Những chiến đấu cơ Su-35 của Nga bay ở độ cao và khoảng cách ngoài tầm bắn của hệ thống phòng không Ukraine; sau đó phóng bom có lượn có điều khiển và đây thực sự là mối đe dọa mới đối với quân đội Ukraine.Người đưa ra những lo ngại này, không ai khác chính là phát ngôn viên của Không quân Ukraine, ông Yuriy Ignat. Đầu tiên vào ngày 30/3, ông Ignat đã phát biểu trên truyền hình Ukraine và cho biết, các hệ thống phòng không của Ukraine hiện không thể đối phó với những quả bom lượn của Nga vừa được thả xuống.Quân đội Nga cũng thừa nhận việc họ dùng những chiếc chiến đấu cơ Su-35 thả những quả bom lượn có điều khiển xuống khu vực. Ông Yuriy Ignat thừa nhận, đây là một mối đe dọa mới, mô tả những gì đang xảy ra là “những quả bom 500 kg bay xa hàng vài chục km…”. Các thông tin về việc sử dụng bom lượn có điều khiển của Không quân Nga bắt đầu vào cuối năm ngoái. Và kể từ đó, ngày càng nhiều thông tin xuất hiện, trong đó có hình ảnh một số quả bom chưa nổ, xác nhận rằng Nga đang sử dụng một chiến thuật mới, không chỉ là mối đe dọa mà còn là vấn đề lớn đối với quốc phòng Ukraine. Việc Không quân Nga sử dụng bom FAB-500M-62 thường được nhắc đến, vì loại bom này có thể được trang bị trên hầu hết mọi máy bay chiến đấu của Nga, không chỉ Su-35 mà cả cường kích Su-25, tiêm kích bom Su-24, Su-34 và cả máy bay đánh chặn MiG-29.Về thực chất, bom lượn có điều khiển FAB-500M-62 được cải tiến từ loại bom thường FAB-500. Để biến nó thành một quả bom “thông minh”, người Nga đã lắp cho bom thường một đôi cánh bay, cùng hệ thống dẫn đường bằng la bàn con quay, có hiệu chỉnh sai số bằng tín hiệu vệ tinh toàn cầu GLONASS. Về nguyên tắc, loại bom lượn thông minh của Nga, không phải là loại vũ khí mới lần đầu xuất hiện trên thế giới, mà tiên phong là Không quân Mỹ, khi cũng sử dụng các bộ dụng cụ tương tự, biến những quả bom thường thành bom hàng không thông minh (bom JDAM).Bản thân Không quân Ukraine cũng đã nhận được những quả bom JDAM đầu tiên do Mỹ cung cấp. Thậm chí còn có thông tin rằng, Không quân Ukraine đã sử dụng loại bom này để tấn công các vị trí của lính đánh thuê Wagner ở khu vực Bakhmut. Bakhmut là chiến trường tử thần của cả hai bên, là nơi diễn ra các trận giao tranh ác liệt nhất từ khi bùng nổ xung đột. Không quân Nga cũng đã hỗ trợ cho lính đánh thuê Wagner của họ bằng bom FAB-500M-62. Có bằng chứng hình ảnh về điều này, cũng như các tuyên bố từ cả hai phía của cuộc xung đột. Hiện Ukraine đang ở trong một tình thế khó khăn; mặc dù có thông tin là Không quân Ukraine cũng đã sử dụng bom JDAM ở Bakhmut; nhưng liền sau đó có thông tin, chiếc Su-24 của Không quân Ukraine đã bị phòng không Nga tại Bakhmut bắn rơi. Do vậy ông Yuriy Ignat tiếp tục kêu gọi phương Tây viện trợ máy bay chiến đấu.Ông Ignat cho biết trong cùng một cuộc phỏng vấn trên truyền hình: “Ngay bây giờ, Không quân của chúng ta cần một loại máy bay chiến đấu phản lực đa năng của phương Tây”. Theo ông Ignat, chính loại máy bay chiến đấu như vậy sẽ giúp Ukraine chống lại sự thay đổi của Nga trong chiến thuật tấn công. Ông Ignat nhấn mạnh rằng, ngoài xin máy bay, việc xin viện trợ thêm các hệ thống phòng không phải được tiếp tục. Gần đây các thông tin đã bắt đầu xuất hiện cho biết, Không quân Ukraine đang sử dụng bom lượn đường kính nhỏ (GLSDB) do Mỹ cung cấp; nhưng phòng không Nga đã đánh chặn thành công. Không những vậy, trong một