Tàu 12418 Molniya do viện Almaz ( Nga ) thiết kế, với chiều dài 56.0m, rộng 10.5m, lượng giãn nước đầy tải 550 tấn. Tàu được trang bị 2 động cơ tuabin cho phép nó đạt vận tốc tối đa hơn 35 hải lý/h. Kíp lái gồm 44 người trong đó có 8 sĩ quan. Ảnh: Biên đội 2 tàu Molniya 12418 trong lễ duyệt binh hải quân.Đặc biệt ấn tượng lớn nhất của các tàu 12418 là 16 quả tên lửa đối hạm Kh-35 tầm bắn 150km. Đây là tàu chiến mặt nước có khả năng duyệt hạm mạnh mẽ nhất của hải quân Việt Nam hiện nay. Với biên chế 8 chiếc, Molniya 12418 chính là lớp tàu xương sống của lực lượng tàu tên lửa, là nắm đấm thép của Việt Nam trên Biển Đông.Tuy nhiên để tạo ra sức mạnh của một tàu chiến không phải chỉ mỗi vũ khí, mà đặc biệt còn phải kể đến cả hệ thống tác chiến điện tử của tàu, giúp tàu có thể vận hành những loại vũ khí một cách hiệu quả nhất. Ảnh: Sơ đồ hệ thống tác chiến điện tử trên tàu Molniya.Radar MR-352 ME Pozitiv: Là radar 3D được thiết kế để dò tìm, phát hiện và theo dõi các mục tiêu trên không và trên mặt biển, thường được trang bị cho các chiến hạm cỡ nhỏ và trung bình, radar có tầm quét tối đa 80km, độ cao quét tối đa 20km. Ảnh: Radar Pozitiv-ME1 của tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9.... Radar có chức năng giám sát tình hình trên mặt biển cũng như trên không bao gồm cả các mục tiêu cỡ nhỏ, bay thấp và chậm. Nó còn có thể xác định mục tiêu là bạn hay thù, xác định toạ độ mục tiêu và cung cấp tham số cho hệ thống hoả lực, phân loại mục tiêu theo thông số quỹ đạo và xác định mức độ đe doạ của mục tiêu. Ảnh: Radar Pozitiv-ME1 của tàu Gepard 3.9.Radar Garpun-Bal: Là radar có nhiệm vụ tìm kiếm, phát hiện, theo dõi, nhận biết, phân loại và xác định tọa độ của các mục tiêu bề mặt nước... Ảnh: Radar Garpun-Bal.Và đây là radar kiểm soát hoả lực của các tên lửa Kh-35 trên tàu Molniya. Ảnh: Radar Garpun-Bal.Radar Furuno: Là radar trinh sát hàng hải dân sự, theo dõi địa hình như đảo, đá, thậm chí cả mây và tàu bè di chuyển xung quanh. Ảnh: Radar hàng hải Furuno.Radar MR-123: là radar kiểm soát hoả lực, tìm kiếm, phát hiện, theo dõi, nhận biết, phân loại và xác định toạ độ mục tiêu... Ảnh: Radar MR-123Và cung cấp tham số cho pháo AK-176 và pháo AK-630 trên tàu. Ảnh: Radar MR-123.Hệ thống tác chiến điện tử MP-407E: là hệ thống trinh sát gây nhiễu, nó có thể phát hiện nhiều nguồn tín hiệu điện tử trên các dải tần xung khác nhau cho phép phân tích và đưa ra các khả năng phân tích và chế áp đc các hệ thống trinh sát cũng như vũ khí dẫn đường công nghệ cao của đối phương tấn công vào tàu. Ảnh: Cận cảnh hệ thống MP-407E.Hệ thống tác chiến điện tử MP-405E: là hệ thống đối kháng điện tử, dùng để triệt tiêu các tín hiệu điện tử, làm yếu tín hiệu tên lửa khi bắn vào tàu ta, làm nhiễu thông tin trinh sát của đối phương, làm giả thông tin. Ảnh: Cận cảnh hệ thống MP-405E.Ảnh: Sơ đồ bố trí các hệ thống tác chiến điện tử trên tàu tên lửa tấn công nhanh 12418 Molniya.Nhận xét một cách tổng quan ta có thể thấy rằng, hệ thống điện tử của tàu tên lửa tấn công nhanh đề án 12418 Molniya không hề thua kém quá nhiều so với các hộ vệ tên lửa Gepard 3.9. Có chăng Gepard 3.9 được bổ sung thêm hệ thống hỗ trợ chiến đấu Sigma-E giúp kíp tàu có thể nhanh chóng phân tích tình hình và đưa ra phương án tác chiến sớm mà các tàu Molniya không có mà thôi. Video Việt Nam công khai hình ảnh tàu chiến và tàu ngầm phóng tên lửa - Nguồn: VTV1
Tàu 12418 Molniya do viện Almaz ( Nga ) thiết kế, với chiều dài 56.0m, rộng 10.5m, lượng giãn nước đầy tải 550 tấn. Tàu được trang bị 2 động cơ tuabin cho phép nó đạt vận tốc tối đa hơn 35 hải lý/h. Kíp lái gồm 44 người trong đó có 8 sĩ quan. Ảnh: Biên đội 2 tàu Molniya 12418 trong lễ duyệt binh hải quân.
