Truyền thông Nga khẳng định, sự xuất hiện của tên lửa chống hạm Zircon là một trong những nguyên nhân chính khiến Mỹ tính đến chuyện giảm bớt số lượng tàu sân bay trong tương lai.Tên lửa chống hạm Zircon được biết tới như loại vũ khí chống tàu sân bay tiêu chuẩn của Nga trong tương lai, loại vũ khí này vừa được Nga thử nghiệm thành công cách đây ít ngày.Theo các thông tin được Nga công bố, loại tên lửa chống hạm siêu thanh này có thể bay với tốc độ tối đa lên tới Mach 8.Với tốc độ như vậy, không một loại vũ khí đánh chặn nào của Mỹ hiện tại có khả năng tiêu diệt được tên lửa Zircon, thậm chí các radar của Hải quân Mỹ cũng không kịp phát hiện ra loại tên lửa này do chúng bay quá nhanh.Trong cuộc thử nghiệm vừa diễn ra, Nga đã phóng tên lửa Zircon bay xa 400 km và tiêu diệt chính xác mục tiêu. Đây được coi là một bước tiến lớn của Moscow trong quá trình phát triển loại tên lửa chống hạm này.Thông tin về việc Mỹ sẽ giảm số lượng tàu sân bay trong biên chế lực lượng hải quân đã bắt đầu xuất hiện từ cách đây hàng chục năm. Khi này, Hải quân Mỹ đang sở hữu 10 tàu sân bay, tất cả đều thuộc lớp Nimitz.Ở thời điểm hiện tại, số lượng hàng không mẫu hạm trong biên chế của Hải quân Mỹ không những không giảm mà thậm chí còn... tăng thêm một, lên tổng cộng 11 chiếc.Các tướng lĩnh quân sự Mỹ hiện cũng đang chia làm hai luồng ý kiến, một bên muốn cắt giảm biên đội tàu sân bay để giảm bớt chi phí quốc phòng.Bên còn lại thì giữ nguyên quan điểm bảo thủ về việc "phòng vệ từ xa" và yêu cầu Hải quân Mỹ duy trì một đội tàu sân bay đủ lớn để triển khai tiêm kích ở khắp nơi trên thế giới, không chỉ là để bảo vệ nước Mỹ từ xa, đây còn là phương án để Mỹ bảo vệ các đồng minh của mình.Tuy nhiên, gánh nặng chi phí quốc phòng quá lớn cho sự hoạt động của các biên đội tàu sân bay đã khiến Lầu Năm Góc phải tính toán lại.Mặc dù vậy, có thể khẳng định truyền thông Nga đã "hơi làm quá" khi cho rằng Mỹ muốn giảm số lượng tàu sân bay do lo sợ tên lửa Zircon. Thực tế thì Mỹ vẫn luôn muốn giảm số lượng tàu sân bay của nước này rất nhiều lần trong quá khứ.Ở thời điểm hiện tại, khi mà các tàu đổ bộ tấn công của Mỹ cũng đang ngày càng hiện đại, việc cắt giảm tàu sân bay cũng dường như khó có thể ảnh hưởng lớn tới khả năng tác chiến trên biển của quân đội nước này.Tuy nhiên với sự trỗi dậy của Hải quân Trung Quốc thời gian gần đây, mọi tính toán của Mỹ đều phải thật kỹ lưỡng nếu như không muốn bị "hớ" trong tương lai. Nguồn ảnh: USnavy. Tàu sân bay Nimitz - phần lãnh thổ di động trên biển của nước Mỹ. Nguồn: QPVN.
Truyền thông Nga khẳng định, sự xuất hiện của tên lửa chống hạm Zircon là một trong những nguyên nhân chính khiến Mỹ tính đến chuyện giảm bớt số lượng tàu sân bay trong tương lai.
Tên lửa chống hạm Zircon được biết tới như loại vũ khí chống tàu sân bay tiêu chuẩn của Nga trong tương lai, loại vũ khí này vừa được Nga thử nghiệm thành công cách đây ít ngày.
Theo các thông tin được Nga công bố, loại tên lửa chống hạm siêu thanh này có thể bay với tốc độ tối đa lên tới Mach 8.
Với tốc độ như vậy, không một loại vũ khí đánh chặn nào của Mỹ hiện tại có khả năng tiêu diệt được tên lửa Zircon, thậm chí các radar của Hải quân Mỹ cũng không kịp phát hiện ra loại tên lửa này do chúng bay quá nhanh.
Trong cuộc thử nghiệm vừa diễn ra, Nga đã phóng tên lửa Zircon bay xa 400 km và tiêu diệt chính xác mục tiêu. Đây được coi là một bước tiến lớn của Moscow trong quá trình phát triển loại tên lửa chống hạm này.
Thông tin về việc Mỹ sẽ giảm số lượng tàu sân bay trong biên chế lực lượng hải quân đã bắt đầu xuất hiện từ cách đây hàng chục năm. Khi này, Hải quân Mỹ đang sở hữu 10 tàu sân bay, tất cả đều thuộc lớp Nimitz.
Ở thời điểm hiện tại, số lượng hàng không mẫu hạm trong biên chế của Hải quân Mỹ không những không giảm mà thậm chí còn... tăng thêm một, lên tổng cộng 11 chiếc.
Các tướng lĩnh quân sự Mỹ hiện cũng đang chia làm hai luồng ý kiến, một bên muốn cắt giảm biên đội tàu sân bay để giảm bớt chi phí quốc phòng.
Bên còn lại thì giữ nguyên quan điểm bảo thủ về việc "phòng vệ từ xa" và yêu cầu Hải quân Mỹ duy trì một đội tàu sân bay đủ lớn để triển khai tiêm kích ở khắp nơi trên thế giới, không chỉ là để bảo vệ nước Mỹ từ xa, đây còn là phương án để Mỹ bảo vệ các đồng minh của mình.
Tuy nhiên, gánh nặng chi phí quốc phòng quá lớn cho sự hoạt động của các biên đội tàu sân bay đã khiến Lầu Năm Góc phải tính toán lại.
Mặc dù vậy, có thể khẳng định truyền thông Nga đã "hơi làm quá" khi cho rằng Mỹ muốn giảm số lượng tàu sân bay do lo sợ tên lửa Zircon. Thực tế thì Mỹ vẫn luôn muốn giảm số lượng tàu sân bay của nước này rất nhiều lần trong quá khứ.
Ở thời điểm hiện tại, khi mà các tàu đổ bộ tấn công của Mỹ cũng đang ngày càng hiện đại, việc cắt giảm tàu sân bay cũng dường như khó có thể ảnh hưởng lớn tới khả năng tác chiến trên biển của quân đội nước này.
Tuy nhiên với sự trỗi dậy của Hải quân Trung Quốc thời gian gần đây, mọi tính toán của Mỹ đều phải thật kỹ lưỡng nếu như không muốn bị "hớ" trong tương lai. Nguồn ảnh: USnavy.
Tàu sân bay Nimitz - phần lãnh thổ di động trên biển của nước Mỹ. Nguồn: QPVN.