diễn biến mới nhất, cơ quan báo chí của Bộ Quốc phòng Nga ngày 30/3 cho biết, các hệ thống phòng không của nước này lần đầu tiên bắn hạ Grom-2. Đây là loại tên lửa đạn đạo chiến thuật của Ukraine, mới đưa vào sử dụng; tương tự như tên lửa Iskander của Nga.Trong phát ngôn mới nhất của ông Ignat, Không quân Nga dự định bắt đầu sử dụng loại bom có sức công phá còn lớn hơn; cụ thể là bom phá nặng một tấn rưỡi, có hệ thống cánh lượn và dẫn đường chính xác.Theo người phát ngôn của Không quân Ukraine, sau chuyến thăm gần đây của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tới một trong những doanh nghiệp sản xuất loại bom hạng nặng này. Nhiều khả năng những quả bom này cũng sẽ được lắp cánh lượn và và hệ thống định vị vệ tinh GLONASS.Ông Ignat cho biết thêm, cũng giống như trường hợp Không quân Nga sử dụng các loại bom “nhẹ hơn”, lực lượng phòng không Ukraine không có khả năng bắn hạ những loại bom hạng nặng mới; ít nhất là bằng những hệ thống phòng không đang có trong Quân đội Ukraine.Những quả bom lượn như vậy của Nga, có thể phóng từ khoảng cách 50 km, ngoài tầm bắn của các hệ thống phòng không Ukraine; do vậy ông Ignat đề nghị phương Tây cung cấp cho Kiev càng nhiều, càng nhanh và càng tốt các hệ thống phòng không hiện đại như Patriot hay SAMP-T; góp phần bảo vệ lực lượng mặt đất.Còn để bắn hạ máy bay Nga, ngay cả trước khi chúng tấn công các mục tiêu Ukraine ở khoảng cách an toàn, ông Ignat đề nghị Mỹ cung cấp các máy bay chiến đấu F-16 hiện đại “hoặc các loại chiến đấu cơ khác, nhưng không thấp hơn thế hệ 4++”, người phát ngôn của Không quân Ukraine kết luận. Tiêm kích bom Su-34 Nga sử dụng bom lượn phá hủy cây cầu bắc qua sông Sudost gần làng Gremyach ở vùng Chernihiv của Ukraine.
Những chiến đấu cơ Su-35 của Nga bay ở độ cao và khoảng cách ngoài tầm bắn của hệ thống phòng không Ukraine; sau đó phóng bom có lượn có điều khiển và đây thực sự là mối đe dọa mới đối với quân đội Ukraine.
Người đưa ra những lo ngại này, không ai khác chính là phát ngôn viên của Không quân Ukraine, ông Yuriy Ignat. Đầu tiên vào ngày 30/3, ông Ignat đã phát biểu trên truyền hình Ukraine và cho biết, các hệ thống phòng không của Ukraine hiện không thể đối phó với những quả bom lượn của Nga vừa được thả xuống.
Quân đội Nga cũng thừa nhận việc họ dùng những chiếc chiến đấu cơ Su-35 thả những quả bom lượn có điều khiển xuống khu vực. Ông Yuriy Ignat thừa nhận, đây là một mối đe dọa mới, mô tả những gì đang xảy ra là “những quả bom 500 kg bay xa hàng vài chục km…”.
Các thông tin về việc sử dụng bom lượn có điều khiển của Không quân Nga bắt đầu vào cuối năm ngoái. Và kể từ đó, ngày càng nhiều thông tin xuất hiện, trong đó có hình ảnh một số quả bom chưa nổ, xác nhận rằng Nga đang sử dụng một chiến thuật mới, không chỉ là mối đe dọa mà còn là vấn đề lớn đối với quốc phòng Ukraine.
Việc Không quân Nga sử dụng bom FAB-500M-62 thường được nhắc đến, vì loại bom này có thể được trang bị trên hầu hết mọi máy bay chiến đấu của Nga, không chỉ Su-35 mà cả cường kích Su-25, tiêm kích bom Su-24, Su-34 và cả máy bay đánh chặn MiG-29.
Về thực chất, bom lượn có điều khiển FAB-500M-62 được cải tiến từ loại bom thường FAB-500. Để biến nó thành một quả bom “thông minh”, người Nga đã lắp cho bom thường một đôi cánh bay, cùng hệ thống dẫn đường bằng la bàn con quay, có hiệu chỉnh sai số bằng tín hiệu vệ tinh toàn cầu GLONASS.
