Sau khi chuyển giao hệ thống phòng không tầm ngắn IRIS-T và NASAMS cho Ukraine, thì Patriot là một hệ thống tên lửa phòng không hiện đại khác, mà Kiev sẽ có trong tay. Tuy nhiên sẽ có nhiều thách thức phía trước đối với cả Mỹ và Ukraine, vì hệ thống này chưa thể tích hợp ngay vào hệ thống phòng không quốc gia của Ukraine, vốn được thừa hường từ thời Liên Xô.Theo một số thông tin, hệ thống phòng không Patriot sẽ không đến Ukraine ngay lập tức; mà trong những tháng tới, hệ thống sẽ được chuyển giao và tích hợp dần vào hệ thống phòng không quốc gia của Ukraine. Một số chuyên gia cho rằng, tên lửa phòng không Patriot sẽ sẵn sàng chiến đấu trong Quân đội Ukraine vào mùa hè 2023.Đồng thời, tin tức về việc chuyển giao hệ thống phòng không Patriot đã khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi đó là hành động “đổ thêm dầu vào lửa” của Mỹ và cho biết, Quân đội Nga sẽ tìm ra "thuốc giải" và phá hủy khi nó xuất hiện ở chiến trường Ukraine.Trong thời gian qua, Quân đội Nga sử dụng tên lửa giá rẻ và UAV tự sát để tấn công các mục tiêu trên khắp lãnh thổ Ukraine. Hiện nay Quân đội Ukraine đang gặp phải tình trạng thiếu vũ khí phòng không và đạn tên lửa, đặc biệt là đạn tên lửa dùng cho hệ thống phòng không của Liên Xô.Hiện Ukraine không còn nguồn cung cấp những hệ thống phòng không có nguồn gốc từ Liên Xô. Thật hợp lý khi một hệ thống phòng không như Patriot được bố trí ở khu vực yếu địa như Kiev hoặc tại một địa điểm, hoặc cơ sở hạ tầng có tính chất cực kỳ quan trọng đối với Ukraine. Tuy nhiên, việc dùng tên lửa Patriot hoặc tên lửa của các hệ thống phòng không phương Tây vừa viện trợ, để đánh chặn tên lửa giá rẻ và UAV tự sát của Nga, được cho là cuộc chiến “bất cân xứng” của Ukraine. Hiện Không quân Nga không còn hoạt động trên vùng trời Kiev, vì người Nga đã rút ra được bài học của họ và chỉ thực hiện các cuộc tấn công ngoài tầm nhìn. Quân đội Nga đã và vẫn sẽ tiếp tục tấn công các cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine. Ngành công nghiệp quốc phòng và cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine phần lớn đã bị phá hủy. Quá trình phục hồi mất nhiều thời gian do thiếu nguồn lực và Nga có thể tấn công tiếp, khi Ukraine cố gắng xây dựng lại.Không giống Ukraine, Nga có một ngành công nghiệp quốc phòng tương đối hoàn chỉnh và họ tiếp tục sản xuất đủ tên lửa để tấn công Ukraine. Vậy một câu hỏi đặt ra, là liệu Ukraine có phóng tên lửa Patriot trị giá 3-4 triệu USD, để đánh chặn một UAV tự sát trị giá 20.000 USD hay một tên lửa hành trình trị giá 100.000 USD của Nga và Mỹ có thể cung cấp cho Ukraine bao nhiêu tên lửa đắt tiền như vậy? Trên thực tế, tên lửa Patriot chỉ có hiệu suất đánh chặn cao đối với máy bay thông thường, nếu là mục tiêu tốc độ cao hoặc bay quá thấp thì hiệu quả đánh chặn sẽ giảm đi rất nhiều. Trong Chiến tranh vùng Vịnh, quân đội Mỹ đã quảng cáo tỷ lệ đánh chặn lên tới gần 90%; nhưng khi kết thúc chiến tranh, qua điều tra, tỷ lệ đánh chặn thực tế chỉ là 30%.Có thể khẳng định, Patriot cũng không có quá nhiều ưu điểm, mà đã thất bại nhiều lần trong chiến đấu. Gần đây nhất là thất bại trong việc đánh chặn tên lửa của IS khi