Vào cuối tháng 5 vừa qua, Quân đội Nga đã chiếm được thị trấn Lyman, một trung tâm giao thông vận tải ở vùng Donbas của Ukraine, bằng một lực lượng hủy diệt. Nơi đây nằm trong tuyến tam giác phòng thủ Sieverodonetsk - Slovyansk- Kramatorsk và Quân đội Ukraine đã bị đẩy lùi quá nhanh, chủ yếu vì ba lý do:Nguyên nhân đầu tiên là do Quân đội Nga bắt đầu sử dụng chiến thuật pháo kích “thịt băm”. Trong trận Lyman, lực lượng Quân đội Nga tham gia gồm Lữ đoàn 30 thuộc Tập đoàn quân 2 và các Lữ đoàn 55 và 74 của Tập đoàn quân 41.Quân Nga đã thay đổi chiến thuật, khi tăng cường sử dụng hỏa lực pháo hạng nặng như lựu pháo tự hành 2S7 Peony 203mm, lựu pháo tự hành bánh xích 2S3 Acacia, pháo cối tự hành 240mm 2S4 Tulip; pháo phản lực Tornado và các loại pháo hạng nặng khác.Trước khi Quân đội Nga tiến hành cuộc tấn công, họ đã bao phủ các vị trí phòng ngự của Quân đội Ukraine bằng một làn sóng hỏa lực dữ dội. Quân đội Ukraine chắc chắn phải run sợ khi đối mặt với hỏa lực pháo binh dữ dội như vậy.Lý do thứ hai là pháo binh Nga có một "sát thủ" với những công trình phòng ngự kiên cố, đó là pháo phản lực bắn đạn nhiệt áp TOS-1A. Quân đội Ukraine đã hoạt động ở Lyman trong nhiều năm, và họ đã chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc tấn công của Quân đội Nga, bằng hệ thống công sự trận địa vững chắc; có thể chống đỡ được các đòn tấn công bằng pháo kích thông thường.Nhưng khi pháo và cối bắn đạn thông thường, không phát huy được sức mạnh, thì trong đơn vị pháo chủ lực của Quân đội Nga, còn có một loại pháo phun lửa hạng nặng mang tên TOS-1A, có thể giúp phá vỡ các công sự kiên cố.Theo bảng tính toán sử dụng hỏa lực pháo binh của Quân đội Nga, một đại đội pháo nhiệt áp TOS-1A (6 xe), nếu nạp đầy đủ đạn (24 viên/ xe), có thể tiêu diệt sinh lực trong diện tích 4 km vuông; và thị trấn Lyman không lớn như vậy. Một khi Quân đội Nga sử dụng TOS-1A, Lyman sẽ chìm vào biển lửa của pháo nhiệt áp.Ngoài pháo nhiệt áp, Quân đội Nga còn sử dụng bom nhiệt áp đặc biệt, để đối phó với công sự kiên cố; nguyên lý hoạt động cũng dựa theo pháo nhiệt áp, nhưng khả năng tàn phá lớn hơn nhiều lần. Dù là bom hay đạn pháo nhiệt áp, đều được coi là vũ khí sát thương chỉ đứng sau vũ khí hạt nhân.Vũ khí nhiệt áp khi tạo ra vụ nổ, sẽ đốt cháy không khí; ngoài việc tạo ra sóng xung kích kích nổ, nó còn tạo ra môi trường nhiệt độ cao và ôxy thấp, khiến sinh lực trong công sự không thể chống đỡ. Ngay cả khi họ không bị giết bởi sóng xung kích của vụ nổ, họ sẽ bị chết bởi nhiệt độ cao và ngạt thở.Vào tháng 12/2001, Quân đội Mỹ đã tiến hành một cuộc thử nghiệm bom nhiệt áp dưới lòng đất, nó đã phá hủy thành công các công sự ngầm dưới lòng đất. Vì vậy, vũ khí nhiệt áp được coi là thích hợp nhất, để đối phó với sinh lực nấp trong hang động, công sự ngầm và các công trình phòng thủ kiên cố.Quân đội Ukraine biết Quân đội Nga sở hữu những "bệ phóng tên lửa nhiệt áp", đồng thời cũng biết Quân đội Nga đã sử dụng xe tăng phun lửa hạng nặng TOS-1A ở Mariupol, nên họ rất sợ loại vũ khí này, và tinh thần chống trả đã xuống rất nhiều.Đối mặt với đợt pháo kích không thương tiếc của Quân đội Nga, cuối cùng Tổng thống Ukraine Zelensky đã quyết định cho quân đội của mình rút lui. Xét cho cùng, nếu đòn tấn công bằng súng cối và pháo không đạt được mục đích, thì việc Quân đội Nga phải sử dụng bom, pháo nhiệt áp, để đối phó với những công sự kiên cố là điều tất yếu.Lý do thứ ba là binh lính Quân đội Ukraine đã biết được một sự thật từ trận chiến Mariupol: Nếu họ bị bao vây, không ai có thể giải cứu họ. Trong trận Mariupol, Lữ đoàn Bộ binh Hải quân số 36 của Quân đội Ukraine, Tiểu đoàn Azov và các đơn vị