Tướng Vyacheslav Popov, nguyên Tư lệnh Hạm đội Phương Bắc của Nga (1999 – 2001), sau đó bị cách chức. Vào ngày 23/11 vừa qua đã tiết lộ thông tin với Hãng tin Sputnik của Nga, về việc chiếc tàu ngầm nguyên tử Kursk của Nga, bị chìm không phải do nổ ngư lôi, mà là do tàu ngầm của NATO đâm phải.Vào ngày 12/8/2000, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình Kursk, thuộc lớp Oscar II của Hải quân Nga, gặp thảm kịch và bị chìm ở độ sâu 108 mét ở Biển Barents, cách Severmorsk 175 km, với 118 người trên tàu. Tất cả thủy thủ đoàn đều thiệt mạng. Đô đốc Popov tiết lộ với Hãng tin Sputnik của Nga rằng, tàu ngầm Kursk rất có thể đã va chạm với một tàu ngầm trinh sát của NATO, vì tàu tuần dương Peter Đại đế cùng tham gia tập trận, đã phát hiện ra âm thanh SOS thông qua sonar. Tín hiệu này không đến từ tàu ngầm hạt nhân Kursk, mà là từ tàu ngầm của NATO. Ông Popov khẳng định, có thể xác định được danh tính của tàu ngầm đối phương với độ chắc chắn 90%. Tàu ngầm Kursk đã va chạm với tàu ngầm của đối phương và chìm, khiến toàn bộ 118 người trên tàu thiệt mạng. Cựu Đô đốc của Nga cũng cho rằng, tàu ngầm của đối thủ đã xuất hiện ở vùng biển gần Na Uy, và phi đội hàng không chống ngầm của Nga đã ghi lại các chuyển động của nó. Dựa trên các bản tin trước đó, vào thời điểm xảy ra vụ chìm tàu Kursk, các tàu USS Memphis, Toledo và tàu ngầm hạt nhân Splendid của Hải quân Anh đều đã xuất hiện trong vùng biển này. Ngoài ra, theo mạng tin tức "News24" của Nga, cả Mỹ và Anh đều từ chối yêu cầu điều tra của Bộ Quốc phòng Nga.Ngày 26/7/2002, gần một năm sau vụ chìm tàu Kursk, Bộ trưởng Tư pháp Nga Ustinov đã ban hành một báo cáo điều tra chi tiết, thông báo rằng chất hydrogen peroxide dễ cháy trong thiết bị phóng ngư lôi, đã bị rò rỉ và gây ra vụ nổ, là nguyên nhân dẫn đến vụ chìm tàu ngầm Kursk.Vào thời điểm đó, tàu ngầm hạt nhân Kursk đang diễn tập bắn đạn thật và thủy thủ đoàn trên tàu đang chuẩn bị phóng ngư lôi cỡ lớn 65-76-650 mm mang tên Fatty Girl; tuy nhiên do mối hàn của ngư lôi kém, nên đã bị rò rỉ hydro peroxit, làm nhiên liệu phát nổ trực tiếp trong ống phóng ngư lôi.Loại ngư lôi phóng tập là loại ngư lôi huấn luyện, nặng 4,5 tấn, đường kính đạn 650 mm, không lắp đầu đạn thật. Quả ngư lôi này được xuất xưởng từ nhà máy vào năm 1990, khi đó Liên Xô vẫn còn tồn tại.Nhưng do tình hình hỗn loạn chính trị ở Liên Xô khi đó, 6 trong số 10 quả ngư lôi cùng lô, đã không vượt qua được cuộc kiểm tra chất lượng của nhà máy và được yêu cầu chế tạo lại. Sau đó không rõ nguyên nhân lý do, nó được phân loại làm ngư lôi huấn luyện.Sức công phá của vụ nổ đầu tiên không lớn, tương đương với 50 kg thuốc nổ TNT, nhưng vụ cháy sau đó đã khiến các ngư lôi khác trong khoang chứa ngư lôi chiến đấu ở mũi tàu phát nổ.Vụ nổ thứ hai có sức công phá đáng kinh ngạc, máy đo địa chấn đo được độ rung 3,5 độ Richter. Người ta suy đoán