Một số nguồn tin cho rằng từ tháng 1 vừa qua, Mỹ và Iraq đã bắt đầu đàm phán về việc triển khai hệ thống phòng không Patriot tới Iraq sau khi Iran tấn công vào hai căn cứ quân sự ở thành phố Erbil và Al Asad của Iraq, nơi có các binh sĩ Mỹ đồn trú.Các vụ tấn công bằng tên lửa đạn đạo này được cho là để trả đũa vụ không kích trước đó của Mỹ vào sân bay quốc tế Baghdad khiến tướng Qassem Soleimani, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Quds của Iran thiệt mạng.Còn theo AFP, kể từ tháng 10/2019 đến nay, các căn cứ có binh sĩ Mỹ đồn trú hoặc trụ sở của các phái đoàn Mỹ tại Iraq liên tục phải “giơ đầu chịu báng” trước hàng chục cuộc tấn công bằng tên lửa. Washington cáo buộc các nhóm vũ trang do Iran hậu thuẫn đã tiến hành các vụ tấn công này.Trên thực tế, trước đây Mỹ đã đưa nhiều hệ thống Patriot đến Trung Đông nhưng đều không được triển khai tại Iraq, trước hết là bởi Washington tin rằng Iran sẽ chỉ nhằm tới những mục tiêu tại các quốc gia khác trong khu vực chứ không phải Iraq.Tuy nhiên, có vẻ như các vụ tấn công gây thương vong nói trên khiến Mỹ thay đổi quan điểm và buộc phải quyết định tung “lá chắn thép” Patriot tới Iraq để phòng vệ trước những cuộc tấn công tiềm tàng của Iran.Được đưa vào phục vụ trong quân đội Mỹ từ cuối năm 1981, hệ thống tên lửa phòng không chống tên lửa đạn đạo Patriot có khả năng đánh chặn nhiều mục tiêu từ trên không, bao gồm máy bay chiến đấu, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình. Đến nay, hệ thống này có các phiên bản PAC-1, PAC-2, PAC-3 và biến thể mới nhất mang tên PAAC-4 được phát triển từ năm 2013, trong đó nổi tiếng nhất vẫn là PAC-3 với những nâng cấp gần như toàn bộ so với các phiên bản tiền nhiệm.Ngay sau khi có mặt tại Iraq, các hệ thống phòng không Patriot của Mỹ đã bắt tay vào trực chiến, sẵn sàng đối phó với tên lửa Iran. Tuy nhiên, điều đáng nói là gần đây nổi lên những thông tin nghi ngờ về vai trò và tính hiệu quả của các hệ thống phòng không này tại Iraq. Ảnh: TTXVN.Trước hết, các chuyên gia quân sự cho rằng việc Mỹ triển khai dàn trải ở nhiều căn cứ lớn nhỏ trên khắp Iraq sẽ khiến việc bảo vệ toàn bộ các căn cứ này khỏi những cuộc tấn công là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, ngay cả khi có sự tăng cường của hệ thống Patriot.Cùng với đó là kho vũ khí hiện nay của Iran với những hệ thống tác chiến điện tử thuộc hàng “khủng” cũng được đánh giá là đủ khả năng vượt qua hệ thống phòng không danh tiếng mà Mỹ vừa đưa tới Iraq.Sự hoài nghi càng lớn hơn khi đích thân Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley hồi cuối tháng 1 vừa qua thừa nhận rằng, dù có được triển khai đến Iraq thì hệ thống Patriot chưa chắc sẽ ngăn chặn thành công các đợt tấn công nhằm vào các căn cứ quân sự có binh sĩ Mỹ đồn trú. Ảnh: Tổng thống Donald Trump và tướng Mark Milley.Thậm chí, gần đây còn có thông tin cho rằng Iran đã “bẻ khóa” và kiểm soát thành công đối với hệ thống Patriot của Mỹ. Bằng chứng là sự xuất hiện của những bức ảnh cho thấy một một máy bay không người lái (UAV) của Iran bay xung quanh căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở Iraq và chụp ảnh mọi vị trí tại đây.Một chuyên gia nhận định: “Có lẽ Iran đã tìm ra phương thức tiếp cận và đánh lừa các hệ thống phòng không của Mỹ thông qua UAV của mình. Chúng ta có thể nói về cả hệ thống Patriot và radar cảnh giới của Mỹ nói chung, vì một chiếc UAV quân sự lẽ ra không thể được tìm thấy tại bất kỳ cơ sở quân sự nào của quân đội Mỹ”.Chưa biết thực hư ra sao, song có lẽ, sự xuất hiện của hệ thống phòng không Patriot phần nào chứng tỏ cuộc đối đầu Mỹ - Iran vẫn vô cùng gay gắt và thậm chí còn đang đi theo hướng thiên về “đụng binh” hơn. Những diễn biến trong thời gian tới cũng là một “liều thuốc thử cực mạnh” để Patriot chứng minh tính hiệu quả và năng lực thực sự của mình. Video Cận cảnh hệ thống phòng không Syria bắn hạ tên lửa Israel - Nguồn: Vietnam+
Một số nguồn tin cho rằng từ tháng 1 vừa qua, Mỹ và Iraq đã bắt đầu đàm phán về việc triển khai hệ thống phòng không Patriot tới Iraq sau khi Iran tấn công vào hai căn cứ quân sự ở thành phố Erbil và Al Asad của Iraq, nơi có các binh sĩ Mỹ đồn trú.
