Trước tình thế bế tắc của cuộc xung đột Nga-Ukraine, nhiều phương tiện truyền thông đã so sánh mặt trận Bakhmut tại miền Đông Ukraine là một chiếc “cối xay thịt”; giống như mặt trận Verdun của Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và trận Stalingrad trong thế chiến 2.Nhìn những bức ảnh do máy bay không người lái chụp chiến trường Bakhmut, đủ để khiến những người gan dạ nhất phải rùng mình; tại một khu vực bị pháo kích ở Bakhmut, có 17 binh sĩ tử trận trong một khu vực nhỏ, thảm thực vật xung quanh cũng bị xới tung.Tuy nhiên, cuộc xung đột Nga-Ukraine quả thực đã bị “chèo lái” bởi truyền thông phương Tây; nếu chỉ dựa vào một số bức ảnh do UAV chụp được, có thể phán đoán cuộc chiến tại Bakhmut là hoàn toàn nhầm lẫn; thậm chí thông tin chiến trường tại Bakhmut có quá nhiều suy đoán và phóng đại.Bakhmut nằm ở đâu, tại sao nơi đây lại biến thành chiến địa ác liệt; trước hết phải khẳng định, Bakhmut có diện tích không lớn, chỉ có thể coi là một “thị trấn” chứ không phải là “thành phố”, diện tích vỏn vẹn 41,6 km2, dân số 72.310 người.Vị trí địa lý của Bakhmut khá đặc biệt, đây là đầu mối giao thông quan trọng của Ukraine và là một phần quan trọng trong đường tiếp tế của quân đội Ukraine. Nếu quân đội Nga tràn ngập Bakhmut, thì sẽ thông con đường đến các thành trì quan trọng tại tỉnh Donetsk là Kramatorsk và Slavyansk. Vì vậy, Ukraine phải quyết tâm bảo vệ Bakhmut Từ quan điểm này, Bakhmut là một địa điểm chiến lược quan trọng, với Ukraine, là lá chắn che chở cho hai căn cứ địa Kramatorsk và Slavyansk và Nga cũng quyết tâm chiếm Bakhmut, để tiếp tục bao vây và giành quyền kiểm soát Kramatorsk và Slavyansk.Để bảo vệ Bakhmut, Quân đội Ukraine đã triển khai 8 lữ đoàn chiến đấu tại đây, gồm lữ đoàn bộ binh cơ giới 93/53/30/54/58, Lữ đoàn đổ đường không 24, lữ đoàn xe tăng, lữ đoàn pháo binh. Những lữ đoàn này, đều là lực lượng tinh nhuệ của quân đội Ukraine.Phía Quân đội Nga, lực lượng tham gia tấn công Bakhmut bao gồm quân đội chính quy, dân quân Donetsk và Lugansk thân Nga, vệ binh Chechnya; nhưng lực lượng chủ lực lại là lực lượng bán quân sự Wagner (phương Tây gọi là lính đánh thuê), được mệnh danh là "Biệt đội tử thần".Quyết tâm chiến đấu của lãnh đạo quân đội Nga không chỉ là giành quyền kiểm soát Bakhmut, mà còn biến Bakhmut thành nơi tiêu hao lực lượng chủ lực tinh nhuệ cũng như vũ khí, khí tài của quân đội Ukraine. Chiến thuật chủ yếu của Quân đội Nga là tấn công bằng hỏa lực.Đương nhiên, Ukraine biết rõ ý đồ của quân đội Nga, đó là liên tục điều viện binh tới hỗ trợ mặt trận Bakhmut, đồng thời sẽ tiếp tục cầu viện phương Tây hỗ trợ quân sự cho cuộc chiến của họ tại đây; nhưng vậy có thể khẳng định, chiến trường Bakhmut có ý nghĩa to lớn đối với cả Nga và Ukraine.Thống kê hỏa lực pháo binh của Nga và Ukraine trên chiến tuyến Bakhmut cho thấy, màu xanh là dữ liệu của quân đội Ukraine, và màu vàng là dữ liệu của quân đội Nga. Từ bức ảnh này có thể thấy, thứ nhất hỏa lực của pháo binh Nga vượt xa quân đội Ukraine, pháo binh Nga có ưu thế áp đảo. Thứ hai, quân đội Nga có nhiều pháo hạng nặng tầm xa hơn. Hầu hết các cuộc pháo kích của quân đội Nga đều đạt khoảng cách 30-40 km, và pháo binh của quân đội Ukraine chủ yếu đánh trong phạm vi 20-30 km. Có thể thấy quân đội Nga có nhiều pháo tự hành 152 hơn và chiếm