pháo kích Vùng Xanh ở Baghdad. Hai lần tên lửa phát nổ gần đại sứ quán Mỹ và chỉ có việc tên lửa của phiến quân “thiếu chính xác”, thì mới có thể cứu được tính mạng của phái bộ ngoại giao Mỹ. Lực lượng dân quân Houthis ở Yemen cũng đã chứng minh cho thế giới biết được, là họ đã tổ chức thành công ba cuộc tấn công bằng tên lửa và UAV, vượt qua được cả “rừng” hệ thống Patriot. Cả Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, đều phải “ôm hận” khi quá tin tưởng vào tên lửa Patriot.Hệ thống phòng không Patriot không được thiết kế để đánh chặn tên lửa hành trình và UAV, nhưng đó chính xác là kiểu chiến tranh đang diễn ra ở Ukraine. Patriot được thiết kế để chống lại tên lửa đạn đạo và máy bay chiến đấu của đối phương. Nhưng chúng đã biến mất, chúng đã không được Nga sử dụng ít nhất 4 tháng nay.Ngay cả khi Quân đội Ukraine tiếp nhận hệ thống Patriot, thì họ cũng chưa thể khai thác “trơn tru” được ngay, do chưa có những trắc thủ có kinh nghiệm. Để khai thác hệ thống này, toàn bộ kíp trắc thủ gồm ít nhất 80 người, phải phối hợp nhuần nhuyễn với nhau từ, trắc thủ radar, máy tính, bệ phóng và hệ thống điều khiển hỏa lực… Thời gian đào tạo kíp trắc thủ của Patriot mất khoảng từ 13 đến 53 tuần tùy thuộc vào vị trí của từng người trong khẩu đội. Tất nhiên, nếu Patriot dự kiến sẽ đến Ukraine vào tháng 2, điều đó có thể có nghĩa là ngay bây giờ, tại thời điểm này, các binh sĩ Ukraine đang được huấn luyện chuyển loại với tên lửa Patriot, để có thể sử dụng loại vũ khí này. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là phiên bản tên lửa Patriot nào sẽ được Mỹ viện trợ cho Ukraine? Biến thể hiện đại nhất là PAC-3 đang phục vụ trong biên chế lực lượng phòng không của Quân đội Mỹ, trong đó phiên bản cao cấp nhất là PAC-3 MSE (Missile Segment Enhancement) được đưa vào biên chế từ năm 2016.PAC-3 có thể gọi là phiên bản cao nhất của hệ thống Patriot; đây là phiên bản có khả năng cơ động cao, không chỉ chính xác hơn mà còn có radar riêng để có thể tránh được mức độ tê liệt của hệ thống; tức là tên lửa không chỉ dựa vào radar của khẩu đội. Một đơn vị hỏa lực Patriot thường được biên chế từ 4 đến 8 bệ phóng.Chúng ta hiện đang chứng kiến làn sóng tấn công tên lửa vào Ukraine trong những ngày qua. Có vẻ như Nga đã sẵn sàng và có đủ nguồn lực để tiến hành nhiều đợt tấn công nữa. Tức là hệ thống tên lửa Patriot không phải là “cứu cánh” duy nhất, hay “thuốc chữa bách bệnh” cho lực lượng phòng không Ukraine hiện đang rất mỏng yếu.Mặc dù Patriot là một trong những vũ khí phòng không nổi tiếng thế giới hiện nay, nhưng nó không phải là vũ khí toàn năng. Đặc biệt công nghệ tên lửa của Nga đang phát triển nhanh chóng, thậm chí tên lửa siêu thanh cũng đã được sử dụng trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, Nga-Ukraine.Theo phân tích của các chuyên gia độc lập, về cơ bản,việc viện trợ tên lửa Patriot cho Ukraine là một động thái tiếp thị (PR) tuyệt vời của Mỹ với thế giới. Về vấn đề này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trực tiếp buông lời cảnh báo gay gắt: Một khi Patriot vào Ukraine, sẽ bị phá hủy ngay lập tức và vũ khí này không thể giúp ích gì cho Ukraine.