Về nguyên tắc, loại bom lượn thông minh của Nga, không phải là loại vũ khí mới lần đầu xuất hiện trên thế giới, mà tiên phong là Không quân Mỹ, khi cũng sử dụng các bộ dụng cụ tương tự, biến những quả bom thường thành bom hàng không thông minh (bom JDAM).
Bản thân Không quân Ukraine cũng đã nhận được những quả bom JDAM đầu tiên do Mỹ cung cấp. Thậm chí còn có thông tin rằng, Không quân Ukraine đã sử dụng loại bom này để tấn công các vị trí của lính đánh thuê Wagner ở khu vực Bakhmut.
Bakhmut là chiến trường tử thần của cả hai bên, là nơi diễn ra các trận giao tranh ác liệt nhất từ khi bùng nổ xung đột. Không quân Nga cũng đã hỗ trợ cho lính đánh thuê Wagner của họ bằng bom FAB-500M-62. Có bằng chứng hình ảnh về điều này, cũng như các tuyên bố từ cả hai phía của cuộc xung đột.
Hiện Ukraine đang ở trong một tình thế khó khăn; mặc dù có thông tin là Không quân Ukraine cũng đã sử dụng bom JDAM ở Bakhmut; nhưng liền sau đó có thông tin, chiếc Su-24 của Không quân Ukraine đã bị phòng không Nga tại Bakhmut bắn rơi. Do vậy ông Yuriy Ignat tiếp tục kêu gọi phương Tây viện trợ máy bay chiến đấu.
Ông Ignat cho biết trong cùng một cuộc phỏng vấn trên truyền hình: “Ngay bây giờ, Không quân của chúng ta cần một loại máy bay chiến đấu phản lực đa năng của phương Tây”. Theo ông Ignat, chính loại máy bay chiến đấu như vậy sẽ giúp Ukraine chống lại sự thay đổi của Nga trong chiến thuật tấn công.
Ông Ignat nhấn mạnh rằng, ngoài xin máy bay, việc xin viện trợ thêm các hệ thống phòng không phải được tiếp tục. Gần đây các thông tin đã bắt đầu xuất hiện cho biết, Không quân Ukraine đang sử dụng bom lượn đường kính nhỏ (GLSDB) do Mỹ cung cấp; nhưng phòng không Nga đã đánh chặn thành công.
Không những vậy, trong một diễn biến mới nhất, cơ quan báo chí của Bộ Quốc phòng Nga ngày 30/3 cho biết, các hệ thống phòng không của nước này lần đầu tiên bắn hạ Grom-2. Đây là loại tên lửa đạn đạo chiến thuật của Ukraine, mới đưa vào sử dụng; tương tự như tên lửa Iskander của Nga.
Trong phát ngôn mới nhất của ông Ignat, Không quân Nga dự định bắt đầu sử dụng loại bom có sức công phá còn lớn hơn; cụ thể là bom phá nặng một tấn rưỡi, có hệ thống cánh lượn và dẫn đường chính xác.
Theo người phát ngôn của Không quân Ukraine, sau chuyến thăm gần đây của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tới một trong những doanh nghiệp sản xuất loại bom hạng nặng này. Nhiều khả năng những quả bom này cũng sẽ được lắp cánh lượn và và hệ thống định vị vệ tinh GLONASS.
Ông Ignat cho biết thêm, cũng giống như trường hợp Không quân Nga sử dụng các loại bom “nhẹ hơn”, lực lượng phòng không Ukraine không có khả năng bắn hạ những loại bom hạng nặng mới; ít nhất là bằng những hệ thống phòng không đang có trong Quân đội Ukraine.
Những quả bom lượn như vậy của Nga, có thể phóng từ khoảng cách 50 km, ngoài tầm bắn của các hệ thống phòng không Ukraine; do vậy ông Ignat đề nghị phương Tây cung cấp cho Kiev càng nhiều, càng nhanh và càng tốt các hệ thống phòng không hiện đại như Patriot hay SAMP-T; góp phần bảo vệ lực lượng mặt đất.
Còn để bắn hạ máy bay Nga, ngay cả trước khi chúng tấn công các mục tiêu Ukraine ở khoảng cách an toàn, ông Ignat đề nghị Mỹ cung cấp các máy bay chiến đấu F-16 hiện đại “hoặc các loại chiến đấu cơ khác, nhưng không thấp hơn thế hệ 4++”, người phát ngôn của Không quân Ukraine kết luận.
Tiêm kích bom Su-34 Nga sử dụng bom lượn phá hủy cây cầu bắc qua sông Sudost gần làng Gremyach ở vùng Chernihiv của Ukraine.