khác là những đơn vị cuối cùng của Quân đội Ukraine bị bao vây.Khi đó Quân đội Ukraine không còn tinh thần, vũ khí và con người để chiến đấu. Họ đã hỏi phía Kyiv nhiều lần khi nào họ có thể được giải cứu, hoặc liệu họ có thể thoát ra khỏi vòng vây; và nếu không thể, họ có thể đầu hàng? Tuy nhiên, Kiev đã từ chối yêu cầu của lực lượng phòng thủ tại đây và yêu cầu họ tiếp tục kháng cự.Nhiều binh lính Ukraine đang chiến đấu ở Donbass đã quay video nói rằng, họ đã bị bộ chỉ huy Ukraine bỏ rơi, không có vũ khí, đạn dược, không có hỏa lực pháo binh, không có yểm trợ không quân và không đủ hỗ trợ hậu cần; chính vì vậy họ chọn cách hạ vũ khí, đào ngũ hoặc đầu hàng.Một người lính Ukraine bị Quân đội Nga bắt từng nói: “Ngày nào tôi cũng mong các bạn đến và bắt tôi, vì tôi không thể trốn thoát, và tôi không muốn chiến đấu”; đây là hoàn cảnh khó khăn của nhiều binh lính mà Quân đội Ukraine phải đối mặt.Quân đội Ukraine ở Donbas, phải đối mặt với pháo kích, nhưng được lệnh không được rời vị trí và không được ra hàng, nhưng không có ai giúp họ. Điều này khiến Quân đội Ukraine ở Lyman hiểu rằng, không ai có thể cứu mạng sống của họ ngoại trừ chính họ. Vì vậy, họ bỏ vũ khí và rút khỏi thành phố Lyman.Trên thực tế, sự kháng cự thụ động của Quân đội Ukraine đã trở thành một xu thế. Trong trận chiến đấu tại Sieverodonetsk, hơn 1.000 quân Ukraine đã chọn đầu hàng, và phần lớn quân Ukraine còn lại đã trốn thoát khỏi khu đô thị Sieverodonetsk, hiện chỉ có khu đô thị phía nam là còn kháng cự.Tóm lại, sức mạnh chiến đấu hiện tại của Quân đội Ukraine khác xa so với khi họ còn ở Mariupol và họ đã quá mệt mỏi với ưu thế chiến tranh, thể hiện tình trạng một chiều quá chênh lệch vào quân Nga.
Vào cuối tháng 5 vừa qua, Quân đội Nga đã chiếm được thị trấn Lyman, một trung tâm giao thông vận tải ở vùng Donbas của Ukraine, bằng một lực lượng hủy diệt. Nơi đây nằm trong tuyến tam giác phòng thủ Sieverodonetsk - Slovyansk- Kramatorsk và Quân đội Ukraine đã bị đẩy lùi quá nhanh, chủ yếu vì ba lý do:
Nguyên nhân đầu tiên là do Quân đội Nga bắt đầu sử dụng chiến thuật pháo kích “thịt băm”. Trong trận Lyman, lực lượng Quân đội Nga tham gia gồm Lữ đoàn 30 thuộc Tập đoàn quân 2 và các Lữ đoàn 55 và 74 của Tập đoàn quân 41.
Quân Nga đã thay đổi chiến thuật, khi tăng cường sử dụng hỏa lực pháo hạng nặng như lựu pháo tự hành 2S7 Peony 203mm, lựu pháo tự hành bánh xích 2S3 Acacia, pháo cối tự hành 240mm 2S4 Tulip; pháo phản lực Tornado và các loại pháo hạng nặng khác.
Trước khi Quân đội Nga tiến hành cuộc tấn công, họ đã bao phủ các vị trí phòng ngự của Quân đội Ukraine bằng một làn sóng hỏa lực dữ dội. Quân đội Ukraine chắc chắn phải run sợ khi đối mặt với hỏa lực pháo binh dữ dội như vậy.
Lý do thứ hai là pháo binh Nga có một "sát thủ" với những công trình phòng ngự kiên cố, đó là pháo phản lực bắn đạn nhiệt áp TOS-1A. Quân đội Ukraine đã hoạt động ở Lyman trong nhiều năm, và họ đã chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc tấn công của Quân đội Nga, bằng hệ thống công sự trận địa vững chắc; có thể chống đỡ được các đòn tấn công bằng pháo kích thông thường.
Nhưng khi pháo và cối bắn đạn thông thường, không phát huy được sức mạnh, thì trong đơn vị pháo chủ lực của Quân đội Nga, còn có một loại pháo phun lửa hạng nặng mang tên TOS-1A, có thể giúp phá vỡ các công sự kiên cố.
Theo bảng tính toán sử dụng hỏa lực pháo binh của Quân đội Nga, một đại đội pháo nhiệt áp TOS-1A (6 xe), nếu nạp đầy đủ đạn (24 viên/ xe), có thể tiêu diệt sinh lực trong diện tích 4 km vuông; và thị trấn Lyman không lớn như vậy. Một khi Quân đội Nga sử dụng TOS-1A, Lyman sẽ chìm vào biển lửa của pháo nhiệt áp.