rằng có tới 7 đầu đạn ngư lôi thực chiến đã bị nung nóng đến 400 độ C và sau đó phát nổ. Khoảng 5 tấn thuốc nổ đã làm khoang chứa ngư lôi và gần như toàn bộ phần mũi tàu bị nổ tung.Sau đó tàu ngầm Kursk được trục vớt và phát hiện toàn bộ phần đầu của tàu ngầm Kursk đã hoàn toàn biến mất. Nguyên nhân chính dẫn đến vụ nổ của ngư lôi 65-76 650 mm theo kết luận là do ngư lôi này sử dụng nhiên liệu hydro peroxit rất nguy hiểm và dễ nổ.Do Liên Xô khi đó chưa thể phát triển loại nhiên liệu đơn thành phần cho ngư lôi nhiệt động lực học có hiệu suất và độ an toàn cao như nhiên liệu Altocho dùng trong ngư lôi của Mỹ. Do đó, ngư lôi nhiệt hạng nặng của Liên Xô, phải sử dụng hydrogen peroxide nguy hiểm làm nhiên liệu.Sau vụ tai nạn tàu ngầm Kursk, Nga đã cho ngừng hoạt động tất cả ngư lôi hạng nặng 65-76 650 mm, thay thế chúng bằng ngư lôi nhiệt điện дпт-1, cùng một loại nhiên liệu đơn nguyên tố Otto-II mới được phát triển cho ngư lôi nhiệt động.Ngày 26/7/2002, Quân đội Nga công bố kết luận điều tra vụ chìm tàu ngầm hạt nhân Kursk và báo cáo lên Tổng thống Putin, dựa trên báo cáo điều tra của Bộ trưởng Tư pháp Nga Ustinov.Ba giờ sau khi Hải quân Nga báo cáo với Tổng thống Putin, Putin đã ra lệnh cách chức 8 tướng khỏi Hạm đội Phương Bắc và Bộ Tư lệnh Hải quân của Nga, trong đó có Tướng Vyacheslav Popov. Lý do là thiếu trang thiết bị, huấn luyện không đầy đủ, cứu hộ kém.Trong nhiều năm qua, Tướng Popov kiên quyết chối bỏ trách nhiệm của mình và luôn miệng nói rằng, tàu ngầm hạt nhân Kursk đã bị tàu ngầm của NATO đâm phải. Tất nhiên, không nhiều người Nga tin những lời này.Sau khi Vyacheslav Popov bị Tổng thống Putin cách chức vào năm 2001, ông được giao cho một công việc “chuyên viên dân sự” trong Bộ Năng lượng Nguyên tử Nga đến lúc nghỉ hưu.Những năm gần đây, Popov thường làm khách mời phỏng vấn truyền thông và được báo chí biết đến nhiều. Do đó, những nhận xét trên có thể chỉ là suy nghĩ cá nhân của ông, và khó có thể mang ý nghĩa chính thức phát ngôn của Hải quân Nga.Cũng có thể thấy được tình trạng của tàu ngầm hạt nhân Kursk, khi trục vớt lên, có thể nhìn thấy vụ chìm tàu là do nổ ngư lôi gây ra. Liên hệ với vụ va chạm của tàu ngầm hạt nhân của Mỹ với rặng đá ngầm dưới đáy Biển Đông gần đây cho thấy, cũng không thể gây ra tổn thất nghiêm trọng như vậy.Đáp lại tuyên bố của Tướng Popov, phản ứng của Điện Kremlin là: Vụ chìm tàu ngầm hạt nhân Kursk đã được các cấp có thầm quyền điều tra và kết luận đầy đủ; vì vậy không cần phải thảo luận về các khả năng khác vào lúc này. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tướng Vyacheslav Popov, nguyên Tư lệnh Hạm đội Phương Bắc của Nga (1999 – 2001), sau đó bị cách chức. Vào ngày 23/11 vừa qua đã tiết lộ thông tin với Hãng tin Sputnik của Nga, về việc chiếc tàu ngầm nguyên tử Kursk của Nga, bị chìm không phải do nổ ngư lôi, mà là do tàu ngầm của NATO đâm phải.
