Vào khoảng thời gian Liên Xô sắp tan rã, lúc này nền kinh tế đã lâm vào khủng hoảng trầm trọng; do không có tiền mặt trong tay, Liên Xô chỉ có thể sử dụng hàng hóa để đổi lấy hàng hóa. Người ta nói rằng, khi đó 10 tấn thịt lợn có thể đổi lấy một chiếc máy bay chiến đấu.Giờ đây, phương Tây cho rằng Nga bắt đầu phương pháp "hàng đổi hàng" theo kiểu Liên Xô trước đây. Ngày 25/12, truyền thông Israel dẫn thông tin do các quan chức tình báo phương Tây thu thập cho biết, Nga đang chuẩn bị cung cấp cho Iran khoảng 24 máy bay chiến đấu Su-35.Số chiến đấu cơ Su-35 hiện Nga cung cấp cho Iran, ban đầu là đơn đặt hàng của Ai Cập. Dưới áp lực của phương Tây, Ai Cập đã phải hủy bỏ hợp đồng mua bán và Nga đã bán số Su-35 chưa bàn giao cho Ai Cập cho Iran.Hiện Iran đang phải đối mặt với các hành động khiêu khích quân sự từ Mỹ và Israel. Sau khi ông Netanyahu lên nắm quyền Tổng thống Israel, mối đe dọa từ máy bay chiến đấu của Israel đối với Iran ngày càng gia tăng.Lực lượng không quân Iran hiện nay tương đối yếu, chủ yếu được trang bị máy bay chiến đấu được phát triển và chế tạo từ thập niên 1970 như F-4D/E, F-5E/F, F-7 (MiG-21), Mirage F1, F-14A và MiG-29A; Không quân Iran thiếu tiêm kích thế hệ thứ 4 hoặc 4+ với tính năng kỹ chiến thuật tương đương với chiến đấu cơ F-15 của Mỹ và Israel.Chiến đấu cơ Su-35 được biết đến là dòng máy bay chiến đấu thế hệ 4+ hàng đầu thế giới, tính năng kỹ chiến thuật hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu của Không quân Iran. Trong tương lai, Su-35 có thể chiến đấu ngang ngửa với F-15 và F-16 của Israel và cũng có thể đối đầu với F-35. Còn về phía Nga, Quân đội Nga đã xem nhẹ việc phát triển UAV; cùng với đó là cuộc xung đột Nga-Ukraine kéo dài quá lâu, do vậy đã tiêu tốn một lượng lớn tên lửa và UAV trong kho vũ khí của quân đội Nga. Để duy trì cường độ tấn công, Nga cần nhập khẩu một lượng lớn UAV.Theo tin tình báo của Israel, ngoài đơn đặt hàng 1.700 UAV trực tiếp, Nga cũng sẽ tiếp tục nhập khẩu thêm 6.000 UAV từ Iran trong tương lai. Theo thỏa thuận khung hợp tác công nghệ quân sự được ký kết giữa Nga và Iran, trong tương lai, Iran có thể chuyển giao công nghệ sản xuất UAV cho Nga và đặt nhà máy sản xuất, lắp ráp UAV tại Nga.Trong khi tăng cường hợp tác quân sự, Nga và Iran cũng đang tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, tài chính, hàng không vũ trụ, sản xuất công nghiệp và năng lượng.Rõ ràng là sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, Nga và Iran đã xích lại gần nhau hơn vì sự tồn vong của chính họ, khi mà cả hai quốc gia đều rơi vào vòng xoáy cấm vận không hồi kết của phương Tây và Mỹ.Trong số hơn 190 quốc gia trên thế giới, hiện Nga, Iran và Triều Tiên là ba quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ lệnh trừng phạt của phương Tây và chỉ có tăng cường hợp tác song phương, Nga và Iran mới có thể vượt qua cơn khủng hoảng hiện tại.Nhiều luận điệu cho rằng, Nga và Iran ngày càng xa rời nền văn minh thế giới. Trước hết, cần thấy rõ rằng bên cạnh nền văn minh phương Tây, trên thế giới còn có nhiều nền văn minh khác. Mỗi quốc gia đều có nền văn minh của riêng mình và nền văn minh phương Tây không phải là duy nhất. Bên cạnh đó, giàu có không có nghĩa là văn minh, đây là điểm cần làm rõ.Việc Nga và Iran “xích lại gần nhau” và “tay trong tay” để “giữ ấm”, điều này cho thấy, hai nước này đã bị phương Tây “dồn vào chân tường”. Để bảo vệ lợi ích quốc gia của chính mình, hai bên đã từ bỏ những lo ngại trước đây và chọn kết thúc một trục địa chính trị mới; và chính phương Tây sẽ phải dè chừng mối quan hệ Nga - Iran trong tương lai.
