Theo tin tức liên quan, tàu khu trục Rafael Peralta của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ đã đi vào Biển Hoa Đông vào ngày 10/5, và nó đã rời cảng vào tháng 1 năm nay; như vậy Rafael Peralta đã hoạt động liên tục 115 ngày trên đại dương. Ảnh: Thủy thủ tàu Rafael Peralta xếp thành số 115 trên boong tàu, biểu tượng tàu đã hoạt động liên tục 115 ngày trên biển.Tàu khu trục Rafael Peralta đóng vai trò là “người bảo vệ” trong biên đội tàu sân bay Roosevelt, với những vũ khí tiên tiến nhất cả trong tiến công và phòng thủ; biên đội tàu sân bay này hoạt động thường xuyên ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 , tàu sân bay Roosevelt buộc phải “nằm bờ”, tuy nhiên các tàu hộ vệ cùng một số tàu chiến khác của Hải quân Mỹ, đã tiến vào Tây Thái Bình Dương và khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương để làm nhiệm vụ thay tàu sân bay USS Roosevelt.Hiện tại, bốn tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles mang tên Key West, Oklahoma City, Topeka và Essville đang làm nhiệm vụ ở Tây Thái Bình Dương, có nhiệm vụ hiệp đồng chặt chẽ với các tàu chiến mặt nước của Hải quân Mỹ và máy bay chiến đấu, để tiến hành diễn tập chung, sát với lãnh hải của Trung Quốc.Trên thực tế, vào đầu tháng 5, Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ đã thực hiện cuộc tập trận chung gần Biển Hoa Đông; các phương tiện tham gia bao gồm tàu mặt nước, tàu ngầm và máy bay quân sự; trong đó có tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường "Rafael Peralta" và 3 tàu ngầm hạt nhân.Về lý do tại sao Hải quân Mỹ tiến hành hai cuộc tập trận quân sự chung này, tại sao họ lại điều động một số lượng lớn tàu ngầm và máy bay ném bom chiến lược? Một số chuyên gia quân sự cho rằng, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 , Hải quân Mỹ không thể sử dụng nhóm tàu sân bay; do vậy họ phải sử dụng các tàu chiến đấu và máy bay ném bom để đảm bảo quyền kiểm soát trên không và trên biển trong khu vực.Những năm gần đây, Hải quân Mỹ đã thường xuyên mở rộng sự hiện diện quân sự và tăng cường hoạt động của họ ở khu vực Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ-Thái Bình Dương, chủ yếu là do các biên đội tàu sân bay đảm nhiệm.Sự phụ thuộc sức mạnh của Hải quân Mỹ vào các biên đội tàu sân bay đã tăng lên kể từ khi kết thúc chiến tranh Lạnh (năm 1991); thậm chí theo nhận xét của giới chuyên gia, nếu các tàu sân bay không hoạt động, niềm tin quân sự của quân đội Mỹ sẽ bị mất một nửa, đồng thời dẫn đến sự rối loạn chiến lược; do vậy, theo logic, Hải quân Mỹ phải đưa thêm tàu chiến và máy bay vào vùng biển Ấn Độ-Thái Bình Dương.Hải quân Mỹ hiện nay thường xuyên duy trì đội hình tấn công viễn chinh của họ ở vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương gồm 3 tàu đổ bộ, với hơn 2.200 lính thủy đánh bộ, được trang bị xe tăng chiến đấu chủ lực, xe chiến đấu bọc thép. Tất cả các loại vũ khí của lực lượng viễn chinh đều có sức mạnh tấn công ba chiều: trên bộ, trên biển và trên không.Mặc dù đây là hoạt động tác chiến bình thường của Hải quân Mỹ ở khu vực tây Thái Bình Dương; nhưng việc thường xuyên hoạt động sát vùng biển Hoa Đông, khiến Trung Quốc “nóng mặt”. Ảnh: Tàu khu trục USS Rafael Peralta xuất hiện ở vị trí cách bờ biển Thượng Hải gần 116 hải lý (gần 215km) vào lúc 8h sáng 15/5/2020.Do thiếu vắng vai trò của tàu sân bay làm “soát hạm”, nhưng các tàu chiến đấu của Hải quân Mỹ vẫn đủ sức thực hiện nhiệm vụ, nếu có tình huống xảy ra; tuy nhiên, giới quân sự Trung Quốc nhận xét rằng, việc hải quân Mỹ thiếu tàu sân bay, thì những tàu hộ vệ như Rafael Peralta, dẫu hiện đại cũng giống như con hổ “không có răng nanh”, không thể đe dọa được Trung Quốc.
