Bom nhiệt áp có sức công phá kinh hoàng nhưng không hề bị cấm?

Google News

Bom nhiệt áp có sức công phá mạnh chỉ đứng sau vũ khí hạt nhân, nhưng chưa có bất cứ công ước nào cầm sử dụng loại vũ khí này trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Bom nhiet ap co suc cong pha kinh hoang nhung khong he bi cam?

Tài liệu "Về tác động của các vụ nổ vũ khí nhiệt áp trong không gian hạn chế" của CIA, mô tả vũ khí nhiệt áp như sau:

“Những người ở gần khu vực vụ nổ đã bị xóa sổ, còn những người ở rìa có thể bị một số vết thương bên trong, không nhìn thấy được; bao gồm thủng màng nhĩ và các cơ quan tai trong bị dập nát; chấn động nặng nội tạng, vỡ phổi và có thể bị mù”.

Vũ khí nhiệt áp là loại vũ khí tấn công bằng cách tạo ra môi trường nhiệt độ và áp suất cao; có thể phóng đến mục tiêu bằng đạn pháo, rocket, bom hàng không và thậm chí cả tên lửa.

Bom nhiet ap co suc cong pha kinh hoang nhung khong he bi cam?-Hinh-2

Đặc điểm nổi bật của vũ khí nhiệt áp là rất giàu chất gây cháy, chất oxy hóa và bột kim loại hỗ trợ quá trình đốt cháy. Khi vũ khí nhiệt áp được kích nổ, nó sẽ làm phát tán một đám mây nhiên liệu, đám mây này sẽ hòa trộn hoàn toàn với oxy trong không khí xung quanh rồi phát nổ, tạo ra một quả cầu lửa với nhiệt độ cao khổng lồ và sóng xung kích được tạo ra, đồng thời nhanh chóng tiêu thụ oxy ở môi trường xung quanh.

Vũ khí nhiệt áp có sức tàn phá và đặc biệt hiệu quả ở các khu vực đô thị hoặc trong điều kiện thoáng đãng, đồng thời có thể xuyên qua các boong-ke và các địa điểm dưới lòng đất khác, khiến những người trú ẩn bên trong thiếu oxy. Những người bị tấn công trực tiếp không có cách nào để tránh nhiệt độ và áp suất quá cao.

Chính vì lý do như vậy, cộng đồng quốc tế luôn chỉ trích loại vũ khí chiến tranh tàn bạo này và vận động đưa vũ khí nhiệt áp trở thành vũ khí cấm như vũ khí hoá học trong quá khứ.

Bom nhiet ap co suc cong pha kinh hoang nhung khong he bi cam?-Hinh-3

Vì vậy, có người đặt ra nghi vấn: Sử dụng vũ khí nhiệt áp với sức tàn phá khủng khiếp như vậy mà không phạm pháp?

Thật đáng tiếc khi việc sử dụng vũ khí nhiệt áp thực sự không phải là bất hợp pháp. Thậm chí Mỹ đã sử dụng ở Afghanistan và Iraq cả loại bom nhiệt áp, được ví là "Mẹ của các loại bom".

Bom nhiet ap co suc cong pha kinh hoang nhung khong he bi cam?-Hinh-4

Luật pháp quốc tế chỉ hạn chế bom cháy, vũ khí sinh học và hóa học, bom chùm và vũ khí hủy diệt hàng loạt; những loại vũ khí cấm được phản ánh trong các công ước sau:

Công ước về Cấm phát triển, sản xuất và tàng trữ vũ khí vi khuẩn (sinh học), độc tố và việc tiêu hủy các loại vũ khí đó (viết tắt là BTWC)

Có rất nhiều quốc gia ủng hộ công ước này và Mỹ vẫn là quốc gia tài trợ tiêu hủy loại vũ khí này; thậm chí Mỹ còn sử dụng điều này như một cái cớ để gây chiến.

Ví dụ, vào ngày 5/2/2003, Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, cáo buộc Iraq tàng trữ vũ khí hủy diệt hàng loạt, nhằm chuẩn bị “hành lang” cho cuộc xâm lược sắp xảy ra.

Ngày 20/3/2003, không hề tuyên chiến, Liên quân gồm Mỹ, Anh và một số nước bất ngờ tấn công Iraq. Chiến dịch “Tự do Iraq” bắt đầu bằng những loạt bom sấm sét để dọn đường cho lục quân tiến vào Iraq.

Tuy nhiên, khi cộng đồng quốc tế cố gắng thiết lập một "cơ chế rà soát vũ khí sinh học và hóa học", thì Mỹ đã phủ quyết bằng một phiếu bầu “quyết định”; lý do Mỹ là quốc gia nghiên cứu và phát triển vũ khí sinh học và hóa học lớn nhất.

Bom nhiet ap co suc cong pha kinh hoang nhung khong he bi cam?-Hinh-5

Công ước về Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và hủy diệt vũ khí hóa học (viết tắt CWC)

Công ước cấm vũ khí hóa học mới được thực hiện từ năm 1993 nhưng được coi là công ước được tuân thủ tốt nhất trong số nhiều công ước quốc tế, theo số liệu của Đại hội đồng Liên hợp quốc, 99% vũ khí hóa học trên thế giới đã bị xóa bỏ.

