Theo các thông tin mới nhất, vụ rơi vận tải cơ An-26 vừa xảy ra ở Kazakhstan hôm 13/3 vừa rồi đã khiến 4 người thiệt mạng và 2 người khác bị thương.Vụ việc xảy ra ở thành phố Almaty thuộc nước Cộng hòa Kazakhstan. Chiếc máy bay vận tải gặp nạn trước đó đã cất cánh từ Thủ đô Nur-Sultan.Theo truyền thông Nga, chiếc An-26 này nằm trong biên chế của Cơ quan Bảo vệ Biên giới thuộc Ủy ban An ninh Quốc gia Kazakhstan.Hiện tại, nguyên nhân của vụ tai nạn đang được điều tra để làm rõ. Tuy nhiên không loại trừ khả năng, máy bay vận tải An-26 này đã rơi do sự cố kỹ thuật.Bản thân Không quân Nhân dân Việt Nam cũng từng sở hữu một phi đội bay với số lượng khá lớn các máy bay vận tải An-26.Loại vận tải cơ này được Antonov sản xuất từ năm 1969, được coi là một trong những loại máy bay vận tải hạng nhẹ phổ biến nhất lịch sử.Trong giai đoạn từ năm 1969 tới năm 1986, đã có hơn 1400 chiếc An-26 được Liên Xô sản xuất, phục vụ ở rất nhiều quốc gia Xã hội Chủ nghĩa trước đây.Ở khu vực Đông Nam Á, không chỉ Việt Nam mà còn có cả Lào và Campuchia sở hữu loại vận tải cơ "thực dụng" này.Máy bay được trang bị hai động cơ cánh quạt công suất tổng cộng gần 6000 mã lực, mỗi động cơ có bốn lá cánh, cho phép nó cất cánh với tốc độ tối đa 24 tấn.Khi còn phục vụ trong lực lượng Không quân Việt Nam, chúng ta thậm chí còn cải biên loại vận tải cơ này thành máy bay ném bom.Tận dụng khả năng mang theo tối đa tới 5,5 tấn hàng hóa, các máy bay An-26 đã được Không quân Việt Nam cải biến để có thể cắt bom từ khoang chở hàng ngay khi đang bay.Nghe thì tưởng chừng đơn giản, tuy nhiên việc giảm tải trọng đột ngột trong lúc bay bằng cách cắt bom, là một thách thức rất lớn. Bản thân chuyên gia Liên Xô cũng không thể tin nổi khi được biết chúng ta hoán cải An-26 thành máy bay ném bom.Tổng cộng trong giai đoạn từ năm 1981 tới năm 1984, Việt Nam đã nhận 48 máy bay vận tải An-26 từ phía Liên Xô. Tuy nhiên tới nay, chúng ta đã cho loại biên toàn bộ dàn vận tải cơ này.Giống như nhiều loại máy bay khác, dù bảo dưỡng, bảo trì tốt tới đâu, máy bay An-26 cũng có tuổi thọ khung thân và tuổi thọ động cơ. Nghĩa là tới một thời điểm nào đó, khung thân và động cơ của An-26 sẽ không thể tiếp tục sử dụng được nữa. Giải pháp duy nhất lúc đó chỉ là... mua một chiếc máy bay mới. Nguồn ảnh: Flickr. Chuyến bay cuối cùng của chiếc An-26 cuối cùng trong biên chế Không quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn: Foxcom.
Theo các thông tin mới nhất, vụ rơi vận tải cơ An-26 vừa xảy ra ở Kazakhstan hôm 13/3 vừa rồi đã khiến 4 người thiệt mạng và 2 người khác bị thương.
Vụ việc xảy ra ở thành phố Almaty thuộc nước Cộng hòa Kazakhstan. Chiếc máy bay vận tải gặp nạn trước đó đã cất cánh từ Thủ đô Nur-Sultan.
Theo truyền thông Nga, chiếc An-26 này nằm trong biên chế của Cơ quan Bảo vệ Biên giới thuộc Ủy ban An ninh Quốc gia Kazakhstan.
Hiện tại, nguyên nhân của vụ tai nạn đang được điều tra để làm rõ. Tuy nhiên không loại trừ khả năng, máy bay vận tải An-26 này đã rơi do sự cố kỹ thuật.
Bản thân Không quân Nhân dân Việt Nam cũng từng sở hữu một phi đội bay với số lượng khá lớn các máy bay vận tải An-26.
Loại vận tải cơ này được Antonov sản xuất từ năm 1969, được coi là một trong những loại máy bay vận tải hạng nhẹ phổ biến nhất lịch sử.
Trong giai đoạn từ năm 1969 tới năm 1986, đã có hơn 1400 chiếc An-26 được Liên Xô sản xuất, phục vụ ở rất nhiều quốc gia Xã hội Chủ nghĩa trước đây.
Ở khu vực Đông Nam Á, không chỉ Việt Nam mà còn có cả Lào và Campuchia sở hữu loại vận tải cơ "thực dụng" này.
Máy bay được trang bị hai động cơ cánh quạt công suất tổng cộng gần 6000 mã lực, mỗi động cơ có bốn lá cánh, cho phép nó cất cánh với tốc độ tối đa 24 tấn.
Khi còn phục vụ trong lực lượng Không quân Việt Nam, chúng ta thậm chí còn cải biên loại vận tải cơ này thành máy bay ném bom.
Tận dụng khả năng mang theo tối đa tới 5,5 tấn hàng hóa, các máy bay An-26 đã được Không quân Việt Nam cải biến để có thể cắt bom từ khoang chở hàng ngay khi đang bay.
Nghe thì tưởng chừng đơn giản, tuy nhiên việc giảm tải trọng đột ngột trong lúc bay bằng cách cắt bom, là một thách thức rất lớn. Bản thân chuyên gia Liên Xô cũng không thể tin nổi khi được biết chúng ta hoán cải An-26 thành máy bay ném bom.
Tổng cộng trong giai đoạn từ năm 1981 tới năm 1984, Việt Nam đã nhận 48 máy bay vận tải An-26 từ phía Liên Xô. Tuy nhiên tới nay, chúng ta đã cho loại biên toàn bộ dàn vận tải cơ này.
Giống như nhiều loại máy bay khác, dù bảo dưỡng, bảo trì tốt tới đâu, máy bay An-26 cũng có tuổi thọ khung thân và tuổi thọ động cơ. Nghĩa là tới một thời điểm nào đó, khung thân và động cơ của An-26 sẽ không thể tiếp tục sử dụng được nữa. Giải pháp duy nhất lúc đó chỉ là... mua một chiếc máy bay mới. Nguồn ảnh: Flickr.
Chuyến bay cuối cùng của chiếc An-26 cuối cùng trong biên chế Không quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn: Foxcom.