Ngoài pháo nhiệt áp, Quân đội Nga còn sử dụng bom nhiệt áp đặc biệt, để đối phó với công sự kiên cố; nguyên lý hoạt động cũng dựa theo pháo nhiệt áp, nhưng khả năng tàn phá lớn hơn nhiều lần. Dù là bom hay đạn pháo nhiệt áp, đều được coi là vũ khí sát thương chỉ đứng sau vũ khí hạt nhân.
Vũ khí nhiệt áp khi tạo ra vụ nổ, sẽ đốt cháy không khí; ngoài việc tạo ra sóng xung kích kích nổ, nó còn tạo ra môi trường nhiệt độ cao và ôxy thấp, khiến sinh lực trong công sự không thể chống đỡ. Ngay cả khi họ không bị giết bởi sóng xung kích của vụ nổ, họ sẽ bị chết bởi nhiệt độ cao và ngạt thở.
Vào tháng 12/2001, Quân đội Mỹ đã tiến hành một cuộc thử nghiệm bom nhiệt áp dưới lòng đất, nó đã phá hủy thành công các công sự ngầm dưới lòng đất. Vì vậy, vũ khí nhiệt áp được coi là thích hợp nhất, để đối phó với sinh lực nấp trong hang động, công sự ngầm và các công trình phòng thủ kiên cố.
Quân đội Ukraine biết Quân đội Nga sở hữu những "bệ phóng tên lửa nhiệt áp", đồng thời cũng biết Quân đội Nga đã sử dụng xe tăng phun lửa hạng nặng TOS-1A ở Mariupol, nên họ rất sợ loại vũ khí này, và tinh thần chống trả đã xuống rất nhiều.
Đối mặt với đợt pháo kích không thương tiếc của Quân đội Nga, cuối cùng Tổng thống Ukraine Zelensky đã quyết định cho quân đội của mình rút lui. Xét cho cùng, nếu đòn tấn công bằng súng cối và pháo không đạt được mục đích, thì việc Quân đội Nga phải sử dụng bom, pháo nhiệt áp, để đối phó với những công sự kiên cố là điều tất yếu.
Lý do thứ ba là binh lính Quân đội Ukraine đã biết được một sự thật từ trận chiến Mariupol: Nếu họ bị bao vây, không ai có thể giải cứu họ. Trong trận Mariupol, Lữ đoàn Bộ binh Hải quân số 36 của Quân đội Ukraine, Tiểu đoàn Azov và các đơn vị khác là những đơn vị cuối cùng của Quân đội Ukraine bị bao vây.
Khi đó Quân đội Ukraine không còn tinh thần, vũ khí và con người để chiến đấu. Họ đã hỏi phía Kyiv nhiều lần khi nào họ có thể được giải cứu, hoặc liệu họ có thể thoát ra khỏi vòng vây; và nếu không thể, họ có thể đầu hàng? Tuy nhiên, Kiev đã từ chối yêu cầu của lực lượng phòng thủ tại đây và yêu cầu họ tiếp tục kháng cự.
Nhiều binh lính Ukraine đang chiến đấu ở Donbass đã quay video nói rằng, họ đã bị bộ chỉ huy Ukraine bỏ rơi, không có vũ khí, đạn dược, không có hỏa lực pháo binh, không có yểm trợ không quân và không đủ hỗ trợ hậu cần; chính vì vậy họ chọn cách hạ vũ khí, đào ngũ hoặc đầu hàng.
Một người lính Ukraine bị Quân đội Nga bắt từng nói: “Ngày nào tôi cũng mong các bạn đến và bắt tôi, vì tôi không thể trốn thoát, và tôi không muốn chiến đấu”; đây là hoàn cảnh khó khăn của nhiều binh lính mà Quân đội Ukraine phải đối mặt.
Quân đội Ukraine ở Donbas, phải đối mặt với pháo kích, nhưng được lệnh không được rời vị trí và không được ra hàng, nhưng không có ai giúp họ. Điều này khiến Quân đội Ukraine ở Lyman hiểu rằng, không ai có thể cứu mạng sống của họ ngoại trừ chính họ. Vì vậy, họ bỏ vũ khí và rút khỏi thành phố Lyman.
Trên thực tế, sự kháng cự thụ động của Quân đội Ukraine đã trở thành một xu thế. Trong trận chiến đấu tại Sieverodonetsk, hơn 1.000 quân Ukraine đã chọn đầu hàng, và phần lớn quân Ukraine còn lại đã trốn thoát khỏi khu đô thị Sieverodonetsk, hiện chỉ có khu đô thị phía nam là còn kháng cự.
Tóm lại, sức mạnh chiến đấu hiện tại của Quân đội Ukraine khác xa so với khi họ còn ở Mariupol và họ đã quá mệt mỏi với ưu thế chiến tranh, thể hiện tình trạng một chiều quá chênh lệch vào quân Nga.