Theo tờ Thedrive của truyền thông Mỹ, tàu ngầm Connecticut là một trong ba tàu ngầm hạt nhân tiên tiến và bí ẩn nhất thuộc lớp Seawolf đang hoạt động trong Hải quân Mỹ.Con tàu đang quay trở lại cảng Guam sau khi bị va chạm với “một vật thể không xác định” trên Biển Đông; Hải quân Mỹ tuyên bố rằng, tàu ngầm hạt nhân Connecticut vẫn ở trạng thái an toàn và ổn định. Các thiết bị lò phản ứng hạt nhân của nó vẫn không bị ảnh hưởng và vẫn có thể hoạt động bình thường.Vụ va chạm xảy ra vào ngày 2/10 vừa qua, đã khiến 11 thủy thủ trên tàu ngầm Connecticut bị thương. Một quan chức quân đội Mỹ cho biết, vị trí của tàu Connecticut vào thời điểm va chạm, là ở vùng biển quốc tế trên Biển Đông.Mức độ thiệt hại đối với phần còn lại của tàu ngầm Connecticut đang được đánh giá, nhưng hiện Hải quân Mỹ hiện chưa yêu cầu hỗ trợ. Sự việc này cũng sẽ được điều tra thêm.Về những gì đã xảy ra với tàu ngầm nguyên tử Connecticut, các thông tin chi tiết hiện tại vẫn còn rất hạn chế. Các quan chức quân đội Mỹ cho biết, không có dấu hiệu nào cho thấy “vật thể” va chạm với Connecticut là một tàu ngầm khác, cũng như không có một dải đá ngầm hay đảo chìm nào trong khu vực biển xảy ra vụ va chạm vào thời điểm đó.Hải quân Mỹ thông báo vào hồi tháng Năm rằng, tàu ngầm USS Connecticut đã rời cảng tại Căn cứ Hải quân Kissa Premerton ở Bang Washington, để triển khai tới Thái Bình Dương. Được biết, Connecticut đã thực hiện ít nhất hai điểm dừng ở Nhật Bản, một vào tháng Bảy và một vào tháng Tám.Trên thực tế, việc tàu ngầm va chạm với các vật thể khác dưới nước không hiếm như mọi người nghĩ. Vào tháng 2 năm nay, tàu ngầm AIP Soryu mới nhất của Nhật Bản, đã đâm vào một tàu chở hàng khi nó nổi lên ở Thái Bình Dương. Năm 2016, tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Smart của Hải quân Anh cũng đã va chạm với một tàu chở dầu thương mại ở eo biển Gibraltar.Hải quân Mỹ không hiếm những vụ tai nạn như vậy, vào năm 2005, tàu ngầm hạt nhân San Francisco đâm vào một ngọn dải đá ngầm dưới nước. Vụ tai nạn này khiến tàu San Francisco bị hư hại nghiêm trọng, hơn 60 thủy thủ bị thương, trong đó có một người chết.Connecticut là chiếc thứ hai trong số ba chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Seawolf (Sói biển) của Hải quân Mỹ. Những chiếc tàu ngầm hạt nhân này được thiết kế vào cuối Chiến tranh Lạnh và được đánh giá là những tàu ngầm lớn nhất, hiện đại nhất và cũng đắt nhất.Tuy nhiên, sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ đã cắt giảm ngân sách quốc phòng, và chi phí tăng cao của dự án lớp Seawolf, đã khiến Hải quân Mỹ phải từ bỏ kế hoạch mua 29 tàu lớp này. Năm 1983, giá thành của mỗi chiếc lớp Seawolf lên tới 3,1 tỷ USD (tương đương 8,5 tỷ USD hiện nay), khiến Hải quân Mỹ không thể chi tiền mua thêm.Hiện nay, tàu ngầm Connecticut và các tàu chị em của nó là Sea Wolf và Jimmy Carter được biết đến với những chuyến tuần tra bí mật dài ngày dưới lớp băng ở Bắc Cực. Điều này được hiểu rằng, các tàu ngầm hạt nhân này cũng có thể tham gia vào một số lượng lớn các nhiệm