Theo các tài liệu ngân sách của Lầu Năm Góc trong 5 năm qua, Quân đội Mỹ cần hơn một triệu USD để cải tiến các tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS), nhằm kéo dài thời gian hoạt động của chúng. Điều này đã làm dấy lên mối lo ngại về tính thực tế và hiệu quả, của việc gửi những tên lửa cũ này đến Ukraine.Quyết định của chính quyền Biden cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng tên lửa ATACMS do Mỹ cung cấp, với tầm bắn lên tới 300 km, được một số nhà phân tích coi là hành động leo thang xung đột trước thềm ông Donald Trump trở lại nắm quyền.Tuy nhiên, báo cáo ngân sách hàng năm của Quân đội Mỹ lại vẽ nên một bức tranh khác. Dự án hiện đại hóa ATACMS cũ, dường như đã trở thành gánh nặng tài chính đáng kể, vì Quân đội Mỹ đang tìm cách thay thế chúng bằng loại tên lửa tiên tiến hơn. Theo báo cáo ngân sách hàng năm của Bộ Quốc phòng về mua sắm tên lửa chiến thuật, một số ATACMS trong kho vũ khí của Mỹ đã hết hạn từ năm 2015. Vì ATACMS có thời gian hoạt động là 10 năm, nên các tên lửa được cải tiến từ năm 2015 dự kiến sẽ hết thời hạn sử dụng vào năm 2025 và số tiền nâng cấp đạn ATACMS không hề rẻ.Trong khi đó, Quân đội Mỹ đã nỗ lực thay thế ATACMS bằng Tên lửa tấn công chính xác (PrSM) tiên tiến và chính xác hơn. Báo cáo ngân sách mới nhất cho năm tài chính 2025 cho thấy, Quân đội Mỹ đã liên tục bổ sung thêm nhiều đơn vị PrSM vào kho vũ khí của họ trong ba năm tài chính vừa qua.Số lượng PrSM mới mà Quân đội Mỹ mua đã tăng từ 42 đạn tên lửa trong năm tài chính 2023 lên 110 trong năm tài chính 2024 và dự kiến sẽ đạt 230 trong năm tài chính 2025. Trong khi mỗi tên lửa ATACMS có giá khoảng 1 triệu USD/đạn, giá của tên lửa PrSM mới hơn là hơn 2 triệu USD/đạn. Khi nói đến tên lửa như ATACMS, thông tin về thời hạn sử dụng đã hết có thể gây ra mối lo ngại nghiêm trọng về độ tin cậy và an toàn của chúng. Tên lửa đều chứa nhiều thành phần quan trọng, có thể xuống cấp theo thời gian, đặc biệt là ATACMS sử dụng nhiên liệu rắn.Tuổi thọ của tên lửa không chỉ là nhãn mác, mà còn là chỉ báo quan trọng về tình trạng kỹ thuật của các thành phần chính. Trong số các yếu tố, nguy hiểm nhất là thuốc phóng và hệ thống điện tử. Hết hạn có thể dẫn đến các vấn đề đáng kể về hiệu quả của chúng, chẳng hạn như công suất động cơ giảm hoặc hệ thống dẫn đường trục trặc.Một trong những vấn đề chính đi kèm với hết thời hạn sử dụng là khả năng phân hủy nhiên liệu. Cho dù là nhiên liệu rắn hay lỏng, nhiên liệu tên lửa có thể trở nên không ổn định theo thời gian. Điều này có thể dẫn đến những hỏng hóc bất ngờ trong quá trình phóng và trong trường hợp xấu nhất, là đạn có thể nổ tại bệ.Đây không chỉ là vấn đề lý thuyết; có những trường hợp được ghi nhận trong đó tên lửa cũ, không được lưu trữ đúng cách, đã không hoạt động như mong đợi. Ngoài ra, các cảm biến và hệ thống dẫn đường của tên lửa có thể xuống cấp theo thời gian, vì chúng là những linh kiện điện tử. Những xuống cấp về nhiên liệu hay linh kiện điện tử không chỉ làm giảm độ chính xác của các cuộc tấn công của đạn tên lửa, mà còn làm tăng nguy cơ nhắm mục tiêu không chính xác, hoặc không có khả năng phản ứng với những thay đổi trong điều kiện chiến đấu. Bất chấp những rủi ro tiềm ẩn này, không phải tất cả tên lửa hết hạn sử dụng đều hoàn toàn không sử dụng được. Chúng có thể trải qua quá trình bảo trì, nâng cấp để kéo dài tuổi thọ và đảm bảo hiệu quả thì vẫn có thể sử dụng chiến đấu được. Các đơn vị kỹ thuật thường xuyên tiến hành kiểm tra và sửa chữa để đảm bảo tên lửa cũ có thể được phóng an toàn, ngay cả khi thời hạn sử dụng đã hết. Việc này bao gồm thay thế các thành phần quan trọng, chẳng hạn như cảm biến và hệ thống điện tử, và kiểm tra độ ổn định của nhiên liệu. Nếu thực hiện đúng, đủ những bước này, tên lửa ngay cả khi đã hết hạn sử dụng vẫn có thể được sử dụng với mức độ an toàn và hiệu quả hợp lý.Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng tên lửa không được bảo dưỡng thường xuyên có thể gây ra mối lo ngại. Trong giới quân sự, có những cuộc thảo luận về những rủi ro tiềm ẩn, khi sử dụng tên lửa cũ chưa được bảo dưỡng cần thiết; điều này có thể tạo ra thêm nhiều vấn đề trên chiến trường.Tuy nhiên, nếu được bảo quản và bảo dưỡng đúng cách, những tên lửa này không hẳn là không sử dụng được; nhưng không thể đánh giá thấp vấn đề an toàn và độ tin cậy của chúng. Cuối cùng, ý kiến cho rằng, các tên lửa như ATACMS đã hết hạn sử dụng có thể không hiệu quả hoặc nguy hiểm là có cơ sở. Tuy nhiên, nếu chúng trải qua quá trình kiểm tra và sửa chữa cần thiết, chúng có thể chứng minh đủ hiệu quả cho các hoạt động chiến đấu, nhưng những rủi ro liên quan đến việc sử dụng tên lửa cũ cần được đánh giá cẩn thận. Hiện nay Ukraine đang rất thiếu các vũ khí tấn công tầm xa, do vậy việc họ tận dụng các loại tên lửa ATACMS đã hết hạn sử dụng vẫn là phương án tối ưu; vì thực chất, ngay cả những đạn tên lửa hết hạn trong kho của Mỹ cũng không còn nhiều. (Nguồn ảnh: Bulgarian Military, Ukrinform, Wikipedia, Lockheed Martin).
Theo các tài liệu ngân sách của Lầu Năm Góc trong 5 năm qua, Quân đội Mỹ cần hơn một triệu USD để cải tiến các tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS), nhằm kéo dài thời gian hoạt động của chúng. Điều này đã làm dấy lên mối lo ngại về tính thực tế và hiệu quả, của việc gửi những tên lửa cũ này đến Ukraine.
Quyết định của chính quyền Biden cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng tên lửa ATACMS do Mỹ cung cấp, với tầm bắn lên tới 300 km, được một số nhà phân tích coi là hành động leo thang xung đột trước thềm ông Donald Trump trở lại nắm quyền.
Tuy nhiên, báo cáo ngân sách hàng năm của Quân đội Mỹ lại vẽ nên một bức tranh khác. Dự án hiện đại hóa ATACMS cũ, dường như đã trở thành gánh nặng tài chính đáng kể, vì Quân đội Mỹ đang tìm cách thay thế chúng bằng loại tên lửa tiên tiến hơn.
Theo báo cáo ngân sách hàng năm của Bộ Quốc phòng về mua sắm tên lửa chiến thuật, một số ATACMS trong kho vũ khí của Mỹ đã hết hạn từ năm 2015. Vì ATACMS có thời gian hoạt động là 10 năm, nên các tên lửa được cải tiến từ năm 2015 dự kiến sẽ hết thời hạn sử dụng vào năm 2025 và số tiền nâng cấp đạn ATACMS không hề rẻ.
Trong khi đó, Quân đội Mỹ đã nỗ lực thay thế ATACMS bằng Tên lửa tấn công chính xác (PrSM) tiên tiến và chính xác hơn. Báo cáo ngân sách mới nhất cho năm tài chính 2025 cho thấy, Quân đội Mỹ đã liên tục bổ sung thêm nhiều đơn vị PrSM vào kho vũ khí của họ trong ba năm tài chính vừa qua.
Số lượng PrSM mới mà Quân đội Mỹ mua đã tăng từ 42 đạn tên lửa trong năm tài chính 2023 lên 110 trong năm tài chính 2024 và dự kiến sẽ đạt 230 trong năm tài chính 2025. Trong khi mỗi tên lửa ATACMS có giá khoảng 1 triệu USD/đạn, giá của tên lửa PrSM mới hơn là hơn 2 triệu USD/đạn.