Vào ngày 12/8/2000, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình Kursk, thuộc lớp Oscar II của Hải quân Nga, gặp thảm kịch và bị chìm ở độ sâu 108 mét ở Biển Barents, cách Severmorsk 175 km, với 118 người trên tàu. Tất cả thủy thủ đoàn đều thiệt mạng.
Đô đốc Popov tiết lộ với Hãng tin Sputnik của Nga rằng, tàu ngầm Kursk rất có thể đã va chạm với một tàu ngầm trinh sát của NATO, vì tàu tuần dương Peter Đại đế cùng tham gia tập trận, đã phát hiện ra âm thanh SOS thông qua sonar. Tín hiệu này không đến từ tàu ngầm hạt nhân Kursk, mà là từ tàu ngầm của NATO.
Ông Popov khẳng định, có thể xác định được danh tính của tàu ngầm đối phương với độ chắc chắn 90%. Tàu ngầm Kursk đã va chạm với tàu ngầm của đối phương và chìm, khiến toàn bộ 118 người trên tàu thiệt mạng.
Cựu Đô đốc của Nga cũng cho rằng, tàu ngầm của đối thủ đã xuất hiện ở vùng biển gần Na Uy, và phi đội hàng không chống ngầm của Nga đã ghi lại các chuyển động của nó.
Dựa trên các bản tin trước đó, vào thời điểm xảy ra vụ chìm tàu Kursk, các tàu USS Memphis, Toledo và tàu ngầm hạt nhân Splendid của Hải quân Anh đều đã xuất hiện trong vùng biển này. Ngoài ra, theo mạng tin tức "News24" của Nga, cả Mỹ và Anh đều từ chối yêu cầu điều tra của Bộ Quốc phòng Nga.
Ngày 26/7/2002, gần một năm sau vụ chìm tàu Kursk, Bộ trưởng Tư pháp Nga Ustinov đã ban hành một báo cáo điều tra chi tiết, thông báo rằng chất hydrogen peroxide dễ cháy trong thiết bị phóng ngư lôi, đã bị rò rỉ và gây ra vụ nổ, là nguyên nhân dẫn đến vụ chìm tàu ngầm Kursk.
Vào thời điểm đó, tàu ngầm hạt nhân Kursk đang diễn tập bắn đạn thật và thủy thủ đoàn trên tàu đang chuẩn bị phóng ngư lôi cỡ lớn 65-76-650 mm mang tên Fatty Girl; tuy nhiên do mối hàn của ngư lôi kém, nên đã bị rò rỉ hydro peroxit, làm nhiên liệu phát nổ trực tiếp trong ống phóng ngư lôi.
Loại ngư lôi phóng tập là loại ngư lôi huấn luyện, nặng 4,5 tấn, đường kính đạn 650 mm, không lắp đầu đạn thật. Quả ngư lôi này được xuất xưởng từ nhà máy vào năm 1990, khi đó Liên Xô vẫn còn tồn tại.
Nhưng do tình hình hỗn loạn chính trị ở Liên Xô khi đó, 6 trong số 10 quả ngư lôi cùng lô, đã không vượt qua được cuộc kiểm tra chất lượng của nhà máy và được yêu cầu chế tạo lại. Sau đó không rõ nguyên nhân lý do, nó được phân loại làm ngư lôi huấn luyện.
Sức công phá của vụ nổ đầu tiên không lớn, tương đương với 50 kg thuốc nổ TNT, nhưng vụ cháy sau đó đã khiến các ngư lôi khác trong khoang chứa ngư lôi chiến đấu ở mũi tàu phát nổ.
