì Nga phải có biện pháp ngăn chặn dòng chảy của vũ khí phương Tây vào biên giới giữa Ukraine và NATO, để tránh những đòn hiểm trên chiến trường.