Sau tai nạn ở Biển Đông, tàu ngầm Mỹ có thể bị loại biên

Google News

Bài toán cân não đang đặt ra đối với giới chức Mỹ là tính kinh tế và kỹ thuật của việc sửa chữa tàu ngầm Connecticut sau sự cố ở Biển Đông.

Tàu ngầm lớp Seawolf
Bắt đầu thiết kế vào năm 1983 để thay thế lớp Los Angeles, lớp Seawolf là một lớp tàu ngầm tấn công nhanh (SSN) chạy bằng năng lượng hạt nhân có trong trang bị của Hải quân Mỹ. Theo kế hoạch cũ, một đội tàu gồm 29 tàu sẽ được đóng trong thời gian 10 năm, nhưng sau đó đã giảm xuống còn 12 chiếc. Mỗi chiếc có lượng choán nước 8.600 tấn cùng thủy thủ đoàn 140 người, mang theo 50 tên lửa hành trình và một loạt ngư lôi.
Sau tai nan o Bien Dong, tau ngam My co the bi loai bien
Tàu ngầm lớp Seawolf; Nguồn: wikipedia.org
Thiết kế Seawolf nhằm chống lại mối đe dọa từ các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo tiên tiến như lớp Typhoon và tấn công các tàu ngầm như lớp Akula trong môi trường đại dương sâu của Liên Xô. Vỏ tàu lớp Seawolf được chế tạo từ thép HY-100, loại thép này cứng hơn thép HY-80 được sử dụng trong các lớp trước đó, để chịu được áp lực nước ở độ sâu lớn hơn.
Tàu ngầm Seawolf lớn hơn, nhanh hơn và êm hơn đáng kể so với các tàu ngầm lớp Los Angeles trước đây; tàu cũng mang nhiều vũ khí hơn và có số lượng ống phóng ngư lôi nhiều gấp đôi. Các tàu này có thể mang tới 50 tên lửa hành trình UGM-109 Tomahawk để tấn công các mục tiêu trên bộ và trên mặt biển. Tàu cũng được trang bị nhiều thiết bị cho phép hoạt động ở vùng nước nông.
Lớp tàu này sử dụng hệ thống chiến đấu ARCI Modified AN/BSY-2 tiên tiến hơn, bao gồm một mảng sonar hình cầu lớn hơn, một mảng khẩu độ rộng (WAA) và một sonar mảng kéo mới. Mỗi tàu được cung cấp năng lượng bởi một lò phản ứng hạt nhân S6W, công suất 45.000 mã lực (34 MW) cho một máy bơm phản lực tiếng ồn thấp. Tuy nhiên, do thiết kế tiên tiến, tàu ngầm Seawolf đắt hơn nhiều.
Lớp Seawolf có giá khoảng 3 tỷ USD mỗi chiếc, riêng USS Jimmy Carter giá 3,5 tỷ USD, khiến nó trở thành tàu ngầm SSN đắt nhất và đắt thứ hai từ trước đến nay, sau lớp SSBN Triomphant của Pháp. Chiếc USS Jimmy Carter dài hơn khoảng 30m so với hai tàu khác cùng lớp, do được chèn thêm một phần được gọi là Nền tảng đa nhiệm vụ (Multi-Mission Platform - MMP) cho phép khởi động và phục hồi các phương tiện hoạt động dưới nước từ xa (ROV) và Navy SEALs.
MMP cũng có thể được sử dụng như một buồng nối dưới nước để khai thác các cáp quang dưới biển - vai trò trước đây do tàu USS Parche đảm nhận. Jimmy Carter đã được sửa đổi cho mục đích này với chi phí 887 triệu USD. Chiến tranh Lạnh kết thúc và những hạn chế về ngân sách đã khiến giới chức Mỹ chọn thiết kế lớp Virginia nhỏ hơn và lớp Seawolf bị giới hạn chỉ có ba chiếc (SSN-21 Seawolf (đưa vào trang bị 19/7/1997), SSN-22 Connecticut (11/12/1998), và SSN-23 Jimmy Carter (19/2/2005).
Tàu ngầm SSN-22 Connecticut
Tàu ngầm SSN-22 Connecticut là tàu được đặt tên theo tiểu bang Connecticut của Mỹ. Con tàu này đã được Electric Boat của Tập đoàn General Dynamics ở Groton, Connecticut hạ thủy ngày 1/9/1997, dưới sự bảo trợ của Patricia L. Rowland, phu nhân Thống đốc Connecticut, John G. Rowland.
SSN-22 Connecticut là chiếc cuối cùng trong số ba tàu ngầm lớp Seawolf của Hải quân được chuyển từ New London đến Kitsap như một phần của đợt tái tổ chức lớn hơn của Hải quân Mỹ, chuyển 60% số tàu ngầm của hạm đội đến Thái Bình Dương. Đầu năm 2011, Connecticut đã tham gia ICEX 2011 để "huấn luyện các tàu ngầm ngày nay trong môi trường Bắc Cực đầy thử thách", cũng như "tinh chỉnh và xác nhận các quy trình và thiết bị cần thiết".