Vụ nổ thứ hai có sức công phá đáng kinh ngạc, máy đo địa chấn đo được độ rung 3,5 độ Richter. Người ta suy đoán rằng có tới 7 đầu đạn ngư lôi thực chiến đã bị nung nóng đến 400 độ C và sau đó phát nổ. Khoảng 5 tấn thuốc nổ đã làm khoang chứa ngư lôi và gần như toàn bộ phần mũi tàu bị nổ tung.
Sau đó tàu ngầm Kursk được trục vớt và phát hiện toàn bộ phần đầu của tàu ngầm Kursk đã hoàn toàn biến mất. Nguyên nhân chính dẫn đến vụ nổ của ngư lôi 65-76 650 mm theo kết luận là do ngư lôi này sử dụng nhiên liệu hydro peroxit rất nguy hiểm và dễ nổ.
Do Liên Xô khi đó chưa thể phát triển loại nhiên liệu đơn thành phần cho ngư lôi nhiệt động lực học có hiệu suất và độ an toàn cao như nhiên liệu Altocho dùng trong ngư lôi của Mỹ. Do đó, ngư lôi nhiệt hạng nặng của Liên Xô, phải sử dụng hydrogen peroxide nguy hiểm làm nhiên liệu.
Sau vụ tai nạn tàu ngầm Kursk, Nga đã cho ngừng hoạt động tất cả ngư lôi hạng nặng 65-76 650 mm, thay thế chúng bằng ngư lôi nhiệt điện дпт-1, cùng một loại nhiên liệu đơn nguyên tố Otto-II mới được phát triển cho ngư lôi nhiệt động.
Ngày 26/7/2002, Quân đội Nga công bố kết luận điều tra vụ chìm tàu ngầm hạt nhân Kursk và báo cáo lên Tổng thống Putin, dựa trên báo cáo điều tra của Bộ trưởng Tư pháp Nga Ustinov.
Ba giờ sau khi Hải quân Nga báo cáo với Tổng thống Putin, Putin đã ra lệnh cách chức 8 tướng khỏi Hạm đội Phương Bắc và Bộ Tư lệnh Hải quân của Nga, trong đó có Tướng Vyacheslav Popov. Lý do là thiếu trang thiết bị, huấn luyện không đầy đủ, cứu hộ kém.
Trong nhiều năm qua, Tướng Popov kiên quyết chối bỏ trách nhiệm của mình và luôn miệng nói rằng, tàu ngầm hạt nhân Kursk đã bị tàu ngầm của NATO đâm phải. Tất nhiên, không nhiều người Nga tin những lời này.
Sau khi Vyacheslav Popov bị Tổng thống Putin cách chức vào năm 2001, ông được giao cho một công việc “chuyên viên dân sự” trong Bộ Năng lượng Nguyên tử Nga đến lúc nghỉ hưu.
Những năm gần đây, Popov thường làm khách mời phỏng vấn truyền thông và được báo chí biết đến nhiều. Do đó, những nhận xét trên có thể chỉ là suy nghĩ cá nhân của ông, và khó có thể mang ý nghĩa chính thức phát ngôn của Hải quân Nga.
Cũng có thể thấy được tình trạng của tàu ngầm hạt nhân Kursk, khi trục vớt lên, có thể nhìn thấy vụ chìm tàu là do nổ ngư lôi gây ra. Liên hệ với vụ va chạm của tàu ngầm hạt nhân của Mỹ với rặng đá ngầm dưới đáy Biển Đông gần đây cho thấy, cũng không thể gây ra tổn thất nghiêm trọng như vậy.
Đáp lại tuyên bố của Tướng Popov, phản ứng của Điện Kremlin là: Vụ chìm tàu ngầm hạt nhân Kursk đã được các cấp có thầm quyền điều tra và kết luận đầy đủ; vì vậy không cần phải thảo luận về các khả năng khác vào lúc này. Nguồn ảnh: Warhistory.