Mặc dù căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã giảm bớt trong những năm gần đây, nhưng tại khu vực ranh giới của khu phi quân sự, vẫn thỉnh thoảng xảy ra những cuộc đấu súng; trong ngày 3/5, một khẩu súng máy ZPU cỡ nòng 14,5mm của Triều Tiên, đã bắn 4 viên đạn vào gần một vị trí đóng quân của Hàn Quốc ở khu giới tuyến; sau đó Hàn Quốc sử dụng súng máy hạng nhẹ M249 và súng máy 12,7 K-6 đáp trả về phía Triều Tiên.Những vụ việc đụng độ trên khu vực phi quân sự cũng là bình thường, trong bối cảnh hai bên đều ở trạng thái "tay trên cò súng"; nhưng trong cuộc điều tra chính thức của quân đội Hàn Quốc sau đó và các thông tin của truyền thông Hàn Quốc, nhiều chi tiết thú vị hơn đã xuất hiện.Sự việc có thể tường thuật ngắn gọn như sau: Vào lúc 07 giờ 41' ngày 3/5, quân đội Hàn Quốc đã nghe thấy tiếng súng và chớp lửa đầu nòng của một khẩu súng máy phòng không hạng nặng bắn từ phía lãnh thổ Triều Tiên; nhưng “loay hoay” 15 phút, khẩu súng máy hạng nặng K-6, lắp trên trạm vũ khí điều khiển từ xa, không thể khai hỏa được do "lỗi hệ thống".Vào lúc 08 giờ 13', quân đội Hàn Quốc đã bắn 15 viên đạn vào súng máy M249 và 5 phút sau, phía Hàn Quốc tiếp tục dùng súng máy hạng nặng K-6 để "trả lại" 15 viên đạn về phía Triều Tiên; tuy nhiên, không phải là các ụ súng tự động khai hỏa, mà là do lính Hàn Quốc trực tiếp bắn.Theo Quân đội Hàn Quốc, trước cuộc phản công hỗn loạn này, quân đội Triều Tiên đóng quân gần khu phi quân sự, vẫn đang cày ruộng gần các tiền đồn như không có chuyện gì xảy ra và họ không đội mũ sắt chống đạn.Vấn đề cốt lõi ở đây là trạm vũ khí điều khiển từ xa K-6 (RCWS), đây là loại vũ khí phản công tự động đầu tiên, do quân đội Hàn Quốc chế tạo đã không thể hoạt động. Từ năm 2013, Hàn Quốc bố trí ở khu vực giới tuyến các ụ súng máy tự động hóa, điều khiển từ xa, nhằm chống xâm nhập từ phía Triều Tiên.Trạm vũ khí điều khiển từ xa là một loại vũ khí tiên tiến, có thể bảo vệ tốt hơn ở nơi nguy hiểm như khu vực giới tuyến liên Triều; hệ thống hoạt động không cần binh lính sử dụng trực tiếp; được tích hợp các tính năng như tự động lấy phần tử ngắm, bắn và nạp đạn. Do độ phức tạp của hệ thống, do vậy cũng dễ xảy ra “trục trặc”, khi cần lại không khai hỏa được. Ảnh: Trạm vũ khí điều khiển từ xa hải quân của các hệ thống Elbit.Trạm vũ khí tự động, điều khiển từ xa được trang bị súng máy hạng nặng M2HB có cỡ nòng 12,7 mm; đây là loại súng có sức sát thương lớn, tầm bắn xa, hoạt động tương đối ổn định; súng máy M2HB được đồng bộ với các thiết bị hoàn toàn tự động; tuy nhiên để khai thác những loại vũ khí như vậy, cần phải có nhân lực có tính chuyên nghiệp cao.Trong các loại vũ khí hạng nhẹ, việc lau chùi bảo dưỡng phải tiến hành thường xuyên, liên tục; nếu không bất kể loại súng nào, dù hiện đại đến đâu, cũng rất hay xảy ra trục trặc; tại khu giới tuyến, việc kiểm tra các ụ súng tự động được tiến hành 1 tháng/lần. Nhưng do ảnh hưởng của tuyết rơi vào tháng 2 và đại dịch COVID-19 vào tháng 3, 4; nên không có sự kiểm tra, bảo quản.Khi xảy ra tình huống ngày 8/5 vừa qua, các ụ súng trên mới lâm vào cảnh “dở khóc, dở cười”, khi muốn nhưng