Connecticut đã được đại tu từ năm 2012 đến năm 2017 và quay trở lại hoạt động vào đầu năm 2018, tham gia cuộc tập trận sẵn sàng hoạt động ICEX 2018 ở Bắc Cực, sau đó, được triển khai đến tây Thái Bình Dương trước khi quay trở lại vào ngày 30/1/2019. Từ tháng 3 đến 8/2019, Connecticut trải qua quá trình bảo dưỡng và hiện đại hóa trong một ụ khô tại Nhà máy Đóng tàu Hải quân Puget Sound.
Sau tai nan o Bien Dong, tau ngam My co the bi loai bien-Hinh-2
Chiếc SSN-22 Connecticut của Hải quân Mỹ; Nguồn: wikipedia.org
Ngày 2/10/2021, Connecticut bị hư hại sau khi va chạm khi đang di chuyển trên Biển Đông. 11 thủy thủ bị thương, mặc dù không có trường hợp nào được báo cáo là đe dọa đến tính mạng, và hệ thống đẩy và lò phản ứng hạt nhân của tàu ngầm được cho là vẫn hoạt động bình thường. Sau một cuộc điều tra, sĩ quan chỉ huy, sĩ quan điều hành của tàu và thuyền trưởng đều bị cách chức.
Tàu ngầm Connecticut có thể bị loại bỏ
Sau khi vụ tai nạn xảy ra, chiếc tàu ngầm đã trở về Căn cứ Hải quân Guam và có thể đối mặt với nguy cơ bị loại biên sớm do mức độ thiệt hại quá nghiêm trọng.
Theo Forbes, sự cố của USS Connecticut là một vấn đề lớn và không còn là vấn đề nội bộ của Hải quân Mỹ nữa; sự im lặng kéo dài của Hải quân đang gây hại nhiều hơn là có lợi. Forbes cho rằng, vấn đề có thể là "thiệt hại tự gây ra, xuất phát từ những vấn đề lâu dài nhưng không thể khắc phục được của Hải quân", nhấn mạnh là đặc biệt bất lợi vì con tàu đã nhận sứ mệnh đương đầu với các thách thức mà Hải quân Trung Quốc đặt ra.
Một cuộc điều tra dự kiến sẽ được hoàn thành vào tháng 12/2021, vụ tai nạn của USS Connecticut có khả năng gây căng thẳng cho ngành công nghiệp tàu ngầm và ngân sách quốc phòng Mỹ. Các báo cáo từ Viện Hải quân Mỹ cho thấy thiệt hại nghiêm trọng, đặt ra câu hỏi liệu con tàu sẽ được sửa chữa và có tiết kiệm chi phí hơn khi sửa chữa các hư hỏng hay giống như tàu sân bay lớp Wasp, USS Bonhomme Richard, bị loại bỏ sau một trận hỏa hoạn xảy ra vào năm 2020 do chi phí sửa chữa quá cao.
Thực tế là các tàu ngầm lớp Seawolf không còn được sản xuất và chưa có chiếc nào bị loại biên, nghĩa là không còn phụ tùng thay thế, đồng nghĩa với việc sửa chữa có thể không khả thi như đối với một lớp tàu được sử dụng rộng rãi hơn. Thân tàu dày hơn được chế tạo bằng thép cứng hơn, được coi là sự thay thế rẻ hơn cho titan mà các tàu Nga sử dụng, khiến cho phần bên ngoài của con tàu càng khó thay thế hơn.
Tình huống vụ tai nạn của Connecticut cũng vẫn chưa được chắc chắn, với thông tin chính thức là con tàu đâm vào một ngọn núi chưa được thăm dò dưới biển bị một số nhà phân tích coi là đáng nghi vấn trong khi những người khác suy đoán rằng nó đã đâm vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ hoặc thậm chí có thể đã bị thiệt hại do bị tấn công một số loại thiết bị không người lái dưới biển tấn công.
Các câu hỏi đã được đặt ra liên quan đến việc liệu tàu Connecticut, ngay cả khi được sửa chữa và quay trở lại hoạt động, có khả năng tương đương với tàu lớp Seawolf mới đóng, đặc biệt liên quan đến thiết kế tàng hình của nó hay không? Điều này có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến quyết định loại bỏ hay khôi phục con tàu theo phương án cũ./.
Theo Lê Ngọc/VOV

>> xem thêm

Bình luận(0)