Video Biển Hoa Đông lại "nóng" chuyện vùng phòng không - Nguồn: VTC14
Theo tin tức liên quan, tàu khu trục Rafael Peralta của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ đã đi vào Biển Hoa Đông vào ngày 10/5, và nó đã rời cảng vào tháng 1 năm nay; như vậy Rafael Peralta đã hoạt động liên tục 115 ngày trên đại dương. Ảnh: Thủy thủ tàu Rafael Peralta xếp thành số 115 trên boong tàu, biểu tượng tàu đã hoạt động liên tục 115 ngày trên biển.
Tàu khu trục Rafael Peralta đóng vai trò là “người bảo vệ” trong biên đội tàu sân bay Roosevelt, với những vũ khí tiên tiến nhất cả trong tiến công và phòng thủ; biên đội tàu sân bay này hoạt động thường xuyên ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 , tàu sân bay Roosevelt buộc phải “nằm bờ”, tuy nhiên các tàu hộ vệ cùng một số tàu chiến khác của Hải quân Mỹ, đã tiến vào Tây Thái Bình Dương và khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương để làm nhiệm vụ thay tàu sân bay USS Roosevelt.
Hiện tại, bốn tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles mang tên Key West, Oklahoma City, Topeka và Essville đang làm nhiệm vụ ở Tây Thái Bình Dương, có nhiệm vụ hiệp đồng chặt chẽ với các tàu chiến mặt nước của Hải quân Mỹ và máy bay chiến đấu, để tiến hành diễn tập chung, sát với lãnh hải của Trung Quốc.
Trên thực tế, vào đầu tháng 5, Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ đã thực hiện cuộc tập trận chung gần Biển Hoa Đông; các phương tiện tham gia bao gồm tàu mặt nước, tàu ngầm và máy bay quân sự; trong đó có tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường "Rafael Peralta" và 3 tàu ngầm hạt nhân.
Về lý do tại sao Hải quân Mỹ tiến hành hai cuộc tập trận quân sự chung này, tại sao họ lại điều động một số lượng lớn tàu ngầm và máy bay ném bom chiến lược? Một số chuyên gia quân sự cho rằng, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 , Hải quân Mỹ không thể sử dụng nhóm tàu sân bay; do vậy họ phải sử dụng các tàu chiến đấu và máy bay ném bom để đảm bảo quyền kiểm soát trên không và trên biển trong khu vực.
Những năm gần đây, Hải quân Mỹ đã thường xuyên mở rộng sự hiện diện quân sự và tăng cường hoạt động của họ ở khu vực Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ-Thái Bình Dương, chủ yếu là do các biên đội tàu sân bay đảm nhiệm.
Sự phụ thuộc sức mạnh của Hải quân Mỹ vào các biên đội tàu sân bay đã tăng lên kể từ khi kết thúc chiến tranh Lạnh (năm 1991); thậm chí theo nhận xét của giới chuyên gia, nếu các tàu sân bay không hoạt động, niềm tin quân sự của quân đội Mỹ sẽ bị mất một nửa, đồng thời dẫn đến sự rối loạn chiến lược; do vậy, theo logic, Hải quân Mỹ phải đưa thêm tàu chiến và máy bay vào vùng biển Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Hải quân Mỹ hiện nay thường xuyên duy trì đội hình tấn công viễn chinh của họ ở vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương gồm 3 tàu đổ bộ, với hơn 2.200 lính thủy đánh bộ, được trang bị xe tăng chiến đấu chủ lực, xe chiến đấu bọc thép. Tất cả các loại vũ khí của lực lượng viễn chinh đều có sức mạnh tấn công ba chiều: trên bộ, trên biển và trên không.
Mặc dù đây là hoạt động tác chiến bình thường của Hải quân Mỹ ở khu vực tây Thái Bình Dương; nhưng việc thường xuyên hoạt động sát vùng biển Hoa Đông, khiến Trung Quốc “nóng mặt”. Ảnh: Tàu khu trục USS Rafael Peralta xuất hiện ở vị trí cách bờ biển Thượng Hải gần 116 hải lý (gần 215km) vào lúc 8h sáng 15/5/2020.
Do thiếu vắng vai trò của tàu sân bay làm “soát hạm”, nhưng các tàu chiến đấu của Hải quân Mỹ vẫn đủ sức thực hiện nhiệm vụ, nếu có tình huống xảy ra; tuy nhiên, giới quân sự Trung Quốc nhận xét rằng, việc hải quân Mỹ thiếu tàu sân bay, thì những tàu hộ vệ như Rafael Peralta, dẫu hiện đại cũng giống như con hổ “không có răng nanh”, không thể đe dọa được Trung Quốc.
Video Biển Hoa Đông lại "nóng" chuyện vùng phòng không - Nguồn: VTC14