Ra đời từ năm 1969, máy bay vận tải Antonov An-26 hay còn có cái tên Curl theo như định danh của NATO là loại máy bay vận tải hạng nhẹ hai động cơ cánh quạt được Liên Xô sản xuất. Nguồn ảnh: Airliners.Loại máy bay này từng là ngựa thồ lớn nhất, khoẻ nhất của Không quân Việt Nam. Nhiệm vụ của vận tải cơ An-26 trong biên chế của quân đội ta chủ yếu là vận tải hàng hoá. Nguồn ảnh: Airliners.Mặc dù vậy, An-26 cũng từng được đảm nhận nhiệm vụ là một máy bay ném bom. Kỳ tích này được Việt Nam thực hiện trong quá khứ khi chúng ta "bí" máy bay ném bom ở mặt trận Campuchia. Nguồn ảnh: Airliners.Thậm chí, An-26 cũng từng được chúng ta sử dụng như máy bay chuyển tiếp thông tin chỉ huy trên không. Nguồn ảnh: Airliners.Kỳ tích của AN-26 trong biên chế Không quân Việt Nam đã kết thúc cách đây vài năm, chiếc cuối cùng được chúng ta cho về hưu mang số hiệu 267. Nguồn ảnh: Airliners.Các máy bay An-26 bị cho về hưu do chúng đã quá tuổi đời phục vụ. Mặc dù Việt Nam rất nỗ lực nâng cấp, sửa chữa nhưng tuổi đời động cơ đã quá cao. Nguồn ảnh: Airliners.Để đảm bảo an toàn bay, toàn bộ dàn máy bay vận tải "đa năng" của Không quân Việt Nam đều phải được cho về hưu. Trong quá khứ, toàn bộ máy bay An-26 của chúng ta đều từng phục vụ trong biên chế Lữ đoàn Không quân Vận tải 918 đóng tại Gia Lâm. Nguồn ảnh: Airliners.Tổng cộng trong giai đoạn từ năm 1981 tới năm 1984, Việt Nam đã nhận 48 chiếc máy bay vận tải An-26 từ phía Liên Xô. Nguồn ảnh: Airliners.Nguyên bản của nhà sản xuất, An-26 có kíp lái tối thiểu 4 người, dài 23,8 mét, cánh rộng 29,2 mét. Trọng lượng rỗng của máy bay 15 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 24 tấn. Nguồn ảnh: Airliners.Máy bay có khả năng bay với tốc độ 540 km/h, trần bay 7,5 km và tầm bay tối đa 2550 km khi bay rỗng hoặc 900 km khi mang đầy tải (5,5 tấn hàng hoá). Nguồn ảnh: Airliners.Trong quá khứ, chúng ta đã cải biên máy bay An-26 thành máy bay ném bom để phục vụ ở chiến trường Campuchia. Nguồn ảnh: TL.Đây là công việc hết sức khó khăn vì số lượng bom đặt trong máy bay phải cân đối, không được làm lệch trọng tâm của máy bay. Máy bay vận tải cũng khác máy bay ném bom ở chỗ máy bay vận tải không được thiết kế để "dỡ tải" khi đang bay như máy bay ném bom. Nguồn ảnh: TL.Tuy nhiên bằng sự sáng tạo, chúng ta đã chế tạo thành công và sử dụng loại "B-52 made in Việt Nam" này ở chiến trường Campuchia, gây kinh hãi cho quân đội Khmer Đỏ. Nguồn ảnh: TL. Mời độc giả xem Video: An-26 tới nay vẫn chạy tốt ở một vài quốc gia.
Ra đời từ năm 1969, máy bay vận tải Antonov An-26 hay còn có cái tên Curl theo như định danh của NATO là loại máy bay vận tải hạng nhẹ hai động cơ cánh quạt được Liên Xô sản xuất. Nguồn ảnh: Airliners.
Loại máy bay này từng là ngựa thồ lớn nhất, khoẻ nhất của Không quân Việt Nam. Nhiệm vụ của vận tải cơ An-26 trong biên chế của quân đội ta chủ yếu là vận tải hàng hoá. Nguồn ảnh: Airliners.
Mặc dù vậy, An-26 cũng từng được đảm nhận nhiệm vụ là một máy bay ném bom. Kỳ tích này được Việt Nam thực hiện trong quá khứ khi chúng ta "bí" máy bay ném bom ở mặt trận Campuchia. Nguồn ảnh: Airliners.
Thậm chí, An-26 cũng từng được chúng ta sử dụng như máy bay chuyển tiếp thông tin chỉ huy trên không. Nguồn ảnh: Airliners.
Kỳ tích của AN-26 trong biên chế Không quân Việt Nam đã kết thúc cách đây vài năm, chiếc cuối cùng được chúng ta cho về hưu mang số hiệu 267. Nguồn ảnh: Airliners.
Các máy bay An-26 bị cho về hưu do chúng đã quá tuổi đời phục vụ. Mặc dù Việt Nam rất nỗ lực nâng cấp, sửa chữa nhưng tuổi đời động cơ đã quá cao. Nguồn ảnh: Airliners.
Để đảm bảo an toàn bay, toàn bộ dàn máy bay vận tải "đa năng" của Không quân Việt Nam đều phải được cho về hưu. Trong quá khứ, toàn bộ máy bay An-26 của chúng ta đều từng phục vụ trong biên chế Lữ đoàn Không quân Vận tải 918 đóng tại Gia Lâm. Nguồn ảnh: Airliners.
Tổng cộng trong giai đoạn từ năm 1981 tới năm 1984, Việt Nam đã nhận 48 chiếc máy bay vận tải An-26 từ phía Liên Xô. Nguồn ảnh: Airliners.
Nguyên bản của nhà sản xuất, An-26 có kíp lái tối thiểu 4 người, dài 23,8 mét, cánh rộng 29,2 mét. Trọng lượng rỗng của máy bay 15 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 24 tấn. Nguồn ảnh: Airliners.
Máy bay có khả năng bay với tốc độ 540 km/h, trần bay 7,5 km và tầm bay tối đa 2550 km khi bay rỗng hoặc 900 km khi mang đầy tải (5,5 tấn hàng hoá). Nguồn ảnh: Airliners.
Trong quá khứ, chúng ta đã cải biên máy bay An-26 thành máy bay ném bom để phục vụ ở chiến trường Campuchia. Nguồn ảnh: TL.
Đây là công việc hết sức khó khăn vì số lượng bom đặt trong máy bay phải cân đối, không được làm lệch trọng tâm của máy bay. Máy bay vận tải cũng khác máy bay ném bom ở chỗ máy bay vận tải không được thiết kế để "dỡ tải" khi đang bay như máy bay ném bom. Nguồn ảnh: TL.
Tuy nhiên bằng sự sáng tạo, chúng ta đã chế tạo thành công và sử dụng loại "B-52 made in Việt Nam" này ở chiến trường Campuchia, gây kinh hãi cho quân đội Khmer Đỏ. Nguồn ảnh: TL.
Mời độc giả xem Video: An-26 tới nay vẫn chạy tốt ở một vài quốc gia.