Sau khi chuyển giao hệ thống phòng không tầm ngắn IRIS-T và NASAMS cho Ukraine, thì Patriot là một hệ thống tên lửa phòng không hiện đại khác, mà Kiev sẽ có trong tay. Tuy nhiên sẽ có nhiều thách thức phía trước đối với cả Mỹ và Ukraine, vì hệ thống này chưa thể tích hợp ngay vào hệ thống phòng không quốc gia của Ukraine, vốn được thừa hường từ thời Liên Xô.
Theo một số thông tin, hệ thống phòng không Patriot sẽ không đến Ukraine ngay lập tức; mà trong những tháng tới, hệ thống sẽ được chuyển giao và tích hợp dần vào hệ thống phòng không quốc gia của Ukraine. Một số chuyên gia cho rằng, tên lửa phòng không Patriot sẽ sẵn sàng chiến đấu trong Quân đội Ukraine vào mùa hè 2023.
Đồng thời, tin tức về việc chuyển giao hệ thống phòng không Patriot đã khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi đó là hành động “đổ thêm dầu vào lửa” của Mỹ và cho biết, Quân đội Nga sẽ tìm ra "thuốc giải" và phá hủy khi nó xuất hiện ở chiến trường Ukraine.
Trong thời gian qua, Quân đội Nga sử dụng tên lửa giá rẻ và UAV tự sát để tấn công các mục tiêu trên khắp lãnh thổ Ukraine. Hiện nay Quân đội Ukraine đang gặp phải tình trạng thiếu vũ khí phòng không và đạn tên lửa, đặc biệt là đạn tên lửa dùng cho hệ thống phòng không của Liên Xô.
Hiện Ukraine không còn nguồn cung cấp những hệ thống phòng không có nguồn gốc từ Liên Xô. Thật hợp lý khi một hệ thống phòng không như Patriot được bố trí ở khu vực yếu địa như Kiev hoặc tại một địa điểm, hoặc cơ sở hạ tầng có tính chất cực kỳ quan trọng đối với Ukraine.
Tuy nhiên, việc dùng tên lửa Patriot hoặc tên lửa của các hệ thống phòng không phương Tây vừa viện trợ, để đánh chặn tên lửa giá rẻ và UAV tự sát của Nga, được cho là cuộc chiến “bất cân xứng” của Ukraine. Hiện Không quân Nga không còn hoạt động trên vùng trời Kiev, vì người Nga đã rút ra được bài học của họ và chỉ thực hiện các cuộc tấn công ngoài tầm nhìn.
Quân đội Nga đã và vẫn sẽ tiếp tục tấn công các cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine. Ngành công nghiệp quốc phòng và cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine phần lớn đã bị phá hủy. Quá trình phục hồi mất nhiều thời gian do thiếu nguồn lực và Nga có thể tấn công tiếp, khi Ukraine cố gắng xây dựng lại.
Không giống Ukraine, Nga có một ngành công nghiệp quốc phòng tương đối hoàn chỉnh và họ tiếp tục sản xuất đủ tên lửa để tấn công Ukraine. Vậy một câu hỏi đặt ra, là liệu Ukraine có phóng tên lửa Patriot trị giá 3-4 triệu USD, để đánh chặn một UAV tự sát trị giá 20.000 USD hay một tên lửa hành trình trị giá 100.000 USD của Nga và Mỹ có thể cung cấp cho Ukraine bao nhiêu tên lửa đắt tiền như vậy?
Trên thực tế, tên lửa Patriot chỉ có hiệu suất đánh chặn cao đối với máy bay thông thường, nếu là mục tiêu tốc độ cao hoặc bay quá thấp thì hiệu quả đánh chặn sẽ giảm đi rất nhiều. Trong Chiến tranh vùng Vịnh, quân đội Mỹ đã quảng cáo tỷ lệ đánh chặn lên tới gần 90%; nhưng khi kết thúc chiến tranh, qua điều tra, tỷ lệ đánh chặn thực tế chỉ là 30%.