ưu thế tuyệt đối về số lượng. Theo một số thông tin, Quân đội Nga có 760 khẩu pháo tự hành 152mm 2S19, 931 khẩu pháo tự hành 152mm 2S3 và khoảng 1.075 khẩu pháo kéo 152mm D-20. Đồng thời cũng có thể thấy, quân đội Nga có ưu thế về ưu thế trên không ở tuyến đầu, pháo binh Ukraine không dám đến quá gần chiến tuyến, trận địa pháo chủ yếu bố trí ở sau tuyến phòng ngự 10 km.Các trận địa pháo binh Ukraine được sự bảo vệ chủ yếu của lực lượng tên lửa phòng không tầm trung Buk-M1 và thậm chí là S-300. Về phương pháp trinh sát mục tiêu, chủ yếu sử dụng radar trinh sát pháo binh do Mỹ sản xuất và UAV cỡ nhỏ ở vị trí xa hơn; tiến hành tìm kiếm quy mô lớn các mục tiêu của Nga trong phạm vi 15 km phía trước tiền duyên phòng ngự. Lực lượng pháo binh cơ động của quân đội Ukraine ở phía sau chiến tuyến 10-20 km, có thể tránh được sự dò tìm của radar trinh sát pháo binh của Nga. Tuy nhiên khi ở chiều sâu từ 10-20 km phía sau tiền duyên phòng ngự, pháo binh Ukraine chỉ có thể tấn công các mục tiêu của quân Nga trong vòng 15 km phía trước trận địa phòng ngự.Tuy nhiên, chiến thuật này của pháo binh Ukraine, thì khó thực hiện tác chiến chế áp các trận địa pháo binh của đối phương, mà chỉ có thể tấn công một số ít mục tiêu thiết giáp và bộ binh của quân Nga, chứ không thể chế ngự được hỏa lực của pháo binh Nga.Hiện sức mạnh của pháo binh Nga trên chiến trường Donbass vẫn còn nguyên vẹn, có thể gây áp lực cực lớn lên các vị trí phòng ngự của quân đội Ukraine. Gần đây, quân đội Nga đã đạt được tiến bộ chiến thuật hạn chế tại Bakhmut và chiếm được một số ngôi làng và thị trấn, cũng chủ yếu dựa vào ưu thế tuyệt đối về pháo binh.
Trước tình thế bế tắc của cuộc xung đột Nga-Ukraine, nhiều phương tiện truyền thông đã so sánh mặt trận Bakhmut tại miền Đông Ukraine là một chiếc “cối xay thịt”; giống như mặt trận Verdun của Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và trận Stalingrad trong thế chiến 2.
Nhìn những bức ảnh do máy bay không người lái chụp chiến trường Bakhmut, đủ để khiến những người gan dạ nhất phải rùng mình; tại một khu vực bị pháo kích ở Bakhmut, có 17 binh sĩ tử trận trong một khu vực nhỏ, thảm thực vật xung quanh cũng bị xới tung.
Tuy nhiên, cuộc xung đột Nga-Ukraine quả thực đã bị “chèo lái” bởi truyền thông phương Tây; nếu chỉ dựa vào một số bức ảnh do UAV chụp được, có thể phán đoán cuộc chiến tại Bakhmut là hoàn toàn nhầm lẫn; thậm chí thông tin chiến trường tại Bakhmut có quá nhiều suy đoán và phóng đại.
Bakhmut nằm ở đâu, tại sao nơi đây lại biến thành chiến địa ác liệt; trước hết phải khẳng định, Bakhmut có diện tích không lớn, chỉ có thể coi là một “thị trấn” chứ không phải là “thành phố”, diện tích vỏn vẹn 41,6 km2, dân số 72.310 người.
Vị trí địa lý của Bakhmut khá đặc biệt, đây là đầu mối giao thông quan trọng của Ukraine và là một phần quan trọng trong đường tiếp tế của quân đội Ukraine. Nếu quân đội Nga tràn ngập Bakhmut, thì sẽ thông con đường đến các thành trì quan trọng tại tỉnh Donetsk là Kramatorsk và Slavyansk. Vì vậy, Ukraine phải quyết tâm bảo vệ Bakhmut
Từ quan điểm này, Bakhmut là một địa điểm chiến lược quan trọng, với Ukraine, là lá chắn che chở cho hai căn cứ địa Kramatorsk và Slavyansk và Nga cũng quyết tâm chiếm Bakhmut, để tiếp tục bao vây và giành quyền kiểm soát Kramatorsk và Slavyansk.
