Ý tưởng tận dụng tháp pháo của pháo tự hành PzH 2000 để trang bị cho tàu chiến là điều đáng để thử nghiệm, và Hải quân Đức đã thực hiện dự án này trong quá khứ.Theo cổng thông tin The War Zone (TWZ), việc thử nghiệm lắp đặt hệ thống pháo binh trên đất liền cho tàu chiến mặt nước luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt, nhất là khi đã có nhiều trường hợp đưa tháp pháo xe tăng lên chiến hạm.Tuy nhiên câu chuyện Hải quân Đức lấy tháp pháo từ pháo tự hành bánh xích PzH 2000 tích hợp vào khinh hạm của họ lại nổi bật hơn cả, dự án này đã được triển khai ngoài thực tế nhưng vì sao lại không được nhân rộng?Để bắt đầu, hay xem xét thực tế là thao tác lắp tháp pháo lấy từ pháo tự hành PzH 2000 trên khinh hạm Hamburg thuộc lớp F124 Sachsen của Hải quân Đức diễn ra vào đầu những năm 2000, trong khuôn khổ Dự án MONARC (Tổ hợp pháo binh hải quân dạng module).Đúng như tên gọi, trong khuôn khổ dự án này, Hải quân Đức đang tìm cách tăng sức mạnh hỏa lực pháo binh cho chiến hạm mặt nước mà không cần triển khai những thay đổi đáng kể trong thiết kế.Với thực tế trên, phương án tận dụng tháp pháo từ pháo tự hành PzH 2000 có vẻ là một giải pháp đơn giản và hiệu quả, khi vũ khí này đã chứng minh rõ uy lực cũng như độ tin cậy sau thời gian biên chế cho Lục quân Đức.Để hiểu rõ hơn, hãy làm một phép so sánh, hệ thống vũ khí pháo binh tiêu chuẩn của khinh hạm F124 Sachsen chính là bệ pháo Oto Melara Compact cỡ 76 mm, có tốc độ bắn 120 phát/phút và đạt tầm xa 17 km.Trong khi đó pháo 155 mm của PzH 2000 mặc dù có tốc độ bắn thấp hơn khi chỉ đạt 10 phát mỗi phút, nhưng có thể bắn trúng mục tiêu ở cự ly lên tới 40 km, tức là hơn hai lần với uy lực cao hơn nhiều.Những hình ảnh thực tế cho thấy có vẻ như việc tích hợp tháp pháo PzH 2000 trên khinh hạm lớp F124 không tiến hành nhiều sửa đổi. Để kiểm tra tính thực tế, những người đứng đầu Dự án MONARC đã chọn chiếc Hamburg, lúc đó vẫn đang trong tình trạng hoàn thiện.Để tháp pháo PzH 2000 hoạt động được tốt, cần phải thay đổi một chút về hệ thống cung cấp năng lượng, đồng thời sửa đổi kho chứa đạn pháo, đặc biệt khi đạn 155 mm có kích cỡ lớn hơn nhiều so với loại 76 mm.Ngoài ra để giải quyết vấn đề tháp pháo bị giật rất mạnh sau mỗi lần tác xạ thì cần có cả giải pháp cố định đặc biệt, đây là điều không dễ để khắc phục bởi cần phải chỉnh sửa rất nhiều thiết kế ban đầu.Việc thử nghiệm tích hợp tháp pháo PzH 2000 trên tàu chiến mặt nước nhìn chung được đánh giá là "khả thi", nhưng khi các bài kiểm tra vẫn chưa được tiến hành một cách đầy đủ thì Dự án MONARC đã kết thúc.Trước khi tàu Hamburg được đưa vào biên chế Hải quân Đức trong năm 2004, tháp pháo PzH 2000 đã bị tháo dỡ và bệ pháo Oto Melara Compact tiêu chuẩn trở lại. Sau thời điểm trên, Hải quân Đức không còn thử nghiệm việc lắp đặt các tổ hợp pháo đất liền trên tàu chiến nữa.Theo nhận xét, với đặc thù tác chiến hải quân, tàu mặt nước cần những khẩu pháo cỡ nòng vừa phải nhưng có tốc độ bắn nhanh, độ giật thấp, hơn là pháo cỡ lớn uy lực mạnh nhưng bắn chậm và độ giật cao, có lẽ vì vậy mà Dự án MONARC đã bị chấm dứt.
