Từ tháng 3/1979, nhiều khí tài quân sự được nhập vào Việt Nam, trong đó có máy bay vận tải An-26 của Liên Xô. Ngày 16/4/1979, Quân chủng PK-KQ nhận nhiệm vụ tổ chức tiếp nhận máy bay An-26 và chỉ đạo Xưởng A41 tổ chức đoàn cán bộ nhân viên sang Liên Xô, đào tạo quy trình bảo dưỡng kỹ thuật máy bay An-26.Đầu tháng 8/1979, đoàn chuyển loại của A41 gồm 27 người sang Liên Xô. Lý thuyết học tại TP. Kirovohrad (nay là Học viện bay Kirovohrad của Đại học Hàng không Quốc gia, Ukraina), thực hành tại trường không quân Krasnodar (nay là Học viện không quân Krasnodar, Liên bang Nga).Đến đầu 1980, nguồn vật tư kỹ thuật của máy bay Mỹ, thu được sau ngày 30/4/1975 cạn kiệt, các máy bay đã quá hạn tổng kiểm nhiều lần, trong khi nhu cầu chi viện hỏa lực của bộ đội trên chiến trường Campuchia ngày càng cao. Quá bức bách, quân chủng phải ký quyết định tăng hạn sử dụng cho hai máy bay vận tải C-130 số 04 và 05 thêm 6 tháng.Trong cái khó ló cái khôn, những cán bộ kỹ thuật không quân nảy ra ý tưởng “Tại sao không cải tiến vận tải cơ An-26 thành máy bay ném bom?”. Tháng 6/1980, quân chủng giao nhiệm vụ cho A41 nghiên cứu, cải tiến máy bay An-26 chuyên vận tải thành máy bay ném bom.Nhiều sáng kiến được đưa ra, cuối cùng phương án trang bị bom MK-81, MK-82 của Mỹ lên máy bay An-26 của kỹ sư Nguyễn Hữu Sửu và trợ lý Viện Kỹ thuật không quân Nguyễn Kim Khôi được thông qua. Các phương án cải tiến được đưa ra: Lắp bom vào giá treo ngoài máy bay; lắp bom vào khoang chở hàng…Cấp trên đã duyệt phương án lắp bom vào khoang chở hàng và chiếc An-26 số 261 được đưa vào cải tiến đầu tiên. Chỉ sợ bom Mỹ không tương thích với máy bay Liên Xô. Biết là có thể nguy hiểm đến tính mạng, nhưng không còn cách nào khác vì lúc ấy ta hết máy bay ném bom, trong khi yêu cầu của chiến trường đòi hỏi cấp bách.Từ năm 1981 - 1984, tàn quân Fulro ở Tây nguyên bị truy quét mạnh, nên rút vào vùng rừng núi hiểm trở, lập căn cứ hoạt động, câu kết với tàn quân Khmer Đỏ tiếp tục hoạt động. Lực lượng bộ binh của ta đã tìm mọi cách tiếp cận bằng đường bộ nhưng không thể truy quét hết được.Đầu tháng 3/1984, Bộ Tổng tham mưu lệnh cho không quân sử dụng máy bay ném bom của trung đoàn 918, chi viện cho bộ binh quân khu 5 đánh phá căn cứ Fulro. Các phi công An-26 đã có kinh nghiệm thực hành ném bom, có trình độ bay chiến đấu trong đội hình ban ngày.Sáng 9/3/1984, biên đội 8 máy bay ném bom An-26, 7 chiếc mang bom trực tiếp đánh phá mục tiêu, chiếc thứ 8 chuyển tiếp liên lạc trên không, của trung đoàn 918 do trung đoàn trưởng Nguyễn Xuân Hiển trực tiếp chỉ huy đã cất cánh từ Tân Sơn Nhất đến mục tiêu, thả bom diệt gọn căn cứ Fulro.Từ mùa mưa 1980, quân tình nguyện Việt Nam mở nhiều đợt truy quét tàn quân Khmer Đỏ. Các trận đánh đã làm tăng nhanh số thương binh nặng, nên Bộ quốc phòng yêu cầu dùng máy bay An-26 vận chuyển thương binh từ Campuchia về sân bay Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng và chở quân tình nguyện sang Campuchia.Trung đoàn 918 đã tổ chức bay 2-4 chuyến/tuần, góp phần cứu chữa hàng nghìn thương bệnh binh, làm giảm thương vong đáng kể và bổ sung quân số kịp thời cho các mặt trận.Từ chiến thắng trận đầu của máy bay An-26, trong tháng 3/1984, các biên đội An-26 của trung đoàn 918, đã đánh bom các căn cứ Fulro ở mặt trận 579, xóa sổ sư đoàn 920 Khmer Đỏ, căn cứ đầu não của quân khu Đông bắc tại rừng