không thể “khai hỏa” được; trong báo cáo cho cấp trên, Quân đội Hàn Quốc chỉ tuyên bố do "lỗi hệ thống".Nhưng khi đội điều tra cấp cao của Quân đội Hàn Quốc xuất hiện vài ngày sau đó, mọi người cuối cùng mới phát hiện ra rằng "lỗi hệ thống" của trạm vũ khí điều khiển từ xa tiên tiến do bị gãy kim hỏa. Đây là hỏng hóc khó có thể chấp nhận, nếu tình huống có sự xâm nhập của phía Triều Tiên vào khu phi giới tuyến.Theo Quân đội Hàn Quốc, những viên đạn 14,5mm đã bắn trúng chòi canh gác của phía Hàn Quốc; hiện nay Quân đội Triều Tiên đã thay thế các loại súng máy phòng không 12,7mm bằng súng máy phòng không 14,5mm. Đây là loại súng có uy lực hơn khẩu 12,7 mm M2HB của Hàn Quốc rất nhiều; loại súng máy phòng không hạng nặng này có thể là loại 1 nòng, nòng đôi hoặc 4 nòng và rất hiệu quả khi bắn các mục tiêu tầm thấp.Để đối phó với lực lượng không quân đông đảo của liên quân Mỹ - Hàn, các đơn vị của Quân đội Triều Tiên tại biên giới liên Triều được trang bị với số lượng lớn súng máy bay phòng không ZPU-4, luôn ở trong sự cảnh giác cao độ và sẵn sàng chiến đấu cao.Rất may mắn là việc nổ súng giữa hai bên không xảy ra thương vong, và sự việc nổ súng của phía Quân đội Triều Tiên cũng có thể do vô ý. Nhưng qua vụ việc trên cũng phơi bày điểm yếu của Quân đội Hàn Quốc, khi các trạm vũ khí tự động của họ bị hỏng, nhưng không được sửa chữa kịp thời; và kết quả là, thay vì khai hỏa tự động, thì Quân đội Hàn Quốc vẫn phải dùng binh lính. Video Tóm tắt nhanh toàn cảnh lịch sử Triều Tiên - Hàn Quốc trong 5 phút - Nguồn: Tóm tắt nhanh@Youtube
Mặc dù căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã giảm bớt trong những năm gần đây, nhưng tại khu vực ranh giới của khu phi quân sự, vẫn thỉnh thoảng xảy ra những cuộc đấu súng; trong ngày 3/5, một khẩu súng máy ZPU cỡ nòng 14,5mm của Triều Tiên, đã bắn 4 viên đạn vào gần một vị trí đóng quân của Hàn Quốc ở khu giới tuyến; sau đó Hàn Quốc sử dụng súng máy hạng nhẹ M249 và súng máy 12,7 K-6 đáp trả về phía Triều Tiên.
Những vụ việc đụng độ trên khu vực phi quân sự cũng là bình thường, trong bối cảnh hai bên đều ở trạng thái "tay trên cò súng"; nhưng trong cuộc điều tra chính thức của quân đội Hàn Quốc sau đó và các thông tin của truyền thông Hàn Quốc, nhiều chi tiết thú vị hơn đã xuất hiện.
Sự việc có thể tường thuật ngắn gọn như sau: Vào lúc 07 giờ 41' ngày 3/5, quân đội Hàn Quốc đã nghe thấy tiếng súng và chớp lửa đầu nòng của một khẩu súng máy phòng không hạng nặng bắn từ phía lãnh thổ Triều Tiên; nhưng “loay hoay” 15 phút, khẩu súng máy hạng nặng K-6, lắp trên trạm vũ khí điều khiển từ xa, không thể khai hỏa được do "lỗi hệ thống".
Vào lúc 08 giờ 13', quân đội Hàn Quốc đã bắn 15 viên đạn vào súng máy M249 và 5 phút sau, phía Hàn Quốc tiếp tục dùng súng máy hạng nặng K-6 để "trả lại" 15 viên đạn về phía Triều Tiên; tuy nhiên, không phải là các ụ súng tự động khai hỏa, mà là do lính Hàn Quốc trực tiếp bắn.
Theo Quân đội Hàn Quốc, trước cuộc phản công hỗn loạn này, quân đội Triều Tiên đóng quân gần khu phi quân sự, vẫn đang cày ruộng gần các tiền đồn như không có chuyện gì xảy ra và họ không đội mũ sắt chống đạn.