Vào khoảng thời gian Liên Xô sắp tan rã, lúc này nền kinh tế đã lâm vào khủng hoảng trầm trọng; do không có tiền mặt trong tay, Liên Xô chỉ có thể sử dụng hàng hóa để đổi lấy hàng hóa. Người ta nói rằng, khi đó 10 tấn thịt lợn có thể đổi lấy một chiếc máy bay chiến đấu.
Giờ đây, phương Tây cho rằng Nga bắt đầu phương pháp "hàng đổi hàng" theo kiểu Liên Xô trước đây. Ngày 25/12, truyền thông Israel dẫn thông tin do các quan chức tình báo phương Tây thu thập cho biết, Nga đang chuẩn bị cung cấp cho Iran khoảng 24 máy bay chiến đấu Su-35.
Số chiến đấu cơ Su-35 hiện Nga cung cấp cho Iran, ban đầu là đơn đặt hàng của Ai Cập. Dưới áp lực của phương Tây, Ai Cập đã phải hủy bỏ hợp đồng mua bán và Nga đã bán số Su-35 chưa bàn giao cho Ai Cập cho Iran.
Hiện Iran đang phải đối mặt với các hành động khiêu khích quân sự từ Mỹ và Israel. Sau khi ông Netanyahu lên nắm quyền Tổng thống Israel, mối đe dọa từ máy bay chiến đấu của Israel đối với Iran ngày càng gia tăng.
Lực lượng không quân Iran hiện nay tương đối yếu, chủ yếu được trang bị máy bay chiến đấu được phát triển và chế tạo từ thập niên 1970 như F-4D/E, F-5E/F, F-7 (MiG-21), Mirage F1, F-14A và MiG-29A; Không quân Iran thiếu tiêm kích thế hệ thứ 4 hoặc 4+ với tính năng kỹ chiến thuật tương đương với chiến đấu cơ F-15 của Mỹ và Israel.
Chiến đấu cơ Su-35 được biết đến là dòng máy bay chiến đấu thế hệ 4+ hàng đầu thế giới, tính năng kỹ chiến thuật hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu của Không quân Iran. Trong tương lai, Su-35 có thể chiến đấu ngang ngửa với F-15 và F-16 của Israel và cũng có thể đối đầu với F-35.
Còn về phía Nga, Quân đội Nga đã xem nhẹ việc phát triển UAV; cùng với đó là cuộc xung đột Nga-Ukraine kéo dài quá lâu, do vậy đã tiêu tốn một lượng lớn tên lửa và UAV trong kho vũ khí của quân đội Nga. Để duy trì cường độ tấn công, Nga cần nhập khẩu một lượng lớn UAV.
Theo tin tình báo của Israel, ngoài đơn đặt hàng 1.700 UAV trực tiếp, Nga cũng sẽ tiếp tục nhập khẩu thêm 6.000 UAV từ Iran trong tương lai. Theo thỏa thuận khung hợp tác công nghệ quân sự được ký kết giữa Nga và Iran, trong tương lai, Iran có thể chuyển giao công nghệ sản xuất UAV cho Nga và đặt nhà máy sản xuất, lắp ráp UAV tại Nga.
Trong khi tăng cường hợp tác quân sự, Nga và Iran cũng đang tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, tài chính, hàng không vũ trụ, sản xuất công nghiệp và năng lượng.
Rõ ràng là sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, Nga và Iran đã xích lại gần nhau hơn vì sự tồn vong của chính họ, khi mà cả hai quốc gia đều rơi vào vòng xoáy cấm vận không hồi kết của phương Tây và Mỹ.
Trong số hơn 190 quốc gia trên thế giới, hiện Nga, Iran và Triều Tiên là ba quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ lệnh trừng phạt của phương Tây và chỉ có tăng cường hợp tác song phương, Nga và Iran mới có thể vượt qua cơn khủng hoảng hiện tại.
Nhiều luận điệu cho rằng, Nga và Iran ngày càng xa rời nền văn minh thế giới. Trước hết, cần thấy rõ rằng bên cạnh nền văn minh phương Tây, trên thế giới còn có nhiều nền văn minh khác. Mỗi quốc gia đều có nền văn minh của riêng mình và nền văn minh phương Tây không phải là duy nhất. Bên cạnh đó, giàu có không có nghĩa là văn minh, đây là điểm cần làm rõ.
Việc Nga và Iran “xích lại gần nhau” và “tay trong tay” để “giữ ấm”, điều này cho thấy, hai nước này đã bị phương Tây “dồn vào chân tường”. Để bảo vệ lợi ích quốc gia của chính mình, hai bên đã từ bỏ những lo ngại trước đây và chọn kết thúc một trục địa chính trị mới; và chính phương Tây sẽ phải dè chừng mối quan hệ Nga - Iran trong tương lai.