núi tỉnh Kratié, tây bắc Biển Hồ, Kampong Thom...Trong suốt thời gian quân tình nguyện Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia, máy bay An-26 của trung đoàn 918 không chỉ chuyển quân, cứu thương, chở vũ khí, trang thiết bị... mà còn đánh bom phá MK-81 và bom bi CBU tiêu diệt nhiều căn cứ đầu não, triệt phá các nguồn dự trữ vũ khí, lương thực thực phẩm của quân Khmer Đỏ.Rất nhiều lần An-26 đánh vào khu vực Núi Chi, vùng rừng núi hiểm trở gần biên giới Thái Lan, nơi Khmer Đỏ xây dựng tuyến phòng thủ khá vững chắc từ tháng 1/1979 và tổ chức khai thác vàng lấy tiền mua vũ khí. Ngày 27/4/1984, trung đoàn 918 sử dụng 4 máy bay An-26 bay từ Biên Hòa thả bom, phá hủy căn cứ.Tháng 9/1985 chúng từng bước tổ chức lại việc khai thác và xây dựng Núi Chi thành căn cứ lớn. Sáng 22/9/1985, biên đội 4 chiếc An-26 mang bom MK-81, bom bi CBU-49 bay theo đường Biên Hòa-Krache-Cù Lao Preng, đánh bom vào Núi Chi từ độ cao 3.500 m. Ngay sau khi An-26 đánh bom, bộ binh Quân khu 7 ồ ạt tiến công làm chủ trận địa.Có lần ném, giá bom bi CBU bằng gỗ rơi theo, làm ảnh hưởng một số bộ phận sau đuôi. Chuyên gia Liên Xô qua kiểm tra, lắc đầu “Chỉ bộ đội Việt Nam mới làm được điều này”. Trong những năm 1979-1988, những trận đánh bom của không quân vận tải là nỗi khiếp sợ của lính Polpot và cứ thấy máy bay vận tải An-26 là chúng bỏ chạy, gọi đó là... "B-52 của quân đội Việt Nam". Nguồn ảnh: TL. Chuyến bay cuối cùng của máy bay vận tải An-26 trong biên chế Không quân Việt Nam trước khi được cho nghỉ hưu vì hết niên hạn.
Từ tháng 3/1979, nhiều khí tài quân sự được nhập vào Việt Nam, trong đó có máy bay vận tải An-26 của Liên Xô. Ngày 16/4/1979, Quân chủng PK-KQ nhận nhiệm vụ tổ chức tiếp nhận máy bay An-26 và chỉ đạo Xưởng A41 tổ chức đoàn cán bộ nhân viên sang Liên Xô, đào tạo quy trình bảo dưỡng kỹ thuật máy bay An-26.
Đầu tháng 8/1979, đoàn chuyển loại của A41 gồm 27 người sang Liên Xô. Lý thuyết học tại TP. Kirovohrad (nay là Học viện bay Kirovohrad của Đại học Hàng không Quốc gia, Ukraina), thực hành tại trường không quân Krasnodar (nay là Học viện không quân Krasnodar, Liên bang Nga).
Đến đầu 1980, nguồn vật tư kỹ thuật của máy bay Mỹ, thu được sau ngày 30/4/1975 cạn kiệt, các máy bay đã quá hạn tổng kiểm nhiều lần, trong khi nhu cầu chi viện hỏa lực của bộ đội trên chiến trường Campuchia ngày càng cao. Quá bức bách, quân chủng phải ký quyết định tăng hạn sử dụng cho hai máy bay vận tải C-130 số 04 và 05 thêm 6 tháng.
Trong cái khó ló cái khôn, những cán bộ kỹ thuật không quân nảy ra ý tưởng “Tại sao không cải tiến vận tải cơ An-26 thành máy bay ném bom?”. Tháng 6/1980, quân chủng giao nhiệm vụ cho A41 nghiên cứu, cải tiến máy bay An-26 chuyên vận tải thành máy bay ném bom.
Nhiều sáng kiến được đưa ra, cuối cùng phương án trang bị bom MK-81, MK-82 của Mỹ lên máy bay An-26 của kỹ sư Nguyễn Hữu Sửu và trợ lý Viện Kỹ thuật không quân Nguyễn Kim Khôi được thông qua. Các phương án cải tiến được đưa ra: Lắp bom vào giá treo ngoài máy bay; lắp bom vào khoang chở hàng…
Cấp trên đã duyệt phương án lắp bom vào khoang chở hàng và chiếc An-26 số 261 được đưa vào cải tiến đầu tiên. Chỉ sợ bom Mỹ không tương thích với máy bay Liên Xô. Biết là có thể nguy hiểm đến tính mạng, nhưng không còn cách nào khác vì lúc ấy ta hết máy bay ném bom, trong khi yêu cầu của chiến trường đòi hỏi cấp bách.