Vấn đề cốt lõi ở đây là trạm vũ khí điều khiển từ xa K-6 (RCWS), đây là loại vũ khí phản công tự động đầu tiên, do quân đội Hàn Quốc chế tạo đã không thể hoạt động. Từ năm 2013, Hàn Quốc bố trí ở khu vực giới tuyến các ụ súng máy tự động hóa, điều khiển từ xa, nhằm chống xâm nhập từ phía Triều Tiên.
Trạm vũ khí điều khiển từ xa là một loại vũ khí tiên tiến, có thể bảo vệ tốt hơn ở nơi nguy hiểm như khu vực giới tuyến liên Triều; hệ thống hoạt động không cần binh lính sử dụng trực tiếp; được tích hợp các tính năng như tự động lấy phần tử ngắm, bắn và nạp đạn. Do độ phức tạp của hệ thống, do vậy cũng dễ xảy ra “trục trặc”, khi cần lại không khai hỏa được. Ảnh: Trạm vũ khí điều khiển từ xa hải quân của các hệ thống Elbit.
Trạm vũ khí tự động, điều khiển từ xa được trang bị súng máy hạng nặng M2HB có cỡ nòng 12,7 mm; đây là loại súng có sức sát thương lớn, tầm bắn xa, hoạt động tương đối ổn định; súng máy M2HB được đồng bộ với các thiết bị hoàn toàn tự động; tuy nhiên để khai thác những loại vũ khí như vậy, cần phải có nhân lực có tính chuyên nghiệp cao.
Trong các loại vũ khí hạng nhẹ, việc lau chùi bảo dưỡng phải tiến hành thường xuyên, liên tục; nếu không bất kể loại súng nào, dù hiện đại đến đâu, cũng rất hay xảy ra trục trặc; tại khu giới tuyến, việc kiểm tra các ụ súng tự động được tiến hành 1 tháng/lần. Nhưng do ảnh hưởng của tuyết rơi vào tháng 2 và đại dịch COVID-19 vào tháng 3, 4; nên không có sự kiểm tra, bảo quản.
Khi xảy ra tình huống ngày 8/5 vừa qua, các ụ súng trên mới lâm vào cảnh “dở khóc, dở cười”, khi muốn nhưng không thể “khai hỏa” được; trong báo cáo cho cấp trên, Quân đội Hàn Quốc chỉ tuyên bố do "lỗi hệ thống".
Nhưng khi đội điều tra cấp cao của Quân đội Hàn Quốc xuất hiện vài ngày sau đó, mọi người cuối cùng mới phát hiện ra rằng "lỗi hệ thống" của trạm vũ khí điều khiển từ xa tiên tiến do bị gãy kim hỏa. Đây là hỏng hóc khó có thể chấp nhận, nếu tình huống có sự xâm nhập của phía Triều Tiên vào khu phi giới tuyến.
Theo Quân đội Hàn Quốc, những viên đạn 14,5mm đã bắn trúng chòi canh gác của phía Hàn Quốc; hiện nay Quân đội Triều Tiên đã thay thế các loại súng máy phòng không 12,7mm bằng súng máy phòng không 14,5mm. Đây là loại súng có uy lực hơn khẩu 12,7 mm M2HB của Hàn Quốc rất nhiều; loại súng máy phòng không hạng nặng này có thể là loại 1 nòng, nòng đôi hoặc 4 nòng và rất hiệu quả khi bắn các mục tiêu tầm thấp.
Để đối phó với lực lượng không quân đông đảo của liên quân Mỹ - Hàn, các đơn vị của Quân đội Triều Tiên tại biên giới liên Triều được trang bị với số lượng lớn súng máy bay phòng không ZPU-4, luôn ở trong sự cảnh giác cao độ và sẵn sàng chiến đấu cao.
Rất may mắn là việc nổ súng giữa hai bên không xảy ra thương vong, và sự việc nổ súng của phía Quân đội Triều Tiên cũng có thể do vô ý. Nhưng qua vụ việc trên cũng phơi bày điểm yếu của Quân đội Hàn Quốc, khi các trạm vũ khí tự động của họ bị hỏng, nhưng không được sửa chữa kịp thời; và kết quả là, thay vì khai hỏa tự động, thì Quân đội Hàn Quốc vẫn phải dùng binh lính.
Video Tóm tắt nhanh toàn cảnh lịch sử Triều Tiên - Hàn Quốc trong 5 phút - Nguồn: Tóm tắt nhanh@Youtube