Màn trình diễn của tiêm kích Su-37 đã làm nức lòng các khán giả tại Triển lãm Hàng không Quốc tế Farnborough và mang lại lợi nhuận 10 tỷ USD cho Nga. Thông tin này được chia sẻ bởi các nhà phân tích quân sự từ trang Sohu củaTrung Quốc.Vào tháng 9/1996, máy bay chiến đấu thử nghiệm tiên tiến Su-37 của Nga lần đầu tiên được giới thiệu với nước ngoài tại Triển lãm Farnborough, nó đã thực hiện màn trình diễn trên không và gây ấn tượng mạnh cho khán giả với những pha nhào lộn phức tạp nhất.Theo các chuyên gia Trung Quốc, một thời gian sau, Liên bang Nga đã có thể biến một màn biểu diễn ngoạn mục như vậy thành lợi nhuận khổng lồ, đây được xem là trường hợp độc nhất vô nhị trong lịch sử hàng không thế giới.“Tại Farnborough Airshow diễn ra vào tháng 9/1996, máy bay chiến đấu Su-37 của Nga đã thể hiện khả năng cơ động cao khiến khán giả phải ngạc nhiên”, cồng thông tin Trung Quốc lưu ý.Các nhà phân tích của Sohu nhận định rằng vào thời điểm đó, Nga đang rất cần các đơn đặt hàng quốc tế cho máy bay chiến đấu của mình và do vậy Moskva đặt rất nhiều hy vọng vào Triển lãm Hàng không Farnborough.Hy vọng của ngành công nghiệp quốc phòng Nga đặt cả vào màn trình diễn ngoạn mục của tiêm kích Su-37 với mong muốn sẽ thu hút sự chú ý từ khách hàng nước ngoài, và điều này đã có tác dụng.Những động tác nhào lộn được Su-37 thực hiện đã gây ấn tượng mạnh với những quan chức đến từ Ấn Độ, sau buổi biểu diễn, họ đã đến thăm gian hàng của Nga tại triển lãm và bắt đầu quan tâm sâu sắc việc đặt mua máy bay chiến đấu mới của Nga.Phái đoàn Ấn Độ được thông báo rằng tiêm kích Su-37 là một dự án thử nghiệm, loại máy bay này được tạo ra trên cơ sở Su-27 đã được kiểm chứng qua thời gian dài phục vụ với nhiều cải tiến.Để hoàn thiện quá trình phát triển kỹ thuật của nó, cần một thời gian và sự đầu tư nhất định, điều này sẽ cho phép máy bay chiến đấu siêu cơ động được trang bị động cơ với vòi phun thay đổi vector và radar thụ động với dải ăng ten theo từng giai đoạn.Các nhà báo Trung Quốc cho biết: “Quân đội Ấn Độ cần máy bay chiến đấu mới và dự án Su-37 được phía Nga giới thiệu đã khiến họ rất quan tâm".Vài tháng sau, một phái đoàn Không quân Ấn Độ đã đến Moskva để trao đổi quan điểm về hợp tác giữa hai bên, cũng như thảo luận liên quan đến dự án phát triển một dòng máy bay chiến đấu mới.Trong quá trình đàm phán, người Nga đã giới thiệu một chiếc tiêm kích khác của họ - Su-30 và phương tiện chiến đấu này còn gây ấn tượng mạnh hơn với phía Ấn Độ so với Su-37.Kết quả là một hợp đồng giá trị rất lớn đã được ký kết để phát triển một dòng máy bay chiến đấu đầy hứa hẹn dựa trên thành tựu thu được từ Su-37 - sau này được gọi là Su-30MKI.Ngay năm sau, chiếc Su-30MKI đầu tiên đã cất cánh, sau đó lô 8 tiêm kích đầu tiên đã được gửi đến quốc gia Nam Á. Ngày nay, Không quân Ấn Độ có 242 phương tiện chiến đấu như vậy trong biên chế, tổng số tiền của hợp đồng vượt quá 10 tỷ USD.Vì vậy, Triển lãm Hàng không Quốc tế Farnborough với sự tham gia của tiêm kích thử nghiệm Su-37 hóa ra lại mang về lợi ích thực sự ấn tượng cho Nga.“Nga đã kiếm được hơn 10 tỷ với một chiếc máy bay. Đây là trường hợp chưa từng có trên thị trường vũ khí quốc tế", các nhà phân tích Trung Quốc nhận định.
