|
Hải quân Trung Quốc có một số đường hầm bảo vệ tàu ngầm. Ảnh: Forbes. |
Trung Quốc ở hữu đường bờ biển dài gần 14.400 km cùng nhiều hải cảng nằm trải rộng khắp vùng lãnh thổ tiếp giáp biển. Theo đó, quốc gia này cũng sở hữu một số lượng tương đối lớn các căn cứ hải quân.
Với mong muốn nâng cao khả năng đối phó với các cuộc tấn công bất ngờ Hải quân Trung Quốc (PLAN) đã phân tán lực lượng ra nhiều căn cứ. Thậm chí còn cẩn trọng hơn, một số căn cứ của Hải quân Trung Quốc đã xây dựng mạng lưới hầm ngầm để bảo vệ các biên đội tàu chiến và tàu ngầm chủ chốt.
Một trong số các đường hầm này thuộc căn cứ Hải quân Khương Các Trang gần Thanh Đảo, là nơi ẩn náu của các tàu ngầm tên lửa đạn đạo. Mới đây hơn là một đường hầm đã được xây dựng tại căn cứ tàu ngầm Du Lâm trên đảo Hải Nam, được xây dựng từ 12 năm trước.
Một số căn cứ của PLAN khác cũng có các đường hầm ít được biết đến. Căn cứ tàu ngầm ở Hạ Xuyên Đảo (Quảng Đông) có một đường hầm nhỏ ngay bên trong cảng.
Một xưởng đóng tàu nơi các tàu chiến và tàu ngầm lớn được sửa chữa, gần căn cứ tàu ngầm tại Tượng Sơn, Ninh Ba, Chiết Giang, cũng có một đường hầm.
Các căn cứ hải quân ngầm của Trung Quốc có xu hướng được xây dựng sâu phía sau các mỏm đá để có thể tăng khả năng bảo vệ từ trên cao. Lối vào thường đối mặt với đất liền nhưng có thể tiếp cận được từ hướng biển nên việc tấn công chúng từ ngoài khơi sẽ khó khăn hơn.
Trong số những hầm ngầm dạng này có hai hầm ngầm nổi tiếng nhất được sử dụng để bảo vệ lực lượng tàu ngầm chiến lược của Hải Quân Trung Quốc. Một được xây dựng ở Căn cứ Hải quân Jianggezhuang (Lão Sơn) (36°6'20,76 " Bắc, 120°35'2,39" Đông) gần Thanh Đảo. Đây là nơi cất giữ các tàu ngầm tên lửa đạn đạo chiến lược.
Chiếc còn lại được xây dựng tại Ngọc Lâm (Yulin) (18°12'8,97" Bắc, 109°41'39,34" Đông). Cách đây 12 năm, Trung Quốc xây dựng căn cứ này để cất giấu các tàu ngầm hạt nhân.
Các đường hầm của Trung Quốc cho thấy sự khác biệt với học thuyết quân sự của hải quân Mỹ trong việc đề phòng một cuộc tấn công bất ngờ.