Ý tưởng tận dụng tháp pháo của pháo tự hành PzH 2000 để trang bị cho tàu chiến là điều đáng để thử nghiệm, và Hải quân Đức đã thực hiện dự án này trong quá khứ.
Theo cổng thông tin The War Zone (TWZ), việc thử nghiệm lắp đặt hệ thống pháo binh trên đất liền cho tàu chiến mặt nước luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt, nhất là khi đã có nhiều trường hợp đưa tháp pháo xe tăng lên chiến hạm.
Tuy nhiên câu chuyện Hải quân Đức lấy tháp pháo từ pháo tự hành bánh xích PzH 2000 tích hợp vào khinh hạm của họ lại nổi bật hơn cả, dự án này đã được triển khai ngoài thực tế nhưng vì sao lại không được nhân rộng?
Để bắt đầu, hay xem xét thực tế là thao tác lắp tháp pháo lấy từ pháo tự hành PzH 2000 trên khinh hạm Hamburg thuộc lớp F124 Sachsen của Hải quân Đức diễn ra vào đầu những năm 2000, trong khuôn khổ Dự án MONARC (Tổ hợp pháo binh hải quân dạng module).
Đúng như tên gọi, trong khuôn khổ dự án này, Hải quân Đức đang tìm cách tăng sức mạnh hỏa lực pháo binh cho chiến hạm mặt nước mà không cần triển khai những thay đổi đáng kể trong thiết kế.
Với thực tế trên, phương án tận dụng tháp pháo từ pháo tự hành PzH 2000 có vẻ là một giải pháp đơn giản và hiệu quả, khi vũ khí này đã chứng minh rõ uy lực cũng như độ tin cậy sau thời gian biên chế cho Lục quân Đức.
Để hiểu rõ hơn, hãy làm một phép so sánh, hệ thống vũ khí pháo binh tiêu chuẩn của khinh hạm F124 Sachsen chính là bệ pháo Oto Melara Compact cỡ 76 mm, có tốc độ bắn 120 phát/phút và đạt tầm xa 17 km.
Trong khi đó pháo 155 mm của PzH 2000 mặc dù có tốc độ bắn thấp hơn khi chỉ đạt 10 phát mỗi phút, nhưng có thể bắn trúng mục tiêu ở cự ly lên tới 40 km, tức là hơn hai lần với uy lực cao hơn nhiều.
Những hình ảnh thực tế cho thấy có vẻ như việc tích hợp tháp pháo PzH 2000 trên khinh hạm lớp F124 không tiến hành nhiều sửa đổi. Để kiểm tra tính thực tế, những người đứng đầu Dự án MONARC đã chọn chiếc Hamburg, lúc đó vẫn đang trong tình trạng hoàn thiện.
Để tháp pháo PzH 2000 hoạt động được tốt, cần phải thay đổi một chút về hệ thống cung cấp năng lượng, đồng thời sửa đổi kho chứa đạn pháo, đặc biệt khi đạn 155 mm có kích cỡ lớn hơn nhiều so với loại 76 mm.
Ngoài ra để giải quyết vấn đề tháp pháo bị giật rất mạnh sau mỗi lần tác xạ thì cần có cả giải pháp cố định đặc biệt, đây là điều không dễ để khắc phục bởi cần phải chỉnh sửa rất nhiều thiết kế ban đầu.
Việc thử nghiệm tích hợp tháp pháo PzH 2000 trên tàu chiến mặt nước nhìn chung được đánh giá là "khả thi", nhưng khi các bài kiểm tra vẫn chưa được tiến hành một cách đầy đủ thì Dự án MONARC đã kết thúc.
Trước khi tàu Hamburg được đưa vào biên chế Hải quân Đức trong năm 2004, tháp pháo PzH 2000 đã bị tháo dỡ và bệ pháo Oto Melara Compact tiêu chuẩn trở lại. Sau thời điểm trên, Hải quân Đức không còn thử nghiệm việc lắp đặt các tổ hợp pháo đất liền trên tàu chiến nữa.
Theo nhận xét, với đặc thù tác chiến hải quân, tàu mặt nước cần những khẩu pháo cỡ nòng vừa phải nhưng có tốc độ bắn nhanh, độ giật thấp, hơn là pháo cỡ lớn uy lực mạnh nhưng bắn chậm và độ giật cao, có lẽ vì vậy mà Dự án MONARC đã bị chấm dứt.