Để bảo vệ Bakhmut, Quân đội Ukraine đã triển khai 8 lữ đoàn chiến đấu tại đây, gồm lữ đoàn bộ binh cơ giới 93/53/30/54/58, Lữ đoàn đổ đường không 24, lữ đoàn xe tăng, lữ đoàn pháo binh. Những lữ đoàn này, đều là lực lượng tinh nhuệ của quân đội Ukraine.
Phía Quân đội Nga, lực lượng tham gia tấn công Bakhmut bao gồm quân đội chính quy, dân quân Donetsk và Lugansk thân Nga, vệ binh Chechnya; nhưng lực lượng chủ lực lại là lực lượng bán quân sự Wagner (phương Tây gọi là lính đánh thuê), được mệnh danh là "Biệt đội tử thần".
Quyết tâm chiến đấu của lãnh đạo quân đội Nga không chỉ là giành quyền kiểm soát Bakhmut, mà còn biến Bakhmut thành nơi tiêu hao lực lượng chủ lực tinh nhuệ cũng như vũ khí, khí tài của quân đội Ukraine. Chiến thuật chủ yếu của Quân đội Nga là tấn công bằng hỏa lực.
Đương nhiên, Ukraine biết rõ ý đồ của quân đội Nga, đó là liên tục điều viện binh tới hỗ trợ mặt trận Bakhmut, đồng thời sẽ tiếp tục cầu viện phương Tây hỗ trợ quân sự cho cuộc chiến của họ tại đây; nhưng vậy có thể khẳng định, chiến trường Bakhmut có ý nghĩa to lớn đối với cả Nga và Ukraine.
Thống kê hỏa lực pháo binh của Nga và Ukraine trên chiến tuyến Bakhmut cho thấy, màu xanh là dữ liệu của quân đội Ukraine, và màu vàng là dữ liệu của quân đội Nga. Từ bức ảnh này có thể thấy, thứ nhất hỏa lực của pháo binh Nga vượt xa quân đội Ukraine, pháo binh Nga có ưu thế áp đảo. Thứ hai, quân đội Nga có nhiều pháo hạng nặng tầm xa hơn.
Hầu hết các cuộc pháo kích của quân đội Nga đều đạt khoảng cách 30-40 km, và pháo binh của quân đội Ukraine chủ yếu đánh trong phạm vi 20-30 km. Có thể thấy quân đội Nga có nhiều pháo tự hành 152 hơn và chiếm ưu thế tuyệt đối về số lượng.
Theo một số thông tin, Quân đội Nga có 760 khẩu pháo tự hành 152mm 2S19, 931 khẩu pháo tự hành 152mm 2S3 và khoảng 1.075 khẩu pháo kéo 152mm D-20. Đồng thời cũng có thể thấy, quân đội Nga có ưu thế về ưu thế trên không ở tuyến đầu, pháo binh Ukraine không dám đến quá gần chiến tuyến, trận địa pháo chủ yếu bố trí ở sau tuyến phòng ngự 10 km.
Các trận địa pháo binh Ukraine được sự bảo vệ chủ yếu của lực lượng tên lửa phòng không tầm trung Buk-M1 và thậm chí là S-300. Về phương pháp trinh sát mục tiêu, chủ yếu sử dụng radar trinh sát pháo binh do Mỹ sản xuất và UAV cỡ nhỏ ở vị trí xa hơn; tiến hành tìm kiếm quy mô lớn các mục tiêu của Nga trong phạm vi 15 km phía trước tiền duyên phòng ngự.
Lực lượng pháo binh cơ động của quân đội Ukraine ở phía sau chiến tuyến 10-20 km, có thể tránh được sự dò tìm của radar trinh sát pháo binh của Nga. Tuy nhiên khi ở chiều sâu từ 10-20 km phía sau tiền duyên phòng ngự, pháo binh Ukraine chỉ có thể tấn công các mục tiêu của quân Nga trong vòng 15 km phía trước trận địa phòng ngự.
Tuy nhiên, chiến thuật này của pháo binh Ukraine, thì khó thực hiện tác chiến chế áp các trận địa pháo binh của đối phương, mà chỉ có thể tấn công một số ít mục tiêu thiết giáp và bộ binh của quân Nga, chứ không thể chế ngự được hỏa lực của pháo binh Nga.
Hiện sức mạnh của pháo binh Nga trên chiến trường Donbass vẫn còn nguyên vẹn, có thể gây áp lực cực lớn lên các vị trí phòng ngự của quân đội Ukraine. Gần đây, quân đội Nga đã đạt được tiến bộ chiến thuật hạn chế tại Bakhmut và chiếm được một số ngôi làng và thị trấn, cũng chủ yếu dựa vào ưu thế tuyệt đối về pháo binh.