Đặc biệt ấn tượng lớn nhất của các tàu 12418 là 16 quả tên lửa đối hạm Kh-35 tầm bắn 150km. Đây là tàu chiến mặt nước có khả năng duyệt hạm mạnh mẽ nhất của hải quân Việt Nam hiện nay. Với biên chế 8 chiếc, Molniya 12418 chính là lớp tàu xương sống của lực lượng tàu tên lửa, là nắm đấm thép của Việt Nam trên Biển Đông.
Tuy nhiên để tạo ra sức mạnh của một tàu chiến không phải chỉ mỗi vũ khí, mà đặc biệt còn phải kể đến cả hệ thống tác chiến điện tử của tàu, giúp tàu có thể vận hành những loại vũ khí một cách hiệu quả nhất. Ảnh: Sơ đồ hệ thống tác chiến điện tử trên tàu Molniya.
Radar MR-352 ME Pozitiv: Là radar 3D được thiết kế để dò tìm, phát hiện và theo dõi các mục tiêu trên không và trên mặt biển, thường được trang bị cho các chiến hạm cỡ nhỏ và trung bình, radar có tầm quét tối đa 80km, độ cao quét tối đa 20km. Ảnh: Radar Pozitiv-ME1 của tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9.
... Radar có chức năng giám sát tình hình trên mặt biển cũng như trên không bao gồm cả các mục tiêu cỡ nhỏ, bay thấp và chậm. Nó còn có thể xác định mục tiêu là bạn hay thù, xác định toạ độ mục tiêu và cung cấp tham số cho hệ thống hoả lực, phân loại mục tiêu theo thông số quỹ đạo và xác định mức độ đe doạ của mục tiêu. Ảnh: Radar Pozitiv-ME1 của tàu Gepard 3.9.
Radar Garpun-Bal: Là radar có nhiệm vụ tìm kiếm, phát hiện, theo dõi, nhận biết, phân loại và xác định tọa độ của các mục tiêu bề mặt nước... Ảnh: Radar Garpun-Bal.
Và đây là radar kiểm soát hoả lực của các tên lửa Kh-35 trên tàu Molniya. Ảnh: Radar Garpun-Bal.
Radar Furuno: Là radar trinh sát hàng hải dân sự, theo dõi địa hình như đảo, đá, thậm chí cả mây và tàu bè di chuyển xung quanh. Ảnh: Radar hàng hải Furuno.
Radar MR-123: là radar kiểm soát hoả lực, tìm kiếm, phát hiện, theo dõi, nhận biết, phân loại và xác định toạ độ mục tiêu... Ảnh: Radar MR-123
Và cung cấp tham số cho pháo AK-176 và pháo AK-630 trên tàu. Ảnh: Radar MR-123.
Hệ thống tác chiến điện tử MP-407E: là hệ thống trinh sát gây nhiễu, nó có thể phát hiện nhiều nguồn tín hiệu điện tử trên các dải tần xung khác nhau cho phép phân tích và đưa ra các khả năng phân tích và chế áp đc các hệ thống trinh sát cũng như vũ khí dẫn đường công nghệ cao của đối phương tấn công vào tàu. Ảnh: Cận cảnh hệ thống MP-407E.
Hệ thống tác chiến điện tử MP-405E: là hệ thống đối kháng điện tử, dùng để triệt tiêu các tín hiệu điện tử, làm yếu tín hiệu tên lửa khi bắn vào tàu ta, làm nhiễu thông tin trinh sát của đối phương, làm giả thông tin. Ảnh: Cận cảnh hệ thống MP-405E.
Ảnh: Sơ đồ bố trí các hệ thống tác chiến điện tử trên tàu tên lửa tấn công nhanh 12418 Molniya.
Nhận xét một cách tổng quan ta có thể thấy rằng, hệ thống điện tử của tàu tên lửa tấn công nhanh đề án 12418 Molniya không hề thua kém quá nhiều so với các hộ vệ tên lửa Gepard 3.9. Có chăng Gepard 3.9 được bổ sung thêm hệ thống hỗ trợ chiến đấu Sigma-E giúp kíp tàu có thể nhanh chóng phân tích tình hình và đưa ra phương án tác chiến sớm mà các tàu Molniya không có mà thôi.
Video Việt Nam công khai hình ảnh tàu chiến và tàu ngầm phóng tên lửa - Nguồn: VTV1