Có thể khẳng định, Patriot cũng không có quá nhiều ưu điểm, mà đã thất bại nhiều lần trong chiến đấu. Gần đây nhất là thất bại trong việc đánh chặn tên lửa của IS khi pháo kích Vùng Xanh ở Baghdad. Hai lần tên lửa phát nổ gần đại sứ quán Mỹ và chỉ có việc tên lửa của phiến quân “thiếu chính xác”, thì mới có thể cứu được tính mạng của phái bộ ngoại giao Mỹ.
Lực lượng dân quân Houthis ở Yemen cũng đã chứng minh cho thế giới biết được, là họ đã tổ chức thành công ba cuộc tấn công bằng tên lửa và UAV, vượt qua được cả “rừng” hệ thống Patriot. Cả Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, đều phải “ôm hận” khi quá tin tưởng vào tên lửa Patriot.
Hệ thống phòng không Patriot không được thiết kế để đánh chặn tên lửa hành trình và UAV, nhưng đó chính xác là kiểu chiến tranh đang diễn ra ở Ukraine. Patriot được thiết kế để chống lại tên lửa đạn đạo và máy bay chiến đấu của đối phương. Nhưng chúng đã biến mất, chúng đã không được Nga sử dụng ít nhất 4 tháng nay.
Ngay cả khi Quân đội Ukraine tiếp nhận hệ thống Patriot, thì họ cũng chưa thể khai thác “trơn tru” được ngay, do chưa có những trắc thủ có kinh nghiệm. Để khai thác hệ thống này, toàn bộ kíp trắc thủ gồm ít nhất 80 người, phải phối hợp nhuần nhuyễn với nhau từ, trắc thủ radar, máy tính, bệ phóng và hệ thống điều khiển hỏa lực…
Thời gian đào tạo kíp trắc thủ của Patriot mất khoảng từ 13 đến 53 tuần tùy thuộc vào vị trí của từng người trong khẩu đội. Tất nhiên, nếu Patriot dự kiến sẽ đến Ukraine vào tháng 2, điều đó có thể có nghĩa là ngay bây giờ, tại thời điểm này, các binh sĩ Ukraine đang được huấn luyện chuyển loại với tên lửa Patriot, để có thể sử dụng loại vũ khí này.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là phiên bản tên lửa Patriot nào sẽ được Mỹ viện trợ cho Ukraine? Biến thể hiện đại nhất là PAC-3 đang phục vụ trong biên chế lực lượng phòng không của Quân đội Mỹ, trong đó phiên bản cao cấp nhất là PAC-3 MSE (Missile Segment Enhancement) được đưa vào biên chế từ năm 2016.
PAC-3 có thể gọi là phiên bản cao nhất của hệ thống Patriot; đây là phiên bản có khả năng cơ động cao, không chỉ chính xác hơn mà còn có radar riêng để có thể tránh được mức độ tê liệt của hệ thống; tức là tên lửa không chỉ dựa vào radar của khẩu đội. Một đơn vị hỏa lực Patriot thường được biên chế từ 4 đến 8 bệ phóng.
Chúng ta hiện đang chứng kiến làn sóng tấn công tên lửa vào Ukraine trong những ngày qua. Có vẻ như Nga đã sẵn sàng và có đủ nguồn lực để tiến hành nhiều đợt tấn công nữa. Tức là hệ thống tên lửa Patriot không phải là “cứu cánh” duy nhất, hay “thuốc chữa bách bệnh” cho lực lượng phòng không Ukraine hiện đang rất mỏng yếu.
Mặc dù Patriot là một trong những vũ khí phòng không nổi tiếng thế giới hiện nay, nhưng nó không phải là vũ khí toàn năng. Đặc biệt công nghệ tên lửa của Nga đang phát triển nhanh chóng, thậm chí tên lửa siêu thanh cũng đã được sử dụng trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, Nga-Ukraine.
Theo phân tích của các chuyên gia độc lập, về cơ bản,việc viện trợ tên lửa Patriot cho Ukraine là một động thái tiếp thị (PR) tuyệt vời của Mỹ với thế giới. Về vấn đề này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trực tiếp buông lời cảnh báo gay gắt: Một khi Patriot vào Ukraine, sẽ bị phá hủy ngay lập tức và vũ khí này không thể giúp ích gì cho Ukraine.