Các vụ tấn công bằng tên lửa đạn đạo này được cho là để trả đũa vụ không kích trước đó của Mỹ vào sân bay quốc tế Baghdad khiến tướng Qassem Soleimani, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Quds của Iran thiệt mạng.
Còn theo AFP, kể từ tháng 10/2019 đến nay, các căn cứ có binh sĩ Mỹ đồn trú hoặc trụ sở của các phái đoàn Mỹ tại Iraq liên tục phải “giơ đầu chịu báng” trước hàng chục cuộc tấn công bằng tên lửa. Washington cáo buộc các nhóm vũ trang do Iran hậu thuẫn đã tiến hành các vụ tấn công này.
Trên thực tế, trước đây Mỹ đã đưa nhiều hệ thống Patriot đến Trung Đông nhưng đều không được triển khai tại Iraq, trước hết là bởi Washington tin rằng Iran sẽ chỉ nhằm tới những mục tiêu tại các quốc gia khác trong khu vực chứ không phải Iraq.
Tuy nhiên, có vẻ như các vụ tấn công gây thương vong nói trên khiến Mỹ thay đổi quan điểm và buộc phải quyết định tung “lá chắn thép” Patriot tới Iraq để phòng vệ trước những cuộc tấn công tiềm tàng của Iran.
Được đưa vào phục vụ trong quân đội Mỹ từ cuối năm 1981, hệ thống tên lửa phòng không chống tên lửa đạn đạo Patriot có khả năng đánh chặn nhiều mục tiêu từ trên không, bao gồm máy bay chiến đấu, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình. Đến nay, hệ thống này có các phiên bản PAC-1, PAC-2, PAC-3 và biến thể mới nhất mang tên PAAC-4 được phát triển từ năm 2013, trong đó nổi tiếng nhất vẫn là PAC-3 với những nâng cấp gần như toàn bộ so với các phiên bản tiền nhiệm.
Ngay sau khi có mặt tại Iraq, các hệ thống phòng không Patriot của Mỹ đã bắt tay vào trực chiến, sẵn sàng đối phó với tên lửa Iran. Tuy nhiên, điều đáng nói là gần đây nổi lên những thông tin nghi ngờ về vai trò và tính hiệu quả của các hệ thống phòng không này tại Iraq. Ảnh: TTXVN.
Trước hết, các chuyên gia quân sự cho rằng việc Mỹ triển khai dàn trải ở nhiều căn cứ lớn nhỏ trên khắp Iraq sẽ khiến việc bảo vệ toàn bộ các căn cứ này khỏi những cuộc tấn công là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, ngay cả khi có sự tăng cường của hệ thống Patriot.
Cùng với đó là kho vũ khí hiện nay của Iran với những hệ thống tác chiến điện tử thuộc hàng “khủng” cũng được đánh giá là đủ khả năng vượt qua hệ thống phòng không danh tiếng mà Mỹ vừa đưa tới Iraq.
Sự hoài nghi càng lớn hơn khi đích thân Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley hồi cuối tháng 1 vừa qua thừa nhận rằng, dù có được triển khai đến Iraq thì hệ thống Patriot chưa chắc sẽ ngăn chặn thành công các đợt tấn công nhằm vào các căn cứ quân sự có binh sĩ Mỹ đồn trú. Ảnh: Tổng thống Donald Trump và tướng Mark Milley.
Thậm chí, gần đây còn có thông tin cho rằng Iran đã “bẻ khóa” và kiểm soát thành công đối với hệ thống Patriot của Mỹ. Bằng chứng là sự xuất hiện của những bức ảnh cho thấy một một máy bay không người lái (UAV) của Iran bay xung quanh căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở Iraq và chụp ảnh mọi vị trí tại đây.
Một chuyên gia nhận định: “Có lẽ Iran đã tìm ra phương thức tiếp cận và đánh lừa các hệ thống phòng không của Mỹ thông qua UAV của mình. Chúng ta có thể nói về cả hệ thống Patriot và radar cảnh giới của Mỹ nói chung, vì một chiếc UAV quân sự lẽ ra không thể được tìm thấy tại bất kỳ cơ sở quân sự nào của quân đội Mỹ”.
Chưa biết thực hư ra sao, song có lẽ, sự xuất hiện của hệ thống phòng không Patriot phần nào chứng tỏ cuộc đối đầu Mỹ - Iran vẫn vô cùng gay gắt và thậm chí còn đang đi theo hướng thiên về “đụng binh” hơn. Những diễn biến trong thời gian tới cũng là một “liều thuốc thử cực mạnh” để Patriot chứng minh tính hiệu quả và năng lực thực sự của mình.
Video Cận cảnh hệ thống phòng không Syria bắn hạ tên lửa Israel - Nguồn: Vietnam+