Mảnh vỡ F-35 của Hải quân Hoàng gia Anh gặp nạn và lao xuống biển Địa Trung Hải đang tạo ra cuộc đua quyết liệt nhằm trục vớt phương tiện tác chiến nói trên, nguyên nhân do đâu?Cần nhắc lại, vào khoảng 10 giờ sáng ngày 17/11, một chiếc tiêm kích F-35B của Hải quân Hoàng gia Anh cất cánh thực hiện chuyến bay thường lệ. Tuy nhiên chỉ vài phút sau, máy bay đã lao xuống biển Địa Trung Hải. May mắn cho viên phi công là anh ta đã an toàn.Bộ Quốc phòng Anh thông báo cần khẩn trương trục vớt máy bay. Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace thậm chí còn khẳng định chắc chắn sẽ khôi phục hoạt động cho chiếc tiêm kích này ngay khi nó được tìm thấy bởi máy bay được cho là còn khá nguyên vẹn.Mới đây xuất hiện thông tin cho biết, nguyên nhân sự cố bắt nguồn từ việc kỹ thuật viên quên tháo tấm che mưa của máy bay, khiến linh kiện này lọt vào động cơ và làm chiếc chiến đấu cơ F-35B mất lực đẩy khi đang chạy đà.Nguồn tin giấu tên cho biết, phi công khi đó đã phát hiện tình huống trục trặc nhưng không kịp dừng máy bay trên đường băng và buộc lòng phải kích hoạt ghế phóng, chấp nhận để tiêm kích F-35B rơi xuống biển.Trong khi đó, tiêm kích F-35 được biết chứa nhiều hệ thống và cảm biến cực kỳ tối tân. Sẽ là một tình huống rất khó chịu cho cả Mỹ cũng như Anh nếu chúng bị rơi vào tay Nga hoặc Trung Quốc.Vì vậy, các nhà chức trách Anh đã vội vàng nhờ đến Mỹ để được giúp đỡ. Washington có một tàu cứu hộ tàu ngầm chuyên thực hiện nhiệm vụ tại các vùng biển sâu và có thể giúp ích rất nhiều trong việc tìm kiếm chiếc máy bay bị chìm.Hiện tại chưa có thông báo cụ thể chiếc máy bay bị rơi ở vùng biển nào. Điều duy nhất mà nhà chức trách Anh tiết lộ đó là tiêm kích F-35B của họ gặp nạn ở phía Đông biển Địa Trung Hải.Nhưng điều này cũng có thể có nghĩa là nó nằm gần Ai Cập hoặc vùng biển của Syria, điều này tiềm ẩn nguy cơ nghiêm trọng nếu xác chiếc tiêm kích bị lọt vào tay người Nga hay thậm chí là Trung Quốc.Ví dụ, Trung Quốc đang tích cực hiện diện tại cảng Piraeus của Hy Lạp, nhưng không có thủy thủ hay tàu quân sự nào của họ trong khu vực, bởi vậy nguy cơ được xem như không có.Tuy nhiên Quân đội Nga hiện đang có mặt ở Syria và duy trì một nhóm tàu khá lớn ở phía Đông Địa Trung Hải, họ có khả năng phát hiện ra chiếc máy bay này, khi tàu ngầm và tàu nổi của Hải quân Nga thường xuyên xuất hiện ở vùng biển nói trên.Theo báo chí phương Tây, nếu người Nga tìm kiếm được ít nhất một mảnh vỡ của chiếc máy bay, sau đó tiếp cận được vị trí chiếc tiêm kích F-35B của Anh dưới đáy biển thì sẽ rất "to chuyện".Các chuyên gia quân sự phương Tây lo ngại ngành công nghiệp quốc phòng Nga sẽ có thể tái tạo một số công nghệ được sử dụng trên F-35 và sau đó áp dụng chúng cho các tiêm kích Su-57 và Su-75 mới nhất của họ.Trước hết, chúng ta đang nói về công nghệ tàng hình, đây vẫn là một trong những điểm yếu lớn của tiêm kích thế hệ năm do Nga chế tạo, bên cạnh hạn chế về động cơ.Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của giới chức quân sự Anh lúc này là ngăn mảnh vỡ F-35 rơi vào tay người Nga. Điều này đã được London thể hiện bằng hành động tung lực lượng lớn bảo vệ hiện trường nơi chiếc tiêm kích gặp nạn.