Khi nói đến tên lửa như ATACMS, thông tin về thời hạn sử dụng đã hết có thể gây ra mối lo ngại nghiêm trọng về độ tin cậy và an toàn của chúng. Tên lửa đều chứa nhiều thành phần quan trọng, có thể xuống cấp theo thời gian, đặc biệt là ATACMS sử dụng nhiên liệu rắn.
Tuổi thọ của tên lửa không chỉ là nhãn mác, mà còn là chỉ báo quan trọng về tình trạng kỹ thuật của các thành phần chính. Trong số các yếu tố, nguy hiểm nhất là thuốc phóng và hệ thống điện tử. Hết hạn có thể dẫn đến các vấn đề đáng kể về hiệu quả của chúng, chẳng hạn như công suất động cơ giảm hoặc hệ thống dẫn đường trục trặc.
Một trong những vấn đề chính đi kèm với hết thời hạn sử dụng là khả năng phân hủy nhiên liệu. Cho dù là nhiên liệu rắn hay lỏng, nhiên liệu tên lửa có thể trở nên không ổn định theo thời gian. Điều này có thể dẫn đến những hỏng hóc bất ngờ trong quá trình phóng và trong trường hợp xấu nhất, là đạn có thể nổ tại bệ.
Đây không chỉ là vấn đề lý thuyết; có những trường hợp được ghi nhận trong đó tên lửa cũ, không được lưu trữ đúng cách, đã không hoạt động như mong đợi. Ngoài ra, các cảm biến và hệ thống dẫn đường của tên lửa có thể xuống cấp theo thời gian, vì chúng là những linh kiện điện tử.
Những xuống cấp về nhiên liệu hay linh kiện điện tử không chỉ làm giảm độ chính xác của các cuộc tấn công của đạn tên lửa, mà còn làm tăng nguy cơ nhắm mục tiêu không chính xác, hoặc không có khả năng phản ứng với những thay đổi trong điều kiện chiến đấu.
Bất chấp những rủi ro tiềm ẩn này, không phải tất cả tên lửa hết hạn sử dụng đều hoàn toàn không sử dụng được. Chúng có thể trải qua quá trình bảo trì, nâng cấp để kéo dài tuổi thọ và đảm bảo hiệu quả thì vẫn có thể sử dụng chiến đấu được.
Các đơn vị kỹ thuật thường xuyên tiến hành kiểm tra và sửa chữa để đảm bảo tên lửa cũ có thể được phóng an toàn, ngay cả khi thời hạn sử dụng đã hết. Việc này bao gồm thay thế các thành phần quan trọng, chẳng hạn như cảm biến và hệ thống điện tử, và kiểm tra độ ổn định của nhiên liệu. Nếu thực hiện đúng, đủ những bước này, tên lửa ngay cả khi đã hết hạn sử dụng vẫn có thể được sử dụng với mức độ an toàn và hiệu quả hợp lý.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng tên lửa không được bảo dưỡng thường xuyên có thể gây ra mối lo ngại. Trong giới quân sự, có những cuộc thảo luận về những rủi ro tiềm ẩn, khi sử dụng tên lửa cũ chưa được bảo dưỡng cần thiết; điều này có thể tạo ra thêm nhiều vấn đề trên chiến trường.
Tuy nhiên, nếu được bảo quản và bảo dưỡng đúng cách, những tên lửa này không hẳn là không sử dụng được; nhưng không thể đánh giá thấp vấn đề an toàn và độ tin cậy của chúng.
Cuối cùng, ý kiến cho rằng, các tên lửa như ATACMS đã hết hạn sử dụng có thể không hiệu quả hoặc nguy hiểm là có cơ sở. Tuy nhiên, nếu chúng trải qua quá trình kiểm tra và sửa chữa cần thiết, chúng có thể chứng minh đủ hiệu quả cho các hoạt động chiến đấu, nhưng những rủi ro liên quan đến việc sử dụng tên lửa cũ cần được đánh giá cẩn thận.
Hiện nay Ukraine đang rất thiếu các vũ khí tấn công tầm xa, do vậy việc họ tận dụng các loại tên lửa ATACMS đã hết hạn sử dụng vẫn là phương án tối ưu; vì thực chất, ngay cả những đạn tên lửa hết hạn trong kho của Mỹ cũng không còn nhiều. (Nguồn ảnh: Bulgarian Military, Ukrinform, Wikipedia, Lockheed Martin).