Từ năm 1981 - 1984, tàn quân Fulro ở Tây nguyên bị truy quét mạnh, nên rút vào vùng rừng núi hiểm trở, lập căn cứ hoạt động, câu kết với tàn quân Khmer Đỏ tiếp tục hoạt động. Lực lượng bộ binh của ta đã tìm mọi cách tiếp cận bằng đường bộ nhưng không thể truy quét hết được.
Đầu tháng 3/1984, Bộ Tổng tham mưu lệnh cho không quân sử dụng máy bay ném bom của trung đoàn 918, chi viện cho bộ binh quân khu 5 đánh phá căn cứ Fulro. Các phi công An-26 đã có kinh nghiệm thực hành ném bom, có trình độ bay chiến đấu trong đội hình ban ngày.
Sáng 9/3/1984, biên đội 8 máy bay ném bom An-26, 7 chiếc mang bom trực tiếp đánh phá mục tiêu, chiếc thứ 8 chuyển tiếp liên lạc trên không, của trung đoàn 918 do trung đoàn trưởng Nguyễn Xuân Hiển trực tiếp chỉ huy đã cất cánh từ Tân Sơn Nhất đến mục tiêu, thả bom diệt gọn căn cứ Fulro.
Từ mùa mưa 1980, quân tình nguyện Việt Nam mở nhiều đợt truy quét tàn quân Khmer Đỏ. Các trận đánh đã làm tăng nhanh số thương binh nặng, nên Bộ quốc phòng yêu cầu dùng máy bay An-26 vận chuyển thương binh từ Campuchia về sân bay Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng và chở quân tình nguyện sang Campuchia.
Trung đoàn 918 đã tổ chức bay 2-4 chuyến/tuần, góp phần cứu chữa hàng nghìn thương bệnh binh, làm giảm thương vong đáng kể và bổ sung quân số kịp thời cho các mặt trận.
Từ chiến thắng trận đầu của máy bay An-26, trong tháng 3/1984, các biên đội An-26 của trung đoàn 918, đã đánh bom các căn cứ Fulro ở mặt trận 579, xóa sổ sư đoàn 920 Khmer Đỏ, căn cứ đầu não của quân khu Đông bắc tại rừng núi tỉnh Kratié, tây bắc Biển Hồ, Kampong Thom...
Trong suốt thời gian quân tình nguyện Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia, máy bay An-26 của trung đoàn 918 không chỉ chuyển quân, cứu thương, chở vũ khí, trang thiết bị... mà còn đánh bom phá MK-81 và bom bi CBU tiêu diệt nhiều căn cứ đầu não, triệt phá các nguồn dự trữ vũ khí, lương thực thực phẩm của quân Khmer Đỏ.
Rất nhiều lần An-26 đánh vào khu vực Núi Chi, vùng rừng núi hiểm trở gần biên giới Thái Lan, nơi Khmer Đỏ xây dựng tuyến phòng thủ khá vững chắc từ tháng 1/1979 và tổ chức khai thác vàng lấy tiền mua vũ khí. Ngày 27/4/1984, trung đoàn 918 sử dụng 4 máy bay An-26 bay từ Biên Hòa thả bom, phá hủy căn cứ.
Tháng 9/1985 chúng từng bước tổ chức lại việc khai thác và xây dựng Núi Chi thành căn cứ lớn. Sáng 22/9/1985, biên đội 4 chiếc An-26 mang bom MK-81, bom bi CBU-49 bay theo đường Biên Hòa-Krache-Cù Lao Preng, đánh bom vào Núi Chi từ độ cao 3.500 m. Ngay sau khi An-26 đánh bom, bộ binh Quân khu 7 ồ ạt tiến công làm chủ trận địa.
Có lần ném, giá bom bi CBU bằng gỗ rơi theo, làm ảnh hưởng một số bộ phận sau đuôi. Chuyên gia Liên Xô qua kiểm tra, lắc đầu “Chỉ bộ đội Việt Nam mới làm được điều này”. Trong những năm 1979-1988, những trận đánh bom của không quân vận tải là nỗi khiếp sợ của lính Polpot và cứ thấy máy bay vận tải An-26 là chúng bỏ chạy, gọi đó là... "B-52 của quân đội Việt Nam". Nguồn ảnh: TL.
Chuyến bay cuối cùng của máy bay vận tải An-26 trong biên chế Không quân Việt Nam trước khi được cho nghỉ hưu vì hết niên hạn.