Màn trình diễn của tiêm kích Su-37 đã làm nức lòng các khán giả tại Triển lãm Hàng không Quốc tế Farnborough và mang lại lợi nhuận 10 tỷ USD cho Nga. Thông tin này được chia sẻ bởi các nhà phân tích quân sự từ trang Sohu củaTrung Quốc.
Vào tháng 9/1996, máy bay chiến đấu thử nghiệm tiên tiến Su-37 của Nga lần đầu tiên được giới thiệu với nước ngoài tại Triển lãm Farnborough, nó đã thực hiện màn trình diễn trên không và gây ấn tượng mạnh cho khán giả với những pha nhào lộn phức tạp nhất.
Theo các chuyên gia Trung Quốc, một thời gian sau, Liên bang Nga đã có thể biến một màn biểu diễn ngoạn mục như vậy thành lợi nhuận khổng lồ, đây được xem là trường hợp độc nhất vô nhị trong lịch sử hàng không thế giới.
“Tại Farnborough Airshow diễn ra vào tháng 9/1996, máy bay chiến đấu Su-37 của Nga đã thể hiện khả năng cơ động cao khiến khán giả phải ngạc nhiên”, cồng thông tin Trung Quốc lưu ý.
Các nhà phân tích của Sohu nhận định rằng vào thời điểm đó, Nga đang rất cần các đơn đặt hàng quốc tế cho máy bay chiến đấu của mình và do vậy Moskva đặt rất nhiều hy vọng vào Triển lãm Hàng không Farnborough.
Hy vọng của ngành công nghiệp quốc phòng Nga đặt cả vào màn trình diễn ngoạn mục của tiêm kích Su-37 với mong muốn sẽ thu hút sự chú ý từ khách hàng nước ngoài, và điều này đã có tác dụng.
Những động tác nhào lộn được Su-37 thực hiện đã gây ấn tượng mạnh với những quan chức đến từ Ấn Độ, sau buổi biểu diễn, họ đã đến thăm gian hàng của Nga tại triển lãm và bắt đầu quan tâm sâu sắc việc đặt mua máy bay chiến đấu mới của Nga.
Phái đoàn Ấn Độ được thông báo rằng tiêm kích Su-37 là một dự án thử nghiệm, loại máy bay này được tạo ra trên cơ sở Su-27 đã được kiểm chứng qua thời gian dài phục vụ với nhiều cải tiến.
Để hoàn thiện quá trình phát triển kỹ thuật của nó, cần một thời gian và sự đầu tư nhất định, điều này sẽ cho phép máy bay chiến đấu siêu cơ động được trang bị động cơ với vòi phun thay đổi vector và radar thụ động với dải ăng ten theo từng giai đoạn.
Các nhà báo Trung Quốc cho biết: “Quân đội Ấn Độ cần máy bay chiến đấu mới và dự án Su-37 được phía Nga giới thiệu đã khiến họ rất quan tâm".
Vài tháng sau, một phái đoàn Không quân Ấn Độ đã đến Moskva để trao đổi quan điểm về hợp tác giữa hai bên, cũng như thảo luận liên quan đến dự án phát triển một dòng máy bay chiến đấu mới.
Trong quá trình đàm phán, người Nga đã giới thiệu một chiếc tiêm kích khác của họ - Su-30 và phương tiện chiến đấu này còn gây ấn tượng mạnh hơn với phía Ấn Độ so với Su-37.
Kết quả là một hợp đồng giá trị rất lớn đã được ký kết để phát triển một dòng máy bay chiến đấu đầy hứa hẹn dựa trên thành tựu thu được từ Su-37 - sau này được gọi là Su-30MKI.
Ngay năm sau, chiếc Su-30MKI đầu tiên đã cất cánh, sau đó lô 8 tiêm kích đầu tiên đã được gửi đến quốc gia Nam Á. Ngày nay, Không quân Ấn Độ có 242 phương tiện chiến đấu như vậy trong biên chế, tổng số tiền của hợp đồng vượt quá 10 tỷ USD.
Vì vậy, Triển lãm Hàng không Quốc tế Farnborough với sự tham gia của tiêm kích thử nghiệm Su-37 hóa ra lại mang về lợi ích thực sự ấn tượng cho Nga.
“Nga đã kiếm được hơn 10 tỷ với một chiếc máy bay. Đây là trường hợp chưa từng có trên thị trường vũ khí quốc tế", các nhà phân tích Trung Quốc nhận định.