Tuy nhiên, theo phát biểu của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tại cuộc họp báo cho biết: "Mỹ là quốc gia duy nhất vẫn duy trì vũ khí hóa học trong kho dự trữ... Một số quốc gia tham gia thao túng chính trị, gây cản trở nghiêm trọng đến hoạt động bình thường của OPCW".

Bom nhiet ap co suc cong pha kinh hoang nhung khong he bi cam?-Hinh-6

"Công ước quốc tế về cấm bom chùm" (viết tắt ICBCB)

Mỹ từng thuyết phục Nga ký công ước cấm bom chùm, Nga tỏ ý sẽ ký, nếu Mỹ - quốc gia bán bom chùm nhiều nhất thế giới ký trước; Israel cũng tuyên bố sẽ chỉ ký sau khi công ước này có được chữ ký của Nga và Mỹ.

Bom gây cháy nằm trong Nghị định thư về Cấm hoặc Hạn chế sử dụng Vũ khí gây cháy trong phần "Giao thức" của Công ước về một số vũ khí thông thường.

Nhưng hiệu quả của hiệp ước này rất yếu, đừng nói đến vũ khí gây cháy, nó thậm chí còn kiểm soát súng phun lửa, mìn, thủy lôi; bom mìn, vũ khí laze và bom bi; nếu cấm hết như vậy thì quân đội gần như không còn vũ khí để chiến đấu, ngoại trừ súng và thuốc nổ.

Bom nhiet ap co suc cong pha kinh hoang nhung khong he bi cam?-Hinh-7

Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (viết tắt NPT)

Là điều mà 5 “ông lớn” của Hội đồng Bảo an (Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc) thường sử dụng để giới hạn ngưỡng vũ khí hạt nhân, để thế giới không thể tràn ngập vũ khí hạt nhân.

Trên thực tế, có một "Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân" còn “tàn nhẫn” hơn, hiệp ước này có hiệu lực vào ngày 22/1/2021, nhưng năm nước thành viên thường trực của HĐBA đã cùng nhau từ chối ký vào năm 2018 và phản đối hiệp ước này, nên mặc dù nó đã có hiệu lực nhưng lại không có nhiều ý nghĩa trong thời điểm hiện tại.

Vậy hãy quan sát, không có luật quốc tế nào có thể làm “trầy da, xước vẩy” của bom nhiệt áp. Có người muốn đưa bom nhiệt áp vào “cùng loại với bom cháy”, nhưng vấn đề là bom cháy phốt pho trắng vẫn chưa bị cấm?

Bom nhiet ap co suc cong pha kinh hoang nhung khong he bi cam?-Hinh-8

Trên thực tế, công nghệ và nguyên tắc của các loại vũ khí nhiệt áp ở các quốc gia không đồng nhất, và các công nghệ liên quan để phát triển, sản xuất và cung cấp loại vũ khí này đều cực kỳ khó, nên rất ít quốc gia có thể làm chủ được công nghệ sản xuất loại vũ khí có sức mạnh chỉ sau vũ khí hạt nhân này.

Nhìn vào thái độ của cộng đồng quốc tế đối với “Công ước” thì có thể biết trên đời này ai nắm tay to nhất, ai nắm quyền chi phối luật pháp quốc tế.

Ví dụ như "bom phốt pho trắng" bị chỉ trích vô số lần và đã bị cấm từ lâu; tuy nhiên trong khi chỉ trích nước khác sử dụng bom phốt pho trắng, các cường quốc quân sự lại cho mình đặc quyền được sử dụng loại vũ khí hủy diệt này.

Mỹ là một ví dụ điển hình, họ sử dụng bom phốt pho trắng ở Việt Nam và Syria, nhưng vẫn khẳng định đó là “bom khói”; Nga ở Mariupol sử dụng bom phốt pho trắng như mưa sao băng.

Bom nhiet ap co suc cong pha kinh hoang nhung khong he bi cam?-Hinh-9

Liên Xô trước đây đã sử dụng vũ khí nhiệt áp ở Afghanistan và Mỹ cũng sử dụng bom nhiệt áp khi tham chiến tại Việt Nam, Chiến tranh Iraq và Chiến tranh Afghanistan.

Vì vậy, không khó hiểu khi những loại vũ khí không bị cấm như bom nhiệt áp, sẽ bị một số quốc gia sử dụng nhiều các loại vũ khí này “cực lực” phản đối khi đưa vào danh sách vũ khí cấm.

Bom nhiet ap co suc cong pha kinh hoang nhung khong he bi cam?-Hinh-10

Từ một số khía cạnh, vũ khí nhiệt áp có sức phá hoại rất tàn khốc và chúng luôn bị các tổ chức nhân quyền trên thế giới kêu gọi cấm.

Nhưng chỉ cần có “ông lớn” nói rõ muốn sử dụng vũ khí này, không ai có thể ngăn cản. Rốt cuộc, có rất nhiều "Công ước" liên quan đến chiến tranh và vũ khí, nhưng nó cũng được thực hiện kém nhất.

Ngay cả khi truyền thông vẫn bị bóp méo về các vấn đề vũ khí cấm; có thể có quốc gia sử dụng nó thì vẫn “bình thường”; nhưng khi một quốc gia nào yếu thế sử dụng nó, ngay lập tức quốc gia đó sẽ bị cô lập và Iraq là một ví dụ, thậm chí họ còn không có vũ khí hủy diệt hàng loạt như cáo buộc của Mỹ.

Tiến Minh

>> xem thêm

Bình luận(0)