vụ khác, như thu thập thông tin tình báo.Có một điểm khác biệt lớn giữa tàu ngầm Connecticut và hai tàu còn lại là Jimmy Carter và Seawolf, là trước đó Connecticut có phần mở rộng dài thêm 30 mét, được gọi là nền tảng đa nhiệm vụ (MMP); có thể chứa các tàu đặc biệt.Những con tàu đặc biệt được thả ra từ tàu ngầm Connecticut, nhằm sử dụng cho các lực lượng đặc biệt, cũng như các phương tiện điều khiển từ xa, thiết bị trinh sát và các thiết bị do thám khác… đã mang lại cho con Connecticut những khả năng mới, để thực hiện các hoạt động gián điệp dưới nước.Do số lượng của tàu ngầm lớp Seawolf chỉ có 3 chiếc duy nhất, và chi phí thiết kế vốn đã quá cao, nên Hải quân Mỹ có thể sẵn sàng chi một khoản chi phí rất cao, để sửa chữa nhanh tàu Connecticut bị hư hỏng trong vụ va chạm vừa qua.Hơn nữa, quân đội Mỹ không có một tàu ngầm nào cùng lớp có tính năng tương tự, làm nhiệm vụ dự phòng, có thể đóng vai trò như một lực lượng dự phòng sẵn sàng thay thế; vì vậy, điều này có thể dẫn đến quá trình sửa chữa kéo dài.Hải quân Mỹ có thể sẽ phải chi mọi giá, để tận dụng khả năng tiên tiến của lớp tàu Seawolf; do khả năng hoạt động của tàu ngầm lớp Virginia hiện tại không bằng lớp Seawolf. Còn loại tàu ngầm hạt nhân tấn công mới, do quân đội Mỹ phát triển, với hy vọng có khả năng tương tự lớp Seawolf, thì vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển. Nguồn ảnh: USnavy.
Sức mạnh của các tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Seawolf cực kỳ đắt đỏ trong biên chế Hải quân Mỹ. Nguồn: QPVN.
Theo tờ Thedrive của truyền thông Mỹ, tàu ngầm Connecticut là một trong ba tàu ngầm hạt nhân tiên tiến và bí ẩn nhất thuộc lớp Seawolf đang hoạt động trong Hải quân Mỹ.
Con tàu đang quay trở lại cảng Guam sau khi bị va chạm với “một vật thể không xác định” trên Biển Đông; Hải quân Mỹ tuyên bố rằng, tàu ngầm hạt nhân Connecticut vẫn ở trạng thái an toàn và ổn định. Các thiết bị lò phản ứng hạt nhân của nó vẫn không bị ảnh hưởng và vẫn có thể hoạt động bình thường.
Vụ va chạm xảy ra vào ngày 2/10 vừa qua, đã khiến 11 thủy thủ trên tàu ngầm Connecticut bị thương. Một quan chức quân đội Mỹ cho biết, vị trí của tàu Connecticut vào thời điểm va chạm, là ở vùng biển quốc tế trên Biển Đông.
Mức độ thiệt hại đối với phần còn lại của tàu ngầm Connecticut đang được đánh giá, nhưng hiện Hải quân Mỹ hiện chưa yêu cầu hỗ trợ. Sự việc này cũng sẽ được điều tra thêm.
Về những gì đã xảy ra với tàu ngầm nguyên tử Connecticut, các thông tin chi tiết hiện tại vẫn còn rất hạn chế. Các quan chức quân đội Mỹ cho biết, không có dấu hiệu nào cho thấy “vật thể” va chạm với Connecticut là một tàu ngầm khác, cũng như không có một dải đá ngầm hay đảo chìm nào trong khu vực biển xảy ra vụ va chạm vào thời điểm đó.
Hải quân Mỹ thông báo vào hồi tháng Năm rằng, tàu ngầm USS Connecticut đã rời cảng tại Căn cứ Hải quân Kissa Premerton ở Bang Washington, để triển khai tới Thái Bình Dương. Được biết, Connecticut đã thực hiện ít nhất hai điểm dừng ở Nhật Bản, một vào tháng Bảy và một vào tháng Tám.