Mảnh vỡ F-35 của Hải quân Hoàng gia Anh gặp nạn và lao xuống biển Địa Trung Hải đang tạo ra cuộc đua quyết liệt nhằm trục vớt phương tiện tác chiến nói trên, nguyên nhân do đâu?
Cần nhắc lại, vào khoảng 10 giờ sáng ngày 17/11, một chiếc tiêm kích F-35B của Hải quân Hoàng gia Anh cất cánh thực hiện chuyến bay thường lệ. Tuy nhiên chỉ vài phút sau, máy bay đã lao xuống biển Địa Trung Hải. May mắn cho viên phi công là anh ta đã an toàn.
Bộ Quốc phòng Anh thông báo cần khẩn trương trục vớt máy bay. Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace thậm chí còn khẳng định chắc chắn sẽ khôi phục hoạt động cho chiếc tiêm kích này ngay khi nó được tìm thấy bởi máy bay được cho là còn khá nguyên vẹn.
Mới đây xuất hiện thông tin cho biết, nguyên nhân sự cố bắt nguồn từ việc kỹ thuật viên quên tháo tấm che mưa của máy bay, khiến linh kiện này lọt vào động cơ và làm chiếc chiến đấu cơ F-35B mất lực đẩy khi đang chạy đà.
Nguồn tin giấu tên cho biết, phi công khi đó đã phát hiện tình huống trục trặc nhưng không kịp dừng máy bay trên đường băng và buộc lòng phải kích hoạt ghế phóng, chấp nhận để tiêm kích F-35B rơi xuống biển.
Trong khi đó, tiêm kích F-35 được biết chứa nhiều hệ thống và cảm biến cực kỳ tối tân. Sẽ là một tình huống rất khó chịu cho cả Mỹ cũng như Anh nếu chúng bị rơi vào tay Nga hoặc Trung Quốc.
Vì vậy, các nhà chức trách Anh đã vội vàng nhờ đến Mỹ để được giúp đỡ. Washington có một tàu cứu hộ tàu ngầm chuyên thực hiện nhiệm vụ tại các vùng biển sâu và có thể giúp ích rất nhiều trong việc tìm kiếm chiếc máy bay bị chìm.
Hiện tại chưa có thông báo cụ thể chiếc máy bay bị rơi ở vùng biển nào. Điều duy nhất mà nhà chức trách Anh tiết lộ đó là tiêm kích F-35B của họ gặp nạn ở phía Đông biển Địa Trung Hải.
Nhưng điều này cũng có thể có nghĩa là nó nằm gần Ai Cập hoặc vùng biển của Syria, điều này tiềm ẩn nguy cơ nghiêm trọng nếu xác chiếc tiêm kích bị lọt vào tay người Nga hay thậm chí là Trung Quốc.
Ví dụ, Trung Quốc đang tích cực hiện diện tại cảng Piraeus của Hy Lạp, nhưng không có thủy thủ hay tàu quân sự nào của họ trong khu vực, bởi vậy nguy cơ được xem như không có.
Tuy nhiên Quân đội Nga hiện đang có mặt ở Syria và duy trì một nhóm tàu khá lớn ở phía Đông Địa Trung Hải, họ có khả năng phát hiện ra chiếc máy bay này, khi tàu ngầm và tàu nổi của Hải quân Nga thường xuyên xuất hiện ở vùng biển nói trên.
Theo báo chí phương Tây, nếu người Nga tìm kiếm được ít nhất một mảnh vỡ của chiếc máy bay, sau đó tiếp cận được vị trí chiếc tiêm kích F-35B của Anh dưới đáy biển thì sẽ rất "to chuyện".
Các chuyên gia quân sự phương Tây lo ngại ngành công nghiệp quốc phòng Nga sẽ có thể tái tạo một số công nghệ được sử dụng trên F-35 và sau đó áp dụng chúng cho các tiêm kích Su-57 và Su-75 mới nhất của họ.
Trước hết, chúng ta đang nói về công nghệ tàng hình, đây vẫn là một trong những điểm yếu lớn của tiêm kích thế hệ năm do Nga chế tạo, bên cạnh hạn chế về động cơ.
Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của giới chức quân sự Anh lúc này là ngăn mảnh vỡ F-35 rơi vào tay người Nga. Điều này đã được London thể hiện bằng hành động tung lực lượng lớn bảo vệ hiện trường nơi chiếc tiêm kích gặp nạn.