Trên thực tế, việc tàu ngầm va chạm với các vật thể khác dưới nước không hiếm như mọi người nghĩ. Vào tháng 2 năm nay, tàu ngầm AIP Soryu mới nhất của Nhật Bản, đã đâm vào một tàu chở hàng khi nó nổi lên ở Thái Bình Dương. Năm 2016, tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Smart của Hải quân Anh cũng đã va chạm với một tàu chở dầu thương mại ở eo biển Gibraltar.
Hải quân Mỹ không hiếm những vụ tai nạn như vậy, vào năm 2005, tàu ngầm hạt nhân San Francisco đâm vào một ngọn dải đá ngầm dưới nước. Vụ tai nạn này khiến tàu San Francisco bị hư hại nghiêm trọng, hơn 60 thủy thủ bị thương, trong đó có một người chết.
Connecticut là chiếc thứ hai trong số ba chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Seawolf (Sói biển) của Hải quân Mỹ. Những chiếc tàu ngầm hạt nhân này được thiết kế vào cuối Chiến tranh Lạnh và được đánh giá là những tàu ngầm lớn nhất, hiện đại nhất và cũng đắt nhất.
Tuy nhiên, sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ đã cắt giảm ngân sách quốc phòng, và chi phí tăng cao của dự án lớp Seawolf, đã khiến Hải quân Mỹ phải từ bỏ kế hoạch mua 29 tàu lớp này. Năm 1983, giá thành của mỗi chiếc lớp Seawolf lên tới 3,1 tỷ USD (tương đương 8,5 tỷ USD hiện nay), khiến Hải quân Mỹ không thể chi tiền mua thêm.
Hiện nay, tàu ngầm Connecticut và các tàu chị em của nó là Sea Wolf và Jimmy Carter được biết đến với những chuyến tuần tra bí mật dài ngày dưới lớp băng ở Bắc Cực. Điều này được hiểu rằng, các tàu ngầm hạt nhân này cũng có thể tham gia vào một số lượng lớn các nhiệm vụ khác, như thu thập thông tin tình báo.
Có một điểm khác biệt lớn giữa tàu ngầm Connecticut và hai tàu còn lại là Jimmy Carter và Seawolf, là trước đó Connecticut có phần mở rộng dài thêm 30 mét, được gọi là nền tảng đa nhiệm vụ (MMP); có thể chứa các tàu đặc biệt.
Những con tàu đặc biệt được thả ra từ tàu ngầm Connecticut, nhằm sử dụng cho các lực lượng đặc biệt, cũng như các phương tiện điều khiển từ xa, thiết bị trinh sát và các thiết bị do thám khác… đã mang lại cho con Connecticut những khả năng mới, để thực hiện các hoạt động gián điệp dưới nước.
Do số lượng của tàu ngầm lớp Seawolf chỉ có 3 chiếc duy nhất, và chi phí thiết kế vốn đã quá cao, nên Hải quân Mỹ có thể sẵn sàng chi một khoản chi phí rất cao, để sửa chữa nhanh tàu Connecticut bị hư hỏng trong vụ va chạm vừa qua.
Hơn nữa, quân đội Mỹ không có một tàu ngầm nào cùng lớp có tính năng tương tự, làm nhiệm vụ dự phòng, có thể đóng vai trò như một lực lượng dự phòng sẵn sàng thay thế; vì vậy, điều này có thể dẫn đến quá trình sửa chữa kéo dài.
Hải quân Mỹ có thể sẽ phải chi mọi giá, để tận dụng khả năng tiên tiến của lớp tàu Seawolf; do khả năng hoạt động của tàu ngầm lớp Virginia hiện tại không bằng lớp Seawolf. Còn loại tàu ngầm hạt nhân tấn công mới, do quân đội Mỹ phát triển, với hy vọng có khả năng tương tự lớp Seawolf, thì vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển. Nguồn ảnh: USnavy.
Sức mạnh của các tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Seawolf cực kỳ đắt đỏ trong biên chế Hải